T
T$
Guest
Một thập niên đã qua đi kể từ khi khu đầm lầy Macqaurie trong bang New South Wales lại tràn đầy sinh lực như thế. Một cơn hạn kéo dài đã biến khu đầm lầy trứ danh, cách thành phố Sydney khoảng 650 kilomet phía tây bắc, thành một khu hoang dã đầy bụi bặm.
Tuy nhiên nhiều tháng mưa to đã dần dần đem lại sự hồi sinh cho khu vực. Khu vực này cũng có nhiều loại hoa và nhiều hệ động vật hoang dã, từ những cây khuynh diệp khổng lồ và những loài ếch và bò sát hiếm có tới giống chim có lông màu hồng Cocktatoo và những con vẹt màu hồ thủy.
Bà Debbie Love, một* giới chức đặc trách việc bảo toàn môi trường của* chính quyền bang New South Wales cho biết nước lụt đã biến đổi khu đầm lầy.
Bà nói rằng quang cảnh khu đầm lầy quả thực đã hoàn toàn thay đổi và dường như chúng cũng tỏa ra một không khí hoàn toàn khác. Khi khu vực này khô cằn mọi vật* hầu như không hoạt động, không có nhiều muông thú. Người ta không nghe tiếng ếch hay côn trùng kêu. Đất và không khí khô ran. Nhưng khi* đất trở nên ẩm ướt vạn vật thay đổi thực sự. Không lúc nào bầu không khí nơi này yên tĩnh, lúc nào cũng có tiếng chim gọi đàn, tiếng ếch kêu. Quả là một một sự thay đổi không tưởng tượng.
Không phải khu vực đầm lầy chỉ bị tác động bởi hạn hán, hệ thống tưới tiêu đã ngày càng rút bớt nước từ các sông ở địa phương đưa vào đất canh tác, tác động lâu dài tới muông thú.
Ông Richard Kingsford, giáo sư* về khoa học môi trường tại đại học New South Wales, nói rằng nước mưa đã đem lại nhiều sự phục hồi cần thiết:
“Xét về mặt giảm bớt tác hại tạm thời thì đây là một điều tuyệt vời, theo tôi, đối với các khu vực đầm lầy, thực vật, cá, ếch, rùa và loài chim sống ở vùng sông nước trong vùng MacQuarie. Chắc chắn là khu vực này sẽ không bao giờ trở lại như* thời kỳ trước khi người ta xây những đập nước và phát triển hệ thống sông ngòi.”
Trong khi lụt lội đem lại bất hạnh cho nhiều vùng ở Australia trong mấy tháng qua, thì số lượng lớn nước mưa không ai muốn đó nay đang chảy vào những con sông và đầm lầy đã bị tháo cạn. Các chuyên gia về môi trường cho biết sự lấp tràn này có thể lại là một dự hậu tốt đẹp của sức tàn phá thiên nhiên.
Tuy nhiên nhiều tháng mưa to đã dần dần đem lại sự hồi sinh cho khu vực. Khu vực này cũng có nhiều loại hoa và nhiều hệ động vật hoang dã, từ những cây khuynh diệp khổng lồ và những loài ếch và bò sát hiếm có tới giống chim có lông màu hồng Cocktatoo và những con vẹt màu hồ thủy.
Bà Debbie Love, một* giới chức đặc trách việc bảo toàn môi trường của* chính quyền bang New South Wales cho biết nước lụt đã biến đổi khu đầm lầy.
Bà nói rằng quang cảnh khu đầm lầy quả thực đã hoàn toàn thay đổi và dường như chúng cũng tỏa ra một không khí hoàn toàn khác. Khi khu vực này khô cằn mọi vật* hầu như không hoạt động, không có nhiều muông thú. Người ta không nghe tiếng ếch hay côn trùng kêu. Đất và không khí khô ran. Nhưng khi* đất trở nên ẩm ướt vạn vật thay đổi thực sự. Không lúc nào bầu không khí nơi này yên tĩnh, lúc nào cũng có tiếng chim gọi đàn, tiếng ếch kêu. Quả là một một sự thay đổi không tưởng tượng.
Không phải khu vực đầm lầy chỉ bị tác động bởi hạn hán, hệ thống tưới tiêu đã ngày càng rút bớt nước từ các sông ở địa phương đưa vào đất canh tác, tác động lâu dài tới muông thú.
Ông Richard Kingsford, giáo sư* về khoa học môi trường tại đại học New South Wales, nói rằng nước mưa đã đem lại nhiều sự phục hồi cần thiết:
“Xét về mặt giảm bớt tác hại tạm thời thì đây là một điều tuyệt vời, theo tôi, đối với các khu vực đầm lầy, thực vật, cá, ếch, rùa và loài chim sống ở vùng sông nước trong vùng MacQuarie. Chắc chắn là khu vực này sẽ không bao giờ trở lại như* thời kỳ trước khi người ta xây những đập nước và phát triển hệ thống sông ngòi.”
Trong khi lụt lội đem lại bất hạnh cho nhiều vùng ở Australia trong mấy tháng qua, thì số lượng lớn nước mưa không ai muốn đó nay đang chảy vào những con sông và đầm lầy đã bị tháo cạn. Các chuyên gia về môi trường cho biết sự lấp tràn này có thể lại là một dự hậu tốt đẹp của sức tàn phá thiên nhiên.