T
T$
Guest
Trong bối cảnh nền công nghiệp Điện ảnh Hàn Quốc hiện đại xuất hiện rất nhiều siêu phẩm hoành tráng, với những cuộc chạy đua bằng kỹ thuật điện ảnh, nội dung giả tưởng thì phim của Đạo diễn Lee Chang Dong dường như chỉ đơn thuần là một “gã chậm chân” và “kẻ lạc hậu”, ngẩn ngơ đứng giữa chốn phồn hoa nhưng vẫn toát lên một sức hút lạ kỳ.
Xét ở góc độ nghệ thuật và chất lượng tác phẩm của mình, Lee Chang Dong xứng đáng được đứng trong hàng ngũ những Đạo diễn hàng đầu của thời kì đổi mới. Không màu mè và kiểu cách, phim của Lee Chang Dong đưa khán giả vào những cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc, thông qua những đau thương của nhân vật và của chính bản thân mỗi khán giả khi đối diện với câu chuyện trên phim.
1. Ngã rẽ sự nghiệp
Sinh năm 1954, cho đến khi 43 tuổi, Lee Chang Dong mới thực sự trở thành đạo diễn. Năm 1981, sau khi tốt nghiệp ngành Văn học Hàn Quốc tại trường Đại học Quốc gia Kyung Buk, Lee trở thành “anh giáo” ngữ văn tại một trường trung học bình dân. Công việc bình dị và an nhàn này cho phép Lee có thời gian để chiêm nghiệm nhiều hơn, đánh giá sâu sắc hơn những khía cạnh của cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết Chonri ra đời năm 1983 là kết quả của quãng thời gian ấy, đánh dấu việc Lee trở thành một tiểu thuyết gia nhiều triển vọng.
Cảnh trong Secret sunshine
Gắn những suy nghĩ, cuộc đời của mình trên con đường văn chương, nhưng không phải đường đột mà Lee đến với nghệ thuật thứ 7. Thuở còn trong trường đại học, Lee tham gia sáng tác kịch bản cho các vở kịch và cũng đôi lần trổ tài đạo diễn. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ tham gia khoá học nào về điện ảnh. Hai năm 1993 và 1995, Lee cho ra đời hai kịch bản phim To the Starry Island và A single Spark, nhận được nhiều lời khen ngợi từ những người trong ngành. Đây là động lực để ông bắt tay vào thực hiện tác phẩm đầu tay Green Fish năm 1997. Bộ phim dành giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế Vancouver, thể hiện sự phê phán xã hội Hàn Quốc thông qua cái nhìn của một thanh niên bị vướng vào thế giới ngầm.
Tính đến thời điểm hiện tại, gia tài của Lee Chang Dong chỉ mới vẻn vẹn có 5 tác phẩm. Nhưng 5 tác phẩm ấy và bản thân Lee, chưa bao giờ làm thất vọng giới phê bình cũng như khán giả hâm mộ điện ảnh ở cả trong và ngoài nước…
2. “Hữu xạ tự nhiên hương”
Năm 1999, Lee cho ra mắt bộ phim Peppermint Candy với diễn xuất của Seol Kyung Gu, nhận được vô số những lời khen ngợi từ giới phê bình không chỉ bởi kịch bản xuất sắc, mà còn ở cách kể chuyện ngược thời gian thú vị của nhân vật trước và sau 20 năm. Bộ phim được chọn trình chiếu trong lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Pusan, dành 2 giải thưởng Grand Bell cho Đạo diễn và Bộ phim xuất sắc nhất.
Các tác phẩm tiếp theo của Lee, dù không hề thông qua các chiến dịch quảng bá rầm rộ, vẫn được công chúng và giới phê bình đón nhận nhiệt liệt. Hai bộ phim: Oasis (2002), Secret Sunshine (2007) đã đem về cho Lee giải thưởng đặc biệt dành cho đạo diễn tại Liên hoan phim Venice, giải đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim châu Á…Đặc biệt, với sự xuất thần của mình trong vai người thiếu phụ bất hạnh trong Secret Sunshine, nữ diễn viên Jeon Do Yeon đã dành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất – ngôi vị ảnh hậu đầu tiên của Hàn Quốc có được tại Cannes.
Năm 2010, bộ phim Poetry do Lee Chang Dong sản xuất, dành giải kịch bản xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 63 gây ngỡ ngàng cho không ít khán giả Hàn Quốc khi họ quá kỳ vọng vào nhiều bộ phim đình đám khác. Ngoài ra, bộ phim cũng nhận được những lời ca tụng dành cho diễn xuất của nữ diễn viên kỳ cựu Yoon Jeong Hee sau rất nhiều năm vắng bóng trên màn ảnh lớn, chuyên tâm thể hiện những vai hài hước trong phim truyền hình.
3. Hành trình kiếm tìm hạnh phúc
Có thể nói, ngày nay, rất ít đạo diễn làm phim theo cái cách mà Lee Chang Dong đang làm. Trong các tác phẩm của mình, ông phản ánh những góc tối của xã hội Hàn Quốc, những người tàn tật, những thằng bé tội phạm, những nạn nhân…một cách trực diện và thẳng thắn. Với xã hội, dường như họ là kẻ lạc lõng. Với bản thân, họ là người nghi hoặc, không biết lý do của sự tồn tại và mơ hồ về hạnh phúc…
Theo nhiều cách nghĩ, đó có lẽ là sự lạc hậu so với công nghiệp làm phim hiện đại, mà chính bản thân Lee cũng tự trào “Tôi làm mọi thứ đều quá nghiêm túc. Bây giờ thì mấy ai mà thích nổi những kẻ cứng đầu cứ luôn nói về những điều nghiêm túc chứ?”. Thế nhưng chính sự nghiêm túc ấy mới chính là điểm đem lại giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm của Lee.
Tác phẩm gần đây nhất của ông - Poetry là câu chuyện về hành trình tìm kiếm hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống của một bà lão tên Mija, đối mặt với căn bệnh mất trí nhớ và cảm giác tội lỗi khi chính đứa cháu ruột gián tiếp gây ra cái chết cho một nữ sinh.
Những ai đã từng tiếp xúc với tác phẩm của Lee Chang Dong hẳn không quá ngạc nhiên với kiểu nhân vật như Mija. Ông thường hứng thú với những con người giống như kẻ đứng ngoài lề xã hội, không ai ngó ngàng tới.
Lee Chang Dong và diễn viên Yoon Jeong Hee trên phim trường Poetry
Bắt đầu từ những nhân vật nam trong Green Fish và Peppermint Candy, rồi đến cặp đôi lãng mạn trong Oasis, người mẹ độc thân trong Secret Sunshine và giờ là kẻ vô hình, một bà lão già cả trong Poetry.
Cách thể hiện khác biệt gần như khiến các tác phẩm của Lee Chang Dong được xếp vào dạng “không theo một công thức thể loại nào”. Bản năng thuật lại câu chuyện một cách rõ ràng của ông và sự phê bình sắc sảo về hiện thực xã hội được phản ánh một cách khá nhẹ nhàng. Thông qua thực tế cuộc sống và những nhân vật không hoàn hảo, phim của Lee đề cao chủ nghĩa nhân đạo, là sự bao bọc những vẻ đẹp cao quý và có phần bi kịch của những con người khiếm khuyết.
Một cảnh trong Secret sunshine
Bến bờ hạnh phúc mà bà lão Mija tìm kiếm trong Poetry có phần nào tương đồng với con đường đi tìm lẽ sống của nhân vật nữ chính trong Secret Sunshine, khi họ cùng trải qua những nỗi đau và dường như tuyệt vọng trong việc tồn tại. “Tôi không rõ sự đau đớn có đẹp đẽ hay không, nhưng tôi luôn trăn trở hạnh phúc sẽ là gì nếu không có những tổn thương?
...Chúng ta kiếm tìm sự hoàn mĩ, chỉ đơn giản bởi thực tại không bao giờ là hoàn mĩ ” – Với quan điểm nhân văn rõ ràng này, chắc chắn, trong tương lai, Lee Chang Dong sẽ tiếp tục cho ra đời những tác phẩm xuất sắc làm rạng danh điện ảnh xứ sở Kim chi.
Diệp Lục/TGDA
Xét ở góc độ nghệ thuật và chất lượng tác phẩm của mình, Lee Chang Dong xứng đáng được đứng trong hàng ngũ những Đạo diễn hàng đầu của thời kì đổi mới. Không màu mè và kiểu cách, phim của Lee Chang Dong đưa khán giả vào những cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc, thông qua những đau thương của nhân vật và của chính bản thân mỗi khán giả khi đối diện với câu chuyện trên phim.
1. Ngã rẽ sự nghiệp
Sinh năm 1954, cho đến khi 43 tuổi, Lee Chang Dong mới thực sự trở thành đạo diễn. Năm 1981, sau khi tốt nghiệp ngành Văn học Hàn Quốc tại trường Đại học Quốc gia Kyung Buk, Lee trở thành “anh giáo” ngữ văn tại một trường trung học bình dân. Công việc bình dị và an nhàn này cho phép Lee có thời gian để chiêm nghiệm nhiều hơn, đánh giá sâu sắc hơn những khía cạnh của cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết Chonri ra đời năm 1983 là kết quả của quãng thời gian ấy, đánh dấu việc Lee trở thành một tiểu thuyết gia nhiều triển vọng.
Gắn những suy nghĩ, cuộc đời của mình trên con đường văn chương, nhưng không phải đường đột mà Lee đến với nghệ thuật thứ 7. Thuở còn trong trường đại học, Lee tham gia sáng tác kịch bản cho các vở kịch và cũng đôi lần trổ tài đạo diễn. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ tham gia khoá học nào về điện ảnh. Hai năm 1993 và 1995, Lee cho ra đời hai kịch bản phim To the Starry Island và A single Spark, nhận được nhiều lời khen ngợi từ những người trong ngành. Đây là động lực để ông bắt tay vào thực hiện tác phẩm đầu tay Green Fish năm 1997. Bộ phim dành giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế Vancouver, thể hiện sự phê phán xã hội Hàn Quốc thông qua cái nhìn của một thanh niên bị vướng vào thế giới ngầm.
Tính đến thời điểm hiện tại, gia tài của Lee Chang Dong chỉ mới vẻn vẹn có 5 tác phẩm. Nhưng 5 tác phẩm ấy và bản thân Lee, chưa bao giờ làm thất vọng giới phê bình cũng như khán giả hâm mộ điện ảnh ở cả trong và ngoài nước…
2. “Hữu xạ tự nhiên hương”
Năm 1999, Lee cho ra mắt bộ phim Peppermint Candy với diễn xuất của Seol Kyung Gu, nhận được vô số những lời khen ngợi từ giới phê bình không chỉ bởi kịch bản xuất sắc, mà còn ở cách kể chuyện ngược thời gian thú vị của nhân vật trước và sau 20 năm. Bộ phim được chọn trình chiếu trong lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Pusan, dành 2 giải thưởng Grand Bell cho Đạo diễn và Bộ phim xuất sắc nhất.
Các tác phẩm tiếp theo của Lee, dù không hề thông qua các chiến dịch quảng bá rầm rộ, vẫn được công chúng và giới phê bình đón nhận nhiệt liệt. Hai bộ phim: Oasis (2002), Secret Sunshine (2007) đã đem về cho Lee giải thưởng đặc biệt dành cho đạo diễn tại Liên hoan phim Venice, giải đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim châu Á…Đặc biệt, với sự xuất thần của mình trong vai người thiếu phụ bất hạnh trong Secret Sunshine, nữ diễn viên Jeon Do Yeon đã dành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất – ngôi vị ảnh hậu đầu tiên của Hàn Quốc có được tại Cannes.
Năm 2010, bộ phim Poetry do Lee Chang Dong sản xuất, dành giải kịch bản xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 63 gây ngỡ ngàng cho không ít khán giả Hàn Quốc khi họ quá kỳ vọng vào nhiều bộ phim đình đám khác. Ngoài ra, bộ phim cũng nhận được những lời ca tụng dành cho diễn xuất của nữ diễn viên kỳ cựu Yoon Jeong Hee sau rất nhiều năm vắng bóng trên màn ảnh lớn, chuyên tâm thể hiện những vai hài hước trong phim truyền hình.
3. Hành trình kiếm tìm hạnh phúc
Có thể nói, ngày nay, rất ít đạo diễn làm phim theo cái cách mà Lee Chang Dong đang làm. Trong các tác phẩm của mình, ông phản ánh những góc tối của xã hội Hàn Quốc, những người tàn tật, những thằng bé tội phạm, những nạn nhân…một cách trực diện và thẳng thắn. Với xã hội, dường như họ là kẻ lạc lõng. Với bản thân, họ là người nghi hoặc, không biết lý do của sự tồn tại và mơ hồ về hạnh phúc…
Theo nhiều cách nghĩ, đó có lẽ là sự lạc hậu so với công nghiệp làm phim hiện đại, mà chính bản thân Lee cũng tự trào “Tôi làm mọi thứ đều quá nghiêm túc. Bây giờ thì mấy ai mà thích nổi những kẻ cứng đầu cứ luôn nói về những điều nghiêm túc chứ?”. Thế nhưng chính sự nghiêm túc ấy mới chính là điểm đem lại giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm của Lee.
Tác phẩm gần đây nhất của ông - Poetry là câu chuyện về hành trình tìm kiếm hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống của một bà lão tên Mija, đối mặt với căn bệnh mất trí nhớ và cảm giác tội lỗi khi chính đứa cháu ruột gián tiếp gây ra cái chết cho một nữ sinh.
Những ai đã từng tiếp xúc với tác phẩm của Lee Chang Dong hẳn không quá ngạc nhiên với kiểu nhân vật như Mija. Ông thường hứng thú với những con người giống như kẻ đứng ngoài lề xã hội, không ai ngó ngàng tới.
Bắt đầu từ những nhân vật nam trong Green Fish và Peppermint Candy, rồi đến cặp đôi lãng mạn trong Oasis, người mẹ độc thân trong Secret Sunshine và giờ là kẻ vô hình, một bà lão già cả trong Poetry.
Cách thể hiện khác biệt gần như khiến các tác phẩm của Lee Chang Dong được xếp vào dạng “không theo một công thức thể loại nào”. Bản năng thuật lại câu chuyện một cách rõ ràng của ông và sự phê bình sắc sảo về hiện thực xã hội được phản ánh một cách khá nhẹ nhàng. Thông qua thực tế cuộc sống và những nhân vật không hoàn hảo, phim của Lee đề cao chủ nghĩa nhân đạo, là sự bao bọc những vẻ đẹp cao quý và có phần bi kịch của những con người khiếm khuyết.
Bến bờ hạnh phúc mà bà lão Mija tìm kiếm trong Poetry có phần nào tương đồng với con đường đi tìm lẽ sống của nhân vật nữ chính trong Secret Sunshine, khi họ cùng trải qua những nỗi đau và dường như tuyệt vọng trong việc tồn tại. “Tôi không rõ sự đau đớn có đẹp đẽ hay không, nhưng tôi luôn trăn trở hạnh phúc sẽ là gì nếu không có những tổn thương?
...Chúng ta kiếm tìm sự hoàn mĩ, chỉ đơn giản bởi thực tại không bao giờ là hoàn mĩ ” – Với quan điểm nhân văn rõ ràng này, chắc chắn, trong tương lai, Lee Chang Dong sẽ tiếp tục cho ra đời những tác phẩm xuất sắc làm rạng danh điện ảnh xứ sở Kim chi.
Diệp Lục/TGDA