Họp về khủng hoảng di trú Đông Nam Á

T

T$

Guest

[h=1]Họp về khủng hoảng di trú Đông Nam Á[/h]
  • 29 tháng 5 2015
Chia sẻ





150529055046__83291670_ce9c72ce-493a-44c0-aa51-eba2027d0587.jpg

Ngoại trưởng Thái Tanasak Patimapragorn khai mạc cuộc họp

Một cuộc họp khu vực đang diễn ra ở thủ đô Bangkok của Thái Lan nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng di trú Đông Nam Á.
Tham gia cuộc họp có đại diện các nước Asean, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.
Bangladesh và Myanmar là hai nước có nhiều di dân đi bằng thuyền qua Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Hàng nghìn người bị cho là vẫn đang trôi nổi trên biển.
Đa số họ là người tỵ nạn kinh tế từ Bangladesh và người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar, còn gọi là Miến Điện.
Trong lời phát biểu mở đầu cuộc họp, Ngoại trưởng Thái Tanasak Patimapragorn nói "dòng chảy người tỵ nạn bất thường đã lên tới mức báo động" và cần có phản ứng đoàn kết, nhanh chóng.
Theo hãng tin Reuters, Thái Lan đã chấp thuận cho máy bay do thám của Mỹ cất cánh từ lãnh thổ nước này để tìm người di cư trên biển.
Ông Tanasak nói thêm rằng "cần tìm hiểu nguyên do mà những người này lại tìm cách di cư".
Phóng viên BBC Jonathan Head tại Bangkok nói thuyết phục Myanmar tham gia cuộc họp là việc khó khăn và đoàn đại biểu Myanmar đã dọa tẩy chay cuộc họp nếu ai nhắc tới từ Rohingya.
Thế nhưng hiện diện lần đầu tiên của quan chức Myanmar tại đây là chỉ dấu có tiến bộ.
[h=2]'Chỉ thảo luận'[/h]Cuộc họp hôm thứ Sáu bao gồm đại diện 17 quốc gia bị ảnh hưởng của "dòng di cư bất thường qua Ấn Độ Dương" - Australia, Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, New Zealand, Papua New Guinea, Sri Lanka, Pakistan, Afghanistan và Iran.
150524162740_1ache.jpg
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Thuỵ Sỹ đã gửi quan sát viên, cùng quan chức Cơ quan Tỵ nạn LHQ, Cơ quan Kiểm soát Ma túy và Tội phạm LHQ cũng như Tổ chức Di trú Quốc tế.
Các phóng viên nói đa số người tham gia là cấp thấp và cuộc họp có lẽ sẽ không đưa ra được thỏa thuận gì chi tiết, hay chương trình hành động.
Myanmar, vốn không thừa nhận người Rohingya, cũng nói không hy vọng đạt thỏa thuận gì.
Htein Lin, trưởng đoàn Myanmar, nói với hãng Reuters: "Chúng tôi tới chỉ để thảo luận khủng hoảng khu vực mà các nước Asean đang đối diện".
Khủng hoảng hiện tại bắt đầu từ đầu năm khi Thái Lan trấn áp việc đưa người lậu qua đất của họ khiến các băng đảng buôn người chuyển sang đường biển.
Đa số các nước không muốn nhận tỵ nạn vì lo rằng làm như vậy sẽ chỉ khuyến khích họ ra đi.
Hơn 3.000 người đã tới Indonesia và Malaysia trong những tuần qua nhưng các tổ chức cứu nạn nói họ tin còn nhiều người mắc kẹt ngoài biển.
Thủ tướng Úc Tony Abbott nói nước ông sẽ không nhận tỵ nạn vì làm vậy sẽ "khuyến khích thuyền nhân."
Trước đó, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Dalai Lama đã lên tiếng kêu gọi lãnh đạo dân chủ Myanmar Aung San Suu Kyi có hành động để giúp người Rohingya.
Đức Dalai Lama nói với báo The Australian hôm thứ Năm rằng ông đã thảo luận chủ đề Rohingya trong các cuộc gặp với bà Suu Kyi nhưng bà nói chủ đề này không đơn giản mà vô cùng phức tạp.
"Tuy nhiên tôi cho là bà ấy có thể làm gì đó."
Phóng viên BBC Jonah Fisher ở Myanmar nói nhiều người cho rằng bà Suu Kyi im lặng vì đa số người Myanmar không ưa người Rohingya và bầu cử sắp được tiến hành vào tháng 11 tới.




Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top