[h=2]Có một lão nông không phải đại gia mà vẫn xây cho vợ mình ngôi nhà mồ 1,1 tỷ đồng. Đây là số tiền cả đời lão dành dụm từ những công đất trồng lúa, nuôi tôm của mình.[/h]
Đó là ông Trần Văn Mười Ba (76 tuổi, ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau ), một lão nông khá đặc biệt của vùng đất này.
Ngôi nhà mồ mà ông Ba xây tặng cho vợ.
Ông Ba hiện đang sống trong ngôi nhà tường gần ngôi nhà mồ hoành tráng của vợ mình vừa xây xong chưa được bao lâu. Hằng ngày, ông Ba mắc võng trước hiên nhà, đong đưa phì phèo điếu thuốc để nhìn ngắm công trình của mình. Một công trình để tưởng nhớ tới người vợ quá cố, ông Ba lấy đó là niềm an ủi duy nhất cho mình bây giờ.
Ông Ba chia sẻ: "Vợ tôi mất hồi tháng 4 năm ngoái đến nay cũng đã hơn năm rồi. Trước hai vợ chồng nghèo khổ, con cái nheo nhóc, bà ấy sống sung sướng không được bao lâu. Nay mất rồi tôi muốn bà ấy được yên nghỉ nơi chín suối".
Nói về ngôi nhà mồ bạc tỷ của mình, ông Ba cho biết việc xây dựng khá công phu và phức tạp. Kiến trúc ngôi mộ nói chung là tự tay ông thiết kế và chỉ đạo thợ xây dựng, hơn 3 tháng trời mới xây xong. Về thợ thầy cũng được ông tuyển chọn rất kĩ lưỡng, đó là đội ngũ thợ xây có tay nghề cao nhất vùng này. Còn riêng phần trang trí hoa văn, rồng rắn cho ngôi mộ ông Ba cất công ra tận Quảng Ngãi để tuyển một đội thợ trang trí lành nghề vào đây làm việc, chi phí cho khoản này cũng ngót nghét 70 triệu đồng.
Tâm sự về cuộc đời của mình, ông Ba cho biết mình và vợ có đến 8 người con. 30 năm trước, gia đình ông còn sinh sống ở huyện Năm Căn bằng nghề nuôi tôm rồi sau đó mới chuyển về xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời để sinh sống. Số tiền 1,1 tỷ đồng là cả đời ông tích góp suốt mấy chục năm qua.
"Bao nhiêu năm qua, tôi làm lúa trên 50 công đất nhà, làm không nổi thì cho người ta thuê làm, năm nào cũng để dành được vài chục triệu. Mấy chục năm thắt lưng buộc bụng cộng thêm tiền bán nhà ở dưới Năm Căn, tôi quyết định xây nhà mồ cho vợ yên nghỉ nơi chín suối", ông Ba cho biết.
Đôi mắt ông Ba lim dim nhìn về hướng ngôi mộ hoành tráng, khuôn mặt có vẻ như thỏa mãn, tự hào lắm. Tình cảm vợ chồng không chỉ dừng lại ở những lời nói, ông Ba đã có một công trình để đáng tự hào với đời, với người vợ quá cố của mình. Ngôi mộ rộng hơn 30m2, nằm trong khuôn viên chừng 500m2. Tất cả khu mộ được xây tường rào bao quanh bằng inox sáng choang và cổng chính được xây dựng theo kiến trúc như cổng đình làng tam quan thường thấy trong làng quê Nam Bộ.
Nhắc đến người vợ quá cố của mình, ông Ba ngậm ngùi thương tiếc, ông cho biết năm xưa hai vợ chồng làm lụng vất vả chỉ dành dụm tiền của lo cho con cho cái mà không mấy khi nghĩ đến bản thân mình. Đến khi tuổi già rồi mà vợ ông chưa hưởng thụ được mấy ngày sung sướng. Cứ nghĩ đến điều đó càng làm cho ông xót xa thương vợ. Từ đó ông quyết định gom góp tiền bạc để xây nên ngôi nhà mồ này, mong cho vợ mình có thể mỉm cười nới chín suối.
Còn nhiều ngôi nhà mồ tiền tỷ khác
Nằm cách nhà mồ của vợ ông Ba không bao xa là hàng chục ngôi nhà mồ khác cũng không kém phần nguy nga tráng lệ. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chỉ có mộ của vợ ông Ba là người dân ở ấp Trùm Thuật A xây dựng, còn tất cả những ngôi nhà mồ đồ sộ khác đều là những người dân ở nơi khác đến đây mua đất rồi xây nhà mồ cho người thân.
Lão nông Trần Văn Mười Ba.
Qua quan sát chỉ hơn 1km thuộc trục đường chính xã Khánh Hải (đoạn qua ấp Trùm Thuật A), chúng tôi ghi nhận có đến hàng chục ngôi nhà mồ xây dựng bề thế sang trọng gây chú ý cho những người khách lạ đi đường.
Ở đầu ấp Trùm Thuật A là ngôi nhà mồ của dòng họ Lê Gia được xây dựng theo kiến trúc khá hiện đại. Ngôi mộ rộng khoảng 20m2 và được xây dựng trong khuôn viên hơn 300m2 bề thế. Ngôi nhà mộ được sơn hai màu xanh trắng nhẹ nhàng nhưng khá đặc biệt so với những màu sắc rực rỡ thường thấy ở những ngôi mộ khác. Ba chữ "Lê Gia Mộ" được đặt trên cao ở cổng ra vào nhìn uy nghi như ở một vương phủ xa xôi nào đó.
Cạnh bên nhà mồ của dòng họ Lê Gia là nhà mồ của dòng họ Trần - Lâm cũng không kém phần hoành tráng, cũng xa hoa như một biệt thự của một bậc đại quan. Khi nhắc đến những ngôi mộ hoành tráng ở ấp nghèo này thì không thể không nhắc đến nhà mồ của dòng họ Trần - Đỗ với trị giá 1,7 tỷ đồng. Và cả ngôi nhà mồ của ông Ba dành tặng cho vợ. Hai ngôi nhà mồ này được đánh giá là không thua kém gì những biệt thự xa hoa ở nơi phố thị của những đại gia lắm tiền nhiều của.
Một người dân sống trong mái nhà lụp xụp bên cạnh ngôi mộ hoành tráng có trị giá xây dựng chừng 300 triệu đồng cho biết: "Đây là một trong những ngôi mộ được xây dựng đầu tiên ở đây, vào năm 2009. Vào năm đó mà xây cũng hết 300 triệu đồng rồi đó. Đây là ngôi mộ của một người đàn ông bị bệnh hiểm nghèo mà chết, được vợ thương nhớ xây cho nhà mồ để yên nghỉ. Nghe đâu hai vợ chồng này không phải người ở đây mà ở tận Sông Đốc. ".
Cũng theo lời người dân này cho biết thì những ngôi nhà mồ này đa số là của những chủ thuyền, chủ ghe ở những vùng khác lên đây mua đất rồi xây nhà mồ, lâu dần mới trở thành trào lưu như vậy. Những thương nhân này ban đầu mua đất chỉ nói là để xây nhà để ở nhưng rồi sau đó những ngôi nhà mồ tiền tỷ thay nhau mọc lên.
Theo Người Đưa Tin
Đó là ông Trần Văn Mười Ba (76 tuổi, ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau ), một lão nông khá đặc biệt của vùng đất này.
Ngôi nhà mồ mà ông Ba xây tặng cho vợ.
Ông Ba hiện đang sống trong ngôi nhà tường gần ngôi nhà mồ hoành tráng của vợ mình vừa xây xong chưa được bao lâu. Hằng ngày, ông Ba mắc võng trước hiên nhà, đong đưa phì phèo điếu thuốc để nhìn ngắm công trình của mình. Một công trình để tưởng nhớ tới người vợ quá cố, ông Ba lấy đó là niềm an ủi duy nhất cho mình bây giờ.
Ông Ba chia sẻ: "Vợ tôi mất hồi tháng 4 năm ngoái đến nay cũng đã hơn năm rồi. Trước hai vợ chồng nghèo khổ, con cái nheo nhóc, bà ấy sống sung sướng không được bao lâu. Nay mất rồi tôi muốn bà ấy được yên nghỉ nơi chín suối".
Nói về ngôi nhà mồ bạc tỷ của mình, ông Ba cho biết việc xây dựng khá công phu và phức tạp. Kiến trúc ngôi mộ nói chung là tự tay ông thiết kế và chỉ đạo thợ xây dựng, hơn 3 tháng trời mới xây xong. Về thợ thầy cũng được ông tuyển chọn rất kĩ lưỡng, đó là đội ngũ thợ xây có tay nghề cao nhất vùng này. Còn riêng phần trang trí hoa văn, rồng rắn cho ngôi mộ ông Ba cất công ra tận Quảng Ngãi để tuyển một đội thợ trang trí lành nghề vào đây làm việc, chi phí cho khoản này cũng ngót nghét 70 triệu đồng.
Tâm sự về cuộc đời của mình, ông Ba cho biết mình và vợ có đến 8 người con. 30 năm trước, gia đình ông còn sinh sống ở huyện Năm Căn bằng nghề nuôi tôm rồi sau đó mới chuyển về xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời để sinh sống. Số tiền 1,1 tỷ đồng là cả đời ông tích góp suốt mấy chục năm qua.
"Bao nhiêu năm qua, tôi làm lúa trên 50 công đất nhà, làm không nổi thì cho người ta thuê làm, năm nào cũng để dành được vài chục triệu. Mấy chục năm thắt lưng buộc bụng cộng thêm tiền bán nhà ở dưới Năm Căn, tôi quyết định xây nhà mồ cho vợ yên nghỉ nơi chín suối", ông Ba cho biết.
Đôi mắt ông Ba lim dim nhìn về hướng ngôi mộ hoành tráng, khuôn mặt có vẻ như thỏa mãn, tự hào lắm. Tình cảm vợ chồng không chỉ dừng lại ở những lời nói, ông Ba đã có một công trình để đáng tự hào với đời, với người vợ quá cố của mình. Ngôi mộ rộng hơn 30m2, nằm trong khuôn viên chừng 500m2. Tất cả khu mộ được xây tường rào bao quanh bằng inox sáng choang và cổng chính được xây dựng theo kiến trúc như cổng đình làng tam quan thường thấy trong làng quê Nam Bộ.
Nhắc đến người vợ quá cố của mình, ông Ba ngậm ngùi thương tiếc, ông cho biết năm xưa hai vợ chồng làm lụng vất vả chỉ dành dụm tiền của lo cho con cho cái mà không mấy khi nghĩ đến bản thân mình. Đến khi tuổi già rồi mà vợ ông chưa hưởng thụ được mấy ngày sung sướng. Cứ nghĩ đến điều đó càng làm cho ông xót xa thương vợ. Từ đó ông quyết định gom góp tiền bạc để xây nên ngôi nhà mồ này, mong cho vợ mình có thể mỉm cười nới chín suối.
Còn nhiều ngôi nhà mồ tiền tỷ khác
Nằm cách nhà mồ của vợ ông Ba không bao xa là hàng chục ngôi nhà mồ khác cũng không kém phần nguy nga tráng lệ. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chỉ có mộ của vợ ông Ba là người dân ở ấp Trùm Thuật A xây dựng, còn tất cả những ngôi nhà mồ đồ sộ khác đều là những người dân ở nơi khác đến đây mua đất rồi xây nhà mồ cho người thân.
Lão nông Trần Văn Mười Ba.
Qua quan sát chỉ hơn 1km thuộc trục đường chính xã Khánh Hải (đoạn qua ấp Trùm Thuật A), chúng tôi ghi nhận có đến hàng chục ngôi nhà mồ xây dựng bề thế sang trọng gây chú ý cho những người khách lạ đi đường.
Ở đầu ấp Trùm Thuật A là ngôi nhà mồ của dòng họ Lê Gia được xây dựng theo kiến trúc khá hiện đại. Ngôi mộ rộng khoảng 20m2 và được xây dựng trong khuôn viên hơn 300m2 bề thế. Ngôi nhà mộ được sơn hai màu xanh trắng nhẹ nhàng nhưng khá đặc biệt so với những màu sắc rực rỡ thường thấy ở những ngôi mộ khác. Ba chữ "Lê Gia Mộ" được đặt trên cao ở cổng ra vào nhìn uy nghi như ở một vương phủ xa xôi nào đó.
Cạnh bên nhà mồ của dòng họ Lê Gia là nhà mồ của dòng họ Trần - Lâm cũng không kém phần hoành tráng, cũng xa hoa như một biệt thự của một bậc đại quan. Khi nhắc đến những ngôi mộ hoành tráng ở ấp nghèo này thì không thể không nhắc đến nhà mồ của dòng họ Trần - Đỗ với trị giá 1,7 tỷ đồng. Và cả ngôi nhà mồ của ông Ba dành tặng cho vợ. Hai ngôi nhà mồ này được đánh giá là không thua kém gì những biệt thự xa hoa ở nơi phố thị của những đại gia lắm tiền nhiều của.
Một người dân sống trong mái nhà lụp xụp bên cạnh ngôi mộ hoành tráng có trị giá xây dựng chừng 300 triệu đồng cho biết: "Đây là một trong những ngôi mộ được xây dựng đầu tiên ở đây, vào năm 2009. Vào năm đó mà xây cũng hết 300 triệu đồng rồi đó. Đây là ngôi mộ của một người đàn ông bị bệnh hiểm nghèo mà chết, được vợ thương nhớ xây cho nhà mồ để yên nghỉ. Nghe đâu hai vợ chồng này không phải người ở đây mà ở tận Sông Đốc. ".
Cũng theo lời người dân này cho biết thì những ngôi nhà mồ này đa số là của những chủ thuyền, chủ ghe ở những vùng khác lên đây mua đất rồi xây nhà mồ, lâu dần mới trở thành trào lưu như vậy. Những thương nhân này ban đầu mua đất chỉ nói là để xây nhà để ở nhưng rồi sau đó những ngôi nhà mồ tiền tỷ thay nhau mọc lên.
Theo Người Đưa Tin