T
T$
Guest
Lên tiếng trước cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Geneve để bàn về tình hình Libya, Ngoại trưởng Hoa Kỳ vạch ra sự mâu thuẫn khi Iran lên án cuộc đàn áp đẫm máu tại Libya nhưng không nói gì đến cuộc đàn áp đang diễn ra tại Iran.
Bà nói rằng các cuộc nổi dậy thành công ở Trung đông đã làm mất uy tín của các nhóm cực đoan trong khu vực và “phơi bày sự phá sản” của các nhóm này khi họ cho rằng cách duy nhất để có thay đổi là bạo động và xung đột:
“Iran liên tục đeo đuổi chính sách bạo động ở bên ngoài, và hà khắc ở bên trong. Tại Tehran, lực lượng an ninh đã đánh đập, bắt giam, và trong nhiều vụ mới đây, đã giết những người biểu tình ôn hòa; trong lúc Tổng thống Iran lên tiếng tố giác bạo lực ở Libya.”
Bà Clinton nhắc lại sự kiện tuần trước Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt lên các giới chức Iran dính líu đến các vi phạm nhân quyền, và nói Hoa Kỳ hoan nghênh và sẵn sàng đồng bảo trợ với Thụy Điển một đề xuất để Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chỉ định một báo cáo viên đặc biệt về Iran.
“Thật vậy, mỗi thành viên trong hội đồng của chúng ta nên tự hỏi một câu đơn giản. Tại sao nhân dân Libya có quyền được sống không chút sợ hãi mà nhân dân Iran lại không có? Sự phủ nhận phẩm giá con người ở Iran là một xúc phạm đến con người, cần phải được những ai hô hào tự do và công lý lên án.”
Bà nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama quyết định gia nhập tổ chức nhân quyền mới của Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 với hy vọng mang lại thay đổi cho nội bộ của tổ chức này, nhưng vẫn còn một số vấn đề, ví dụ hội đồng vẫn còn thành kiến đối với Israel.
Bà nói rằng hội đồng nên vượt lên trên những tranh luận về một đề xuất được các thành viên Hồi giáo ủng hộ, theo đó, những ai báng bổ tôn giáo sẽ bị xem là phạm tội hình. Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền cho rằng đề xuất này gây trở ngại cho quyền tự do phát biểu.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ ủng hộ các cải cách của hội đồng, ví dụ cho hội đồng thẩm quyền hành động trước những vi phạm nhân quyền giống như đang có tại Libya, và thẩm quyền quy trách những ai vi phạm.
Bà nói rằng các cuộc nổi dậy thành công ở Trung đông đã làm mất uy tín của các nhóm cực đoan trong khu vực và “phơi bày sự phá sản” của các nhóm này khi họ cho rằng cách duy nhất để có thay đổi là bạo động và xung đột:
“Iran liên tục đeo đuổi chính sách bạo động ở bên ngoài, và hà khắc ở bên trong. Tại Tehran, lực lượng an ninh đã đánh đập, bắt giam, và trong nhiều vụ mới đây, đã giết những người biểu tình ôn hòa; trong lúc Tổng thống Iran lên tiếng tố giác bạo lực ở Libya.”
Bà Clinton nhắc lại sự kiện tuần trước Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt lên các giới chức Iran dính líu đến các vi phạm nhân quyền, và nói Hoa Kỳ hoan nghênh và sẵn sàng đồng bảo trợ với Thụy Điển một đề xuất để Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chỉ định một báo cáo viên đặc biệt về Iran.
“Thật vậy, mỗi thành viên trong hội đồng của chúng ta nên tự hỏi một câu đơn giản. Tại sao nhân dân Libya có quyền được sống không chút sợ hãi mà nhân dân Iran lại không có? Sự phủ nhận phẩm giá con người ở Iran là một xúc phạm đến con người, cần phải được những ai hô hào tự do và công lý lên án.”
Bà nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama quyết định gia nhập tổ chức nhân quyền mới của Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 với hy vọng mang lại thay đổi cho nội bộ của tổ chức này, nhưng vẫn còn một số vấn đề, ví dụ hội đồng vẫn còn thành kiến đối với Israel.
Bà nói rằng hội đồng nên vượt lên trên những tranh luận về một đề xuất được các thành viên Hồi giáo ủng hộ, theo đó, những ai báng bổ tôn giáo sẽ bị xem là phạm tội hình. Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền cho rằng đề xuất này gây trở ngại cho quyền tự do phát biểu.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ ủng hộ các cải cách của hội đồng, ví dụ cho hội đồng thẩm quyền hành động trước những vi phạm nhân quyền giống như đang có tại Libya, và thẩm quyền quy trách những ai vi phạm.