Hãy bảo vệ con bạn trong mùa mưa

thanhlinh

Junior Member
Cùng với nét thi vị của những cơn mưa đầu mùa là những nỗi lo âu, ám ảnh của các bà mẹ có con nhỏ. Hàng năm, cứ vào mùa mưa thì tại các bệnh viện và phòng khám nhi khoa, số lượng bệnh nhi tăng lên một cách đáng kể.
Tổ chức Y tế Thế Giới WHO và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc đã đưa ra kết luận: Việc thay đổi khí hậu có thể làm cho hệ thống tự nhiên và sinh thái học bị nhiễu loạn, gây ra một loạt các tác động bất lợi đến sức khỏe con người.
Tại sao trẻ em dễ bị ảnh hưởng?
Ở trẻ em, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài. Mùa mưa, lượng nước ứ đọng trong nhà và xung quanh nhà rất cao. Chỉ cần một số lượng rất ít ở mảnh chén bát vỡ, hốc cây, vũng nước, cống rãnh ao tù cũng làm cho muỗi sinh sôi, nảy nở nhanh chóng và truyền bệnh. Nhiệt độ, độ ẩm của mội trường thay đổi cũng làm cho tỉ lệ bùng phát các bệnh dị ứng gia tăng như: suyễn, viêm mũi dị ứng.
"Các bệnh vào mùa mưa thường lây lan rất nhanh trong môi trường gia đình, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, cơ quan..."
Một số bệnh mùa mưa thường gặp:

  • Sốt xuất huyết: Do virus Denge gây ra qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh tăng cao vào mùa mưa, thường gặp ở trẻ 2-9 tuổi. Trẻ sốt cao đột ngột (39, 40 độ C) và sốt liên tục. Uống thuốc hạ sốt thì giảm, nhưng sau đó sốt cao trở lại. Da nổi những chấm xuất huyết đỏ, ấn vào không mất. Trẻ biếng ăn, ói mửa.
  • Sốt rét: Do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền qua muỗi Anophèles (muỗi đòn xóc). Gần đây, bệnh có chiều hướng gia tăng. Các triệu chứng không điển hình: khó chịu, ớn lạnh sau đó sốt cao. Trẻ ít sốt lạnh run từng cơn như người lớn. Cần xét nghiệm máu để xác định.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: là loại bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vào mùa mưa. Bệnh do virus gây ra và lây qua đường hô hấp. Khởi đầu trẻ thường bị ho, hắt hơi, sổ mũi và đau họng, sốt. Nếu không được chăm sóc tốt, bệnh có thể chuyển thành viêm mũi, viêm phổi với các biểu hiện như: sốt cao, ho nhiều hơn và có đàm đục, thở nhanh, khò khè và bỏ ăn.
Các cách phòng ngừa chủ yếu:

  • Diệt muỗi: Lấp các vũng nước, thông cống rãnh. Thay nước sạch dùng hàng tuần trong gia đình. Nuôi cá trong hồ để diệt lăng quăng. Phun thuốc diệt muỗi.
  • Tránh muỗi đốt: Dùng nhang, thuốc trừ muỗi. Tốt nhất nên cho trẻ ngủ mùng cả ban ngày.
  • Trong trường học: Bảo đảm vệ sinh, thoáng mát. Không dùng khăn chung. Phát hiện bệnh cần cách ly để tránh lây lan nguồn bệnh.
  • Trong gia đình: Phòng ốc đủ ấm và giữ ấm cho trẻ. Chú ý phát hiện bệnh sớm để đưa trẻ đi khám và cách ly. Khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, hút mũi cho trẻ bằng ống hút, tập cho trẻ xì mũi để tránh diễn biến bệnh ngày một nặng thêm.

Báo Yêu trẻ
 
Back
Top