Không thể làm mẹ đơn thân ở Trung Quốc?

T

T$

Guest



151102160516_china_hospital_in_beijing_640x360_afpgetty.jpg
Image copyright
AFP Getty



Quyết định chấm dứt chính sách một con kéo dài qua nhiều thập kỷ của Trung Quốc có lẽ là tin tốt cho nhiều cặp vợ chồng đã kết hôn và muốn có hai con. Nhưng nếu bạn là phụ nữ chưa chồng, thì đừng mơ, tác giả Leta Hong Fincher viết.
Những điều cấm kỵ đối với cha hoặc mẹ đơn thân đang dần nhòa đi ở các nước trên thế giới. Chẳng hạn như Thụy Điển, vẫn thường tự hào khoe khoang về hỗ trợ rộng rãi của chính quyền dành cho cha mẹ đơn thân.
Nhưng ở Trung Quốc, chính quyền như muốn làm khó cho hầu hết phụ nữ độc thân muốn sinh con.
Phụ nữ độc thân mà không có “giấy phép sinh sản” của chính quyền sẽ bị từ chối làm đăng ký giấy khai sinh cho con.
Họ sẽ không được đăng ký hộ khẩu và con họ sẽ gặp khó khăn khi xin đi học, hoặc xin vào hệ thống chăm sóc y tế của nhà nước.
Hơn nữa, nếu phụ nữ không trình được tờ giấy đăng ký kết hôn khi sinh con, họ thường phải trả “khoản phí duy trì xã hội” do vi phạm chính sách kế hoạch gia đình.
Khoản phí này có thể cao ngất ngưởng.
[h=2]'Không được phép có con'[/h]





Image copyright
China Foto Press Getty



Image caption

Nhiều phụ nữ Trung Quốc buộc phải lấy chồng vì muốn có con

Thành phố Vũ Hán soạn ra một bản dự thảo luật vào tháng 6/2013 nhằm đặt ra mức phạt nặng lên những người mẹ đơn thân.
Phụ nữ có con mà không cưới xin sẽ bị phạt khoảng 13.000 USD, hoặc phạt gấp bốn lần mức thu nhập bình quân đầu người trên một năm ở Vũ Hán.
Dự luật gây phẫn nộ trong dân chúng tới mức chính quyền phải lùi bước, và vào tháng 12/2013, tỉnh Hồ Bắc thông báo ngừng từ chối đăng ký khai sinh cho trẻ có mẹ đơn thân.
Nhưng cho tới nay, vẫn chưa thấy có dấu hiệu quy định kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt sẽ được nới lỏng đối với phụ nữ độc thân.
Một số bà mẹ đơn thân tương lai của Trung Quốc đang lên tiếng phản đối trên mạng xã hội.
Trên Sina Weibo, một phụ nữ bình luận rằng cô rất muốn có con mà không lấy chồng, nhưng “không được phép”.
Một người khác viết: “Tôi không có được giấy phép sinh sản, nên con tôi sẽ không có hộ khẩu mà tôi vẫn phải trả tiền phạt.”
“Con tôi sẽ là con của ‘hộ gia đình bất hợp pháp’ và không được hưởng quyền lợi xã hội gì,” một người dùng Weibo viết.
[h=2]Đông lạnh trứng[/h]





Image copyright
Getty



Image caption

Cứ 116 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ mới sinh ở Trung Quốc

Một người dùng internet nói trừ khi chính quyền Trung Quốc chịu bỏ mức phạt nặng nề đối với những người mẹ không kết hôn, nếu không “phụ nữ độc thân có giáo dục và thu nhập tốt nên di cư sang đất nước khác”.
Trên thực tế, một số phụ nữ độc thân đã bắt đầu ra nước ngoài để thực hiện đông lạnh trứng. Dưới luật hiện hành, Trung Quốc cấm phụ nữ dùng công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Hồi tháng 7, một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, Từ Tịnh Lôi, 41 tuổi, nói với một tạp chí Trung Quốc rằng cô đã tới Hoa Kỳ để đông lạnh trứng.
Tin tức này được chia sẻ rộng rãi trên Weibo, và thậm chí blogger tai tiếng Han Han – được biết đến với những bài viết khoe chuyện lăng nhăng tình trường – cũng lên tiếng ủng hộ quyết định của cô.
“Liệu muốn có con mà không muốn lấy chồng thì có được không?” anh viết, thu hút hàng chục ngàn bình luận trả lời.
Trung Quốc kết thúc chính sách một con với hy vọng có thể giảm bớt một số thách thức khổng lồ về dân số, có thể kéo theo tỉ lệ tăng trưởng kinh tế.
Những áp lực dân số này – phần lớn do áp dụng chính sách một con từ năm 1980 – gồm: dân số nhanh chóng già đi, lực lượng lao động thu hẹp lại, tỷ lệ sinh giảm và bất cân bằng rất lớn về giới tính, với khoảng 116 trẻ nam so với 100 trẻ nữ được sinh ra.
Tân Hoa xã nói Trung Quốc hiện nay có 30 triệu nam giới nhiều hơn so với nữ, và rất nhiều trong số đàn ông này không tìm được vợ.
[h=2]'Chế độ phụ hệ sẽ tan rã'[/h]





Image copyright
AFP Getty



Với tất cả những vấn đề về dân số như thế, vì sao chính quyền không chỉ đơn giản là bỏ cấm đoán đối với các bà mẹ đơn thân?
Một người dùng Weibo viết ngắn gọn: “Nền tảng của chế độ mẫu hệ sẽ tan rã nếu nhà nước cho phép phụ nữ sinh con ngoài hôn nhân.”
Hình phạt đối với phụ nữ độc thân muốn có con chỉ là một trong rất nhiều áp lực khác nhau do nhà nước đặt ra để buộc phụ nữ phải kết hôn và bêu xấu những phụ nữ thành thị, chuyên nghiệp ở độ tuổi từ 25 trở lên là “ế chồng”.
Nhiều phụ nữ tôi nói chuyện cùng đến từ các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, nói họ không muốn lấy chồng nhưng buộc phải làm vậy vì muốn có con, và khó có thể vượt qua được những chướng ngại mà các bà mẹ đơn thân gặp phải.
Thay vì mang lại cho phụ nữ có quyền tự do sinh sản lớn hơn, một số nhà nữ quyền Trung Quốc cảnh báo rằng “chính sách hai con” mới có thể sẽ đặt thêm gánh nặng lên phụ nữ theo một các khác chưa từng thấy, chẳng hạn như gia tăng phân biệt giới tính trong tuyển dụng, khi người sử dụng lao động có thể tính tới việc phụ nữ phải nghỉ nhiều hơn để chăm sóc cho hai đứa con thay vì một.






Image copyright
Getty



Nhà vận động nhân quyền Lữ Tần cho đăng một bài tiểu luận (viết bằng tiếng Trung) cho rằng phụ nữ ở Trung Quốc vẫn bị coi là công cụ để chính quyền đạt được mục tiêu dân số.
Bà đặt câu hỏi: “Liệu việc kiểm soát quyết định sinh sản có khiến chính quyền theo chế độ phụ hệ trở thành gia đình theo chế độ phụ hệ, và phụ nữ từ việc bị ép không có con nay chuyển thành bị ép phải có con?”
Nhưng trong lúc sự phân biệt đối xử vẫn đang diễn ra, ngày càng có nhiều phụ nữ độc thân chống lại sự can thiệp của nhà nước vào đời sống riêng của họ.
Một phụ nữ thông báo trên Weibo rằng cô sẽ không đầu hàng trước áp lực phải lấy chồng hay sinh con.
“Tôi sẽ nuôi thêm hai con chó và một con mèo,” cô viết.
Leta Hong Fincher là một học giả và tác giả sống ở Hong Kong, đã viết cuốn: Leftover Women: The Resurgence of Gender Inequality in China.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top