Joshua Wong và lộ trình dân chủ cho HK

T

T$

Guest

150717024145_nathan_law_joshua_wong_640x360_afp.jpg

Joshua Wong (phải) bên ngoài sở cảnh sát ở Western District, Hong Kong, tháng 7/2015

Hàng chục ngàn người đã tham gia phong trào kéo dài 79 ngày, kết thúc vào giữa tháng 12 năm ngoái, khi lực lượng của chính quyền giải tán các khu vực bị chiếm giữ Admiralty, Causeway Bay và Mong Kok ở Hong Kong.
Joshua Wong, vốn đã nổi tiếng ở Hong Kong do vận động thành công chiến dịch chống lại kế hoạch đưa giáo dục yêu tổ quốc vào các trường học địa phương, sau đó nổi lên thành biểu tượng dân chủ quốc tế.
Trên thực tế, phong trào đột ngột nổ ra khi anh và các nhà hoạt động trẻ tuổi khác trèo qua tường rào bao quanh sân trước của văn phòng chính quyền trung ương ngày 26/09/2014.
Đoạn phim ghi hình cảnh sát bắt giữ người biểu tình, trong đó có Wong, khiến công chúng phẫn nộ và châm ngòi cho những người ủng hộ dân chủ bắt đầu chiến dịch.
Khi chính quyền đàn áp đám đông ngày càng lớn bằng hơi cay, dân chúng càng giận dữ hơn và đổ ra đường tham gia một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từng diễn ra ở Hong Kong.
“Trèo qua rào chắn là quyết định hay nhất trong suốt đời tôi,” Joshua nói, trước khi ngượng ngùng thú nhận rằng thực ra quyết định đến với bạn gái Tiffany Chin mới là hay nhất.
[h=2]Bị trục xuất, tấn công[/h]

Phóng viên BBC (góc phải) trong cuộc gặp với nhóm Joshua Wong

Anh kể anh không hề thay đổi sau trải nghiệm này. Ưu tiên hiện nay của anh là hoàn tất việc học tập – anh đang học chính trị và hành chính công ở trường đại học địa phương – và lên kế hoạch sẽ đi xin việc sau khi tốt nghiệp.
Nhưng vào tháng 05/2015 anh bị trục xuất khỏi Malaysia, sau khi được các nhà vận động mời nói chuyện về vụ đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn xảy ra năm 1989.
Tháng Sáu, anh và bạn gái Chin bị một người đàn ông không rõ danh tính tấn công trên phố sau khi hẹn hò đi xem phim.
Và vào tháng Bảy, Wong cùng các nhà hoạt động khác, bị buộc tội cản trở người thi hành công vụ trong cuộc biểu tình năm ngoái.
Trong cuộc hẹn với tôi, anh không lúc nào rời chiếc di động, liên tục nhắn tin vào nhóm chat Học dân tư triều có hơn 100 thành viên do anh chủ quản.
Chủ đề bàn luận nóng hổi của nhóm là tương lai dân chủ ở Hong Kong được đưa ra trong một bài ý kiến trên báo địa phương.
[h=2]Lộ trình dân chủ[/h]Joshua Wong đang nhìn xa về phía trước. Anh muốn khắc phục lỗi trước kia là đã không đưa ra kế hoạch khả thi tới công chúng.
Anh nói, đến năm 2030, phong trào dân chủ cần đưa ra lộ trình rõ ràng, vạch rõ cách làm thế nào có thể đạt được trưng cầu dân ý hợp pháp về tương lai của thành phố.
“Hãy để mỗi người dân Hong Kong bỏ phiếu ủng hộ Luật Cơ bản hay hiến pháp ở Hong Kong. Điều đó, tôi nghĩ là yêu cầu tối thiểu nhất,” anh nói.
Đến năm 2047, công thức “một đất nước hai chế độ” sẽ kết thúc và biên giới thực tế giữa hai bên sẽ mất đi.
Khi được hỏi liệu anh có lên kế hoạch cho một phong trào biểu tình dân sự khác, Joshua Wong nói sẽ chưa xảy ra ít nhất là trong vòng vài năm tới.
“Quyền lực mà chúng tôi có thể huy động được từ đường phố đã đạt tới mức cực đại trong Phong trào Dù vàng,” anh nói.
“Có lẽ trong 10 năm tới, chúng tôi có thể huy động điều gì đó lớn hơn nhiều. Nhưng trong vòng 3, 4 năm tới đây, chúng tôi cần nghỉ ngơi.”


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top