Người ra kẻ vào vẫn tấp nập nhưng dường như tại phòng khám phá thai K nằm trên đường Giải Phóng chỉ có ngôn ngữ cử chỉ là phổ biến.
Sự đau đớn sau phẫu thuật, và sự tiếc nuối khi tất cả đã muộn
Trong ca trực của một y tá tại đây, đếm sơ qua cũng đã có 3 – 4 ca nạo phá thai đồng nghĩa với 3 – 4 sinh linh vừa bị tước đi quyền sống.
Khi trên đường phố thưa dần bóng người qua lại, chỉ còn tiếng chổi quét rác loẹt quẹt trong đêm, vài tiếng còi xe kéo vội, bóng đèn cao áp dường như cũng mờ đi bởi sự bao phủ của bóng đêm... lại là lúc phòng khám phá thai đối diện bệnh viện Bạch Mai bắt đầu sáng đèn và hoạt động cũng trở nên “nhộn nhịp” hơn bởi sự có mặt của những ông bố, bà mẹ đang chuẩn bị trả đứa con “về với cát bụi” bằng con đường thiếu ánh sáng của lương tri.
Sở dĩ chọn cho mình phòng khám K để đi tìm sự thật sau ánh đèn chuyên sáng về ban đêm ấy, bởi theo tìm hiểu của chúng tôi, phòng khám K luôn đi đầu về số lượng sản phụ tới đây nạo hút, phá thai. Ngày nào ở đây cũng những thai nhi bị vứt bỏ.
Không chỉ nhìn thấy xác thai nhi trong những bọc nilon màu đen mà trong vai những người chuyên đi gom nhặt xác thai nhi mang về chôn cất, chúng tôi còn tận mắt chứng kiến những nỗi đau về thể xác của người mẹ khi vừa trút bỏ đứa con trong bụng mình.
Chỉ là những thiết bị thô sơ, nhưng mỗi ngày bác sỹ có "bàn tay vàng" đã tước đi quyền được sống của biết bao nhiêu hài nhi vô tội
Gương mặt của cô gái trạc 17 – 18 tuổi mà chúng tôi gặp trong phòng chuyên dành cho nạo hút thai tại tầng 2 của phòng khám, thất thần như nuối tiếc, đau xót khi vừa bỏ đi “giọt máu” mình đã ấp ủ trong bụng suốt 6 tháng qua.
Cô gái ấy có thân hình nhỏ thó, áng chừng chỉ khoảng 37, 38kg. Một mình cô vừa phải trải qua ca phẫu thuật để lấy đứa trẻ ra khỏi cơ thể mình.
Thai nhi vừa được cô gái chừng 17 – 18 tuổi ấy bỏ đi được trao lại vào tay chúng tôi để mang tới chôn cất. Chúng tôi rùng mình nhìn cái hình hài đã có đủ các bộ phận: mắt, mũi, chân, tay ấy.
Căn phòng như thê lương hơn khi chúng tôi nhấc lên từng bọc nilon màu đen, những thùng đỏ mà bên trong là xác thai nhi nằm rải rác dưới chân giường, trong nhà vệ sinh... như những nấm mồ đặt trong nghĩa trang.
Riêng những thai nhi to từ 7 tháng tuổi trở lên thì được nữ y tá gói trong một hộp catton và được đặt ngay sát mép tường trước cửa nhà vệ sinh cho chúng tôi dễ nhận dạng. Nếu không có những bàn tay thiện nguyện mang các em về chôn cất thì sau một ngày, các nhân viên ở phòng khám cũng sẽ gom xác thai nhi lại và vứt chung cùng rác thải y tế.
Mọi cử chỉ, hành động của chúng tôi khi tiếp xúc gần hơn với các sinh linh vô tội ấy đều được quan sát tỉ mỉ bởi nữ y tá của phòng khám. Nét mặt của cô y tá thoáng chút sợ sệt khi chúng tôi mở từng bọc nilon màu đen ra xem và hỏi một vài câu bâng quơ: “Hôm nay phòng khám của mình được mấy em vậy chị?”.
Nữ y tá trả lời ngập ngừng: “Khoảng 3 – 4 em, chỉ tính riêng ca của mình trực trong buổi chiều hôm nay”.
Theo Trí Thức Trẻ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Sự đau đớn sau phẫu thuật, và sự tiếc nuối khi tất cả đã muộn
Trong ca trực của một y tá tại đây, đếm sơ qua cũng đã có 3 – 4 ca nạo phá thai đồng nghĩa với 3 – 4 sinh linh vừa bị tước đi quyền sống.
Khi trên đường phố thưa dần bóng người qua lại, chỉ còn tiếng chổi quét rác loẹt quẹt trong đêm, vài tiếng còi xe kéo vội, bóng đèn cao áp dường như cũng mờ đi bởi sự bao phủ của bóng đêm... lại là lúc phòng khám phá thai đối diện bệnh viện Bạch Mai bắt đầu sáng đèn và hoạt động cũng trở nên “nhộn nhịp” hơn bởi sự có mặt của những ông bố, bà mẹ đang chuẩn bị trả đứa con “về với cát bụi” bằng con đường thiếu ánh sáng của lương tri.
Sở dĩ chọn cho mình phòng khám K để đi tìm sự thật sau ánh đèn chuyên sáng về ban đêm ấy, bởi theo tìm hiểu của chúng tôi, phòng khám K luôn đi đầu về số lượng sản phụ tới đây nạo hút, phá thai. Ngày nào ở đây cũng những thai nhi bị vứt bỏ.
Không chỉ nhìn thấy xác thai nhi trong những bọc nilon màu đen mà trong vai những người chuyên đi gom nhặt xác thai nhi mang về chôn cất, chúng tôi còn tận mắt chứng kiến những nỗi đau về thể xác của người mẹ khi vừa trút bỏ đứa con trong bụng mình.
Chỉ là những thiết bị thô sơ, nhưng mỗi ngày bác sỹ có "bàn tay vàng" đã tước đi quyền được sống của biết bao nhiêu hài nhi vô tội
Gương mặt của cô gái trạc 17 – 18 tuổi mà chúng tôi gặp trong phòng chuyên dành cho nạo hút thai tại tầng 2 của phòng khám, thất thần như nuối tiếc, đau xót khi vừa bỏ đi “giọt máu” mình đã ấp ủ trong bụng suốt 6 tháng qua.
Cô gái ấy có thân hình nhỏ thó, áng chừng chỉ khoảng 37, 38kg. Một mình cô vừa phải trải qua ca phẫu thuật để lấy đứa trẻ ra khỏi cơ thể mình.
Thai nhi vừa được cô gái chừng 17 – 18 tuổi ấy bỏ đi được trao lại vào tay chúng tôi để mang tới chôn cất. Chúng tôi rùng mình nhìn cái hình hài đã có đủ các bộ phận: mắt, mũi, chân, tay ấy.
Căn phòng như thê lương hơn khi chúng tôi nhấc lên từng bọc nilon màu đen, những thùng đỏ mà bên trong là xác thai nhi nằm rải rác dưới chân giường, trong nhà vệ sinh... như những nấm mồ đặt trong nghĩa trang.
Riêng những thai nhi to từ 7 tháng tuổi trở lên thì được nữ y tá gói trong một hộp catton và được đặt ngay sát mép tường trước cửa nhà vệ sinh cho chúng tôi dễ nhận dạng. Nếu không có những bàn tay thiện nguyện mang các em về chôn cất thì sau một ngày, các nhân viên ở phòng khám cũng sẽ gom xác thai nhi lại và vứt chung cùng rác thải y tế.
Mọi cử chỉ, hành động của chúng tôi khi tiếp xúc gần hơn với các sinh linh vô tội ấy đều được quan sát tỉ mỉ bởi nữ y tá của phòng khám. Nét mặt của cô y tá thoáng chút sợ sệt khi chúng tôi mở từng bọc nilon màu đen ra xem và hỏi một vài câu bâng quơ: “Hôm nay phòng khám của mình được mấy em vậy chị?”.
Nữ y tá trả lời ngập ngừng: “Khoảng 3 – 4 em, chỉ tính riêng ca của mình trực trong buổi chiều hôm nay”.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn