Hành trình giải mã bí mật kho tiền cổ lớn nhất Việt Nam

Jolie

Member
Trong giới chơi tiền cổ hiện nay, Nguyễn Văn Thạo là một cái tên rất đáng nể. Với bộ sưu tập đầy đủ các loại tiền theo một tiến trình lịch sử nhất định, bộ sưu tập tiền cổ của ông đã được mang đi triển lãm ở nhiều nơi. Thông qua bộ sưu tập mà ông đã phải mất gần ba mươi năm để có, người xem có thể thấy được lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị của các thời đại đã qua.


Người hơn 20 năm ngủ muộn
Tìm được tiền nhiều đã khó nhưng để chọn đúng những đồng tiền minh chứng cho một thời đại của một ông vua cụ thể thì không phải chuyện đơn giản. Một bài toán khó đặt ra khi ông không thể hiểu hết chữ khắc trên tiền. Càng không hiểu, càng tò mò trăn trở và càng thấy thích thú, ông quyết tâm tìm mua sách nói về các loại tiền. Ở thời điểm đó, ý muốn ấy như mò kim đáy bể vì người ta không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Phải rất lâu sau khi tìm mua được sách của tác giả Đinh Phúc Bảo, ông mới bắt đầu lật mở dần những bí mật đằng sau mỗi đồng tiền cổ. Càng lật mở thì thế giới người xưa lại càng gần hơn.
Cho đến nay, ông Thạo khá hài lòng vì nhờ có những đồng tiền tưởng vô tri vô giác mà ông đã hiểu được lịch sử, văn hóa đất nước qua các triều đại. Ví dụ trên đồng tiền phát hành những năm 1946 - 1948 ghi dòng chữ: "Kẻ nào có hành vi phá hoại loại giấy bạc này sẽ bị trừng trị theo quân pháp". Điều này cho thấy ở thời điểm đó, lực lượng quân đội là chủ đạo, pháp luật lúc đó chưa được thắt chặt. Bởi vậy, khi người dân vi phạm, quyền xử lý thuộc về quân đội, không theo hiến pháp và pháp luật như ngày nay.
Ông cho biết tiền kháng chiến là tiền khó sưu tập nhất vì phải trực tiếp lên tận chiến khu xưa, cả vùng Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái (cũ) để tìm. Những ngày trèo đèo lội suối lên non để có được đồng tiền như mình mong muốn là những ngày tháng ông không bao giờ quên. Có những địa bàn đi xe máy vào rồi bị cô lập mấy ngày không thể đi ra, thậm chí phải nhờ người dân bản nhấc xe qua vì gặp núi sạt lở, hoặc đường lầy lội do mưa. Thế nhưng, dù gian khổ mấy ông cũng cảm thấy vui vẻ nhẹ lòng khi nhìn thấy những đồng tiền cổ trong tay mỗi người bản trao cho mình. Ông tâm sự: "Nếu đoán biết hoặc thông tin nơi nào đó có tiền cổ mà mình không trực tiếp đến để xác minh thì tự thấy có lỗi và ăn không ngon ngủ không yên".
Anh 2 vua tien co ky cuoi.jpg

Để giữ gìn tiền cổ, ông Thạo phải đặt mua những hộp gỗ tốt có thiết kế riêng bên trong phù hợp để lưu giữ tài sản của mình. Ảnh Dương Thu.

Trong những chuyến lang thang nặng lòng với tiền cổ, có những kỷ niệm khó quên đối với ông. Đó là câu chuyện về một bà cụ có bọc tiền từ thời ông cha để lại nhưng bà giữ nhất định không bán. Bà dặn con cháu khi bà chết thì chôn theo. Lúc ông Thạo đến, họ thấy nể sự tìm tòi của ông, thấy tiếc vì đã không gặp được ông sớm hơn. Nếu có đào đất lên thì tiền cũng mục hết. Một lần khác ở Tuyên Quang, ông gặp một gia đình xưa có người làm thủ quỹ của xã, đi lấy tiền về chưa kịp phát cho dân nhưng vì chiến tranh nên họ buộc tiền vào cột nhà, bọc nilon, lá cọ bên ngoài. Nhiều năm họ không nghĩ ra, đến khi ông đến, họ mới giở ra thì quá tiếc vì tiền đã bị mối mọt và nước mưa thấm qua cột nhà làm mục nát hết.
Cứ miệt mài như thế, suốt hơn hai mươi năm, ông chưa bao giờ ngủ trước 3h sáng.
Những đồng tiền biết nói
Mỗi đồng tiền đều ẩn chứa tính thẩm mỹ nhất định. Thời điểm nào đất nước bình yên, no ấm, đồng tiền được khắc chữ và họa tiết rất cẩn thận, tỉ mỉ, thẩm mỹ cao. Có những đồng tiền in chữ đẹp đến mức nhiều nhà nghiên cứu chữ viết phải thốt lên vì sự sắc nét tinh tế. Ngược lại, những giai đoạn đất nước khó khăn hoặc kinh tế kém phát triển, chữ viết không được chú trọng sẽ thấy những nét nguệch ngoạc, sự thiếu đồng nhất in trên mỗi đồng tiền.
Trước đây, khi quan niệm trời tròn đất vuông, người ta đúc tiền đồng hình tròn và ở giữa có lỗ vuông. Chất liệu đồng tiền cũng thay đổi theo thời gian, từ những vật dụng thô sơ đến kim loại đồng, rồi chuyển sang bạc, từ những thứ giấy bản dễ mục nát cho đến polyme… Tất cả đều nói lên sự phát triển, hiện đại của thời đại sau so với thời đại trước.
Trong bộ sưu tập khổng lồ của mình, ông Thạo đặc biệt thú vị với những đồng tiền thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Khi đó, do sự đô hộ của thực dân song song tồn tại chế độ phong kiến và cuộc đấu tranh âm thầm bền bỉ của quân dân kháng chiến nên các loại tiền trên thị trường vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê của riêng ông, đã có hơn bốn mươi loại tiền cùng tồn tại và có giá trị sử dụng, gọi chung là tiền kháng chiến. Việt Minh đánh chiếm đến đâu, sẽ mang theo tiền riêng để lưu hành ở vùng mình đã giải phóng. Tiền loại này thường được đóng dấu riêng của Ủy ban kháng chiến. Tiền có dấu mới có giá trị sử dụng, còn những loại tiền khác đều mang tiêu hủy để khẳng định chủ quyền của vùng được tự do.
Bên cạnh đó có sự tồn tại của những phiếu tiếp tế, hay gọi là tiền tem phiếu vì giá trị của chúng được quy ra những mức tương đương như 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng... Tiền tem phiếu kiểu này nhằm ứng cứu kịp thời trong khó khăn. Có những nơi, tiền tem phiếu chỉ được sử dụng từ 3 - 5 ngày. Ngoài ra có tiền quân đội hay cũng có cách gọi khác là phiếu Trường Sơn. Những người được cấp phiếu đó sẽ được miễn phí một số đồ dùng qua các trạm trên đường hành quân.
Không những vậy, tiền cũng là khẩu hiệu, là truyền đơn tuyên truyền cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Có một cách mà cả địch và ta đều dùng, đó là in tiền song song cùng truyền đơn. Một mặt sẽ in hình đồng tiền, mặt sau in chữ. Ai cũng nghĩ đó là tiền và khi nhặt được, họ phát hiện ra truyền đơn. Cũng có khi người ta in truyền đơn vào một góc riêng chung với tiền và khi cắt phần truyền đơn đó đi, đồng tiền sẽ được sử dụng bình thường.
Thời điểm chiến tranh loạn lạc cũng là lúc đồng tiền được sử dụng một cách linh hoạt nhất. Thậm chí vì quá hiếm tiền, người ta không ngần ngại việc chấp nhận xé đôi đồng tiền để tiêu. Đó là thời điểm những năm 1948 - 1950. Nếu mua một con gà trị giá năm mươi đồng mà người mua chỉ có tờ một trăm đồng còn người bán không có tiền trả lại, họ sẽ xé đôi đồng tiền, mỗi người giữ một nửa rách. Đó là câu chuyện chỉ có ở thời kháng chiến khi cái khó ló cái khôn.
Có một kỷ niệm mà ông Thạo rất khó quên trong những kỷ niệm về tiền kháng chiến. Đó là việc ông đã phải bỏ ra hơn hai chỉ vàng lúc đó để sở hữu một đồng tiền nhìn hết sức thô sơ, đơn điệu.
Tiền không dễ bảo quảnTheo ông Thạo, việc bảo quản tiền cũng rất tốn công sức và tiền của. Với tiền xu, ông phải đặt hộp gỗ chuyên biệt từ Thái Lan. Với tiền giấy, ông phải đóng khung kính, phủ bạt kín tránh ánh sáng làm mất màu của tiền. Ngoài ra nhiệt độ bảo quản cũng rất quan trọng, luôn phải bật điều hòa giữ không khí khô ráo, để tiền không bị ẩm mốc.
Dương Thu
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top