T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 10:57 PM | 22/03/2011 ) Những năm tháng bị cấm vận đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quân đội Libya. Kho vũ khí của nhà lãnh đạo Gadhafi hiện giờ chủ yếu là những xe tăng, máy bay và khẩu pháo có từ thời Liên Xô.
Xe tăng T-72 bị chiến đấu cơ của Pháp phá hủy trong cuộc không kích tại Shat al-Bedin, cách Benghazi 50 km về phía tây.
T-72 được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 và trở thành lực lượng chủ đạo trong quân đội các nước Tây Âu những năm 1980. Nó không so sánh được với xe tăng Abrams của Mỹ nhưng vẫn được coi là một đối thủ mạnh mẽ trên chiến trường.
Một loại phương tiện cũ kỹ vẫn được khai thác tại Libya là T-54. Với tháp pháo hình tròn và khẩu súng có nòng 100 mm, xe tăng T-54 giống với dòng xe tăng T-34 của Nga dùng chủ đạo trong Thế chiến 2. Rất nhiều phiên bản đã được phát triển kể từ khi ra mắt vào năm 1949. Nhưng dù nâng cấp đến đâu thì cũng không giấu được tuổi tác của nó và T-54 ngày nay chủ yếu chỉ là cổ vật so với các xe tăng đương thời.
Xe tăng T-90 về cơ bản là phiên bản cải tiến của xe tăng T-72 do Nga sản xuất. Mọi đặc điểm của có ở T-72 đều được nâng cấp. Trong số đó, T-90 có một khẩu súng 125 mm, động cơ mới và đèn hồng ngoại.
Xe tăng T-62 được sử dụng rộng rãi vào những năm 1960. Nó được coi như đối trọng của Nga cho các xe tăng của NATO như Centurion và M48 Patton. Nhưng ngay sau đó phương Tây đã tung ra một loạt mẫu ưu việt hơn như Chieftain, AMX-30 và M60.
Trước chiến dịch ném bom cuối tuần trước, Libya được ghi nhận là có 426 máy bay chiến đấu cũng như 52 trực thăng có vũ trang thuộc nhiều chủng loại. Cũng giống như đơn vị xe tăng của nước này, hầu hết lực lượng phòng không đều gồm các loại máy bay cũ kỹ, do Liên Xô sản xuất. Chẳng hạn như như máy bay ném bom siêu thanh Tupolev 22 này, đã bị loại bỏ khỏi phi đội của Nga vào những năm 1990, nhưng vẫn có mặt tại các kho vũ khí của những khách hàng cũ như Libya.
Lực lượng chủ đạo trong quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, xe bọc thép M113 là một phương tiện vận chuyển quân đội vững chắc. Tuy nhiên một bất lợi lớn đối với phương tiện này là vỏ bọc quá mỏng của nó khó có thể chống đỡ những quả đạn rocket hay các loại vũ khí chống tăng khác.
Chiếc xe bọc thép BTR-50/-60 ra mắt đầu tiên vào những năm 1961. Trong lần tham chiến đầu tiên tại Afghanistan những năm 1980, vỏ mỏng của nó đã trở thành điểm yếu trước những chiến binh Afghanistan với đạn rocket. Ngoài ra, một lỗi kỹ thuật cũng khiến nòng súng không điều chỉnh được để bắn lên tầm cao hơn.
SA-13, còn được gọi là Strela 10, là loại tên lửa phòng không thế hệ kế tiếp của SA-9. Tên lửa này có thể đạt tốc độ gần với chiến đấu cơ Mach 2, trong đó có hệ thống dẫn đường điện quang học để nhằm đúng mục tiêu.
Ra đời vào năm 1970, MIG-23 là loại chiến đấu cơ của Liên Xô. Tuy nhiên, máy bay này chiến đấu khá kém so với các loại chiến đấu cơ của phương tây. Trong cuộc chiến năm 1982 ở Lebanon, Israel đã hạ hơn 80 máy bay của Syria – trong đó 30 chiếc là MIG-23.
Máy bay đánh chặn siêu thanh MIG-25 là câu trả lời của Nga trước sự thống trị bầu trời của Mỹ những năm 1960 – 1970. Phi cơ này có khả năng đạt tới tốc độ tối đa tương đương chiến đấu cơ Mach 2.83.
Các loại trực thăng tấn công của Libya bao gồm Mi-24, Mi-25 và Mi-35, được thiết kế vào những năm 1970. Chúng được quân đội Xô Viết sử dụng rộng rãi tại Afghanistan cho đến khi lực lượng ở nước Trung Á này được trang bị tên lửa Stinger.
Một loại tên lửa đất đối không khác thuộc thời kỳ Xô Viết, SA-2 có từ giữa những năm 1950. Nó gây được sự chú ý đầu tiên khi Xô Viết sử dụng một chiếc SA-2 để hạ máy bay do thám U-2 năm 1960.
Tên lửa SA-3 được thiết kế để nhằm các mục tiêu ở tầm thấp hơn so với loại SA-2. Được khai thác vào giữa những năm 1960, loại vũ khí này được Ai Cập và Syria sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến năm 1973 với Israel. (theo vnexpress)
T-72 được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 và trở thành lực lượng chủ đạo trong quân đội các nước Tây Âu những năm 1980. Nó không so sánh được với xe tăng Abrams của Mỹ nhưng vẫn được coi là một đối thủ mạnh mẽ trên chiến trường.
Một loại phương tiện cũ kỹ vẫn được khai thác tại Libya là T-54. Với tháp pháo hình tròn và khẩu súng có nòng 100 mm, xe tăng T-54 giống với dòng xe tăng T-34 của Nga dùng chủ đạo trong Thế chiến 2. Rất nhiều phiên bản đã được phát triển kể từ khi ra mắt vào năm 1949. Nhưng dù nâng cấp đến đâu thì cũng không giấu được tuổi tác của nó và T-54 ngày nay chủ yếu chỉ là cổ vật so với các xe tăng đương thời.
Xe tăng T-90 về cơ bản là phiên bản cải tiến của xe tăng T-72 do Nga sản xuất. Mọi đặc điểm của có ở T-72 đều được nâng cấp. Trong số đó, T-90 có một khẩu súng 125 mm, động cơ mới và đèn hồng ngoại.
Xe tăng T-62 được sử dụng rộng rãi vào những năm 1960. Nó được coi như đối trọng của Nga cho các xe tăng của NATO như Centurion và M48 Patton. Nhưng ngay sau đó phương Tây đã tung ra một loạt mẫu ưu việt hơn như Chieftain, AMX-30 và M60.
Trước chiến dịch ném bom cuối tuần trước, Libya được ghi nhận là có 426 máy bay chiến đấu cũng như 52 trực thăng có vũ trang thuộc nhiều chủng loại. Cũng giống như đơn vị xe tăng của nước này, hầu hết lực lượng phòng không đều gồm các loại máy bay cũ kỹ, do Liên Xô sản xuất. Chẳng hạn như như máy bay ném bom siêu thanh Tupolev 22 này, đã bị loại bỏ khỏi phi đội của Nga vào những năm 1990, nhưng vẫn có mặt tại các kho vũ khí của những khách hàng cũ như Libya.
Lực lượng chủ đạo trong quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, xe bọc thép M113 là một phương tiện vận chuyển quân đội vững chắc. Tuy nhiên một bất lợi lớn đối với phương tiện này là vỏ bọc quá mỏng của nó khó có thể chống đỡ những quả đạn rocket hay các loại vũ khí chống tăng khác.
Chiếc xe bọc thép BTR-50/-60 ra mắt đầu tiên vào những năm 1961. Trong lần tham chiến đầu tiên tại Afghanistan những năm 1980, vỏ mỏng của nó đã trở thành điểm yếu trước những chiến binh Afghanistan với đạn rocket. Ngoài ra, một lỗi kỹ thuật cũng khiến nòng súng không điều chỉnh được để bắn lên tầm cao hơn.
SA-13, còn được gọi là Strela 10, là loại tên lửa phòng không thế hệ kế tiếp của SA-9. Tên lửa này có thể đạt tốc độ gần với chiến đấu cơ Mach 2, trong đó có hệ thống dẫn đường điện quang học để nhằm đúng mục tiêu.
Ra đời vào năm 1970, MIG-23 là loại chiến đấu cơ của Liên Xô. Tuy nhiên, máy bay này chiến đấu khá kém so với các loại chiến đấu cơ của phương tây. Trong cuộc chiến năm 1982 ở Lebanon, Israel đã hạ hơn 80 máy bay của Syria – trong đó 30 chiếc là MIG-23.
Máy bay đánh chặn siêu thanh MIG-25 là câu trả lời của Nga trước sự thống trị bầu trời của Mỹ những năm 1960 – 1970. Phi cơ này có khả năng đạt tới tốc độ tối đa tương đương chiến đấu cơ Mach 2.83.
Các loại trực thăng tấn công của Libya bao gồm Mi-24, Mi-25 và Mi-35, được thiết kế vào những năm 1970. Chúng được quân đội Xô Viết sử dụng rộng rãi tại Afghanistan cho đến khi lực lượng ở nước Trung Á này được trang bị tên lửa Stinger.
Một loại tên lửa đất đối không khác thuộc thời kỳ Xô Viết, SA-2 có từ giữa những năm 1950. Nó gây được sự chú ý đầu tiên khi Xô Viết sử dụng một chiếc SA-2 để hạ máy bay do thám U-2 năm 1960.
Tên lửa SA-3 được thiết kế để nhằm các mục tiêu ở tầm thấp hơn so với loại SA-2. Được khai thác vào giữa những năm 1960, loại vũ khí này được Ai Cập và Syria sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến năm 1973 với Israel. (theo vnexpress)