Gió bão đưa Mỹ trở lại Philippines

T

T$

Guest
131114115734_us_military_philippines_512x288_reuters.jpg
Hoa Kỳ đưa trực thăng Osprey vào cứu trợ vùng bị bão ở Philippines




Quyết định của Hoa Kỳ cử hàng không mẫu hạm và lực lượng thủy quân lục chiến tới cứu trợ Philippines sau siêu bão Haiyan có sẽ tác động mạnh đến cán cân quân sự khu vực, theo các nhà quan sát.
Điều này diễn ra trong lúc hình ảnh của Trung Quốc bị cho là ‘sứt mẻ’ vì khoản tiền cứu trợ ban đầu cho Philippines quá nhỏ (100 nghìn USD) so với con số hơn 300 triệu USD Liên Hiệp Quốc kêu gọi thế giới đóng góp.
Một số nhà bình luận cũng nói Trung Quốc cần tỏ ra thiện chí bằng cách gửi tàu quân y hiện đại duy nhất sang vùng bị thiên tai, tuy nhiên điều này chưa rõ sẽ được đón nhận ra sao.
Theo biên tập viên châu Á của BBC News, Charles Scanlon, công cuộc cứu trợ bằng quân sự của Hoa Kỳ ở Philippines “nhấn mạnh tầm vóc hoạt động của giới quân sự Mỹ và quan hệ lịch sử gần gũi của Washington với Manila”.
“Sự hiện diện của Hạm đội Hoa Kỳ ngoài khơi đảo Leyte là biểu tượng chưa bị quên đi bởi người Philippines, những người lớn lên trong tình cảm kính trọng và biết ơn quân đội Mỹ dưới quyền Tướng Macarthur đã giải phóng đất nước từ chính điểm đổ bộ trên đảo này hồi Thế Chiến II.”
Vẫn theo nhà báo BBC, “Siêu bão này đã tạo ra cơ hội cho Hoa Kỳ và đồng minh chứng tỏ rằng vai trò quân sự của họ trong vùng mang tính thiện chí và đem lại lợi ích cho những người dân bình thường nhất,”
Đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ là Nhật Bản cũng hứa sẽ gửi một lực lượng quân sự đáng kể tới giúp Philippnes.
120710082059_us_carrier_304x171__nocredit.jpg
"USS Geogre Washington đã rời Hong Kong để tới Philippines"



Hiện Philippines đang chờ hàng không mẫu hạm USS George Washington đã rời Hong Kong sớm hơn lịch để tới cứu trợ cho vùng dân cư bị bão tàn phá.
Tin tức nói hơn 200 thủy quân lục chiến Mỹ đã có mặt và dự tính trên 2000 nữa sẽ đến Philippines.
[h=2]Hoan nghênh hay không?[/h] Hiện đang có những lời kêu gọi Trung Quốc cần chứng tỏ vai trò 'có trách nhiệm' ngoài đại dương bằng cách cử tàu quân y vào vùng sau thiên tai tại các đảo của Philippines.
Trang CNBC có trích lời một chuyên gia về an ninh vùng tại Úc nói rằng "Trung Quốc đến nay vẫn chưa tỏ ra muốn dùng năng lực cứu trợ nhân đạo tuyệt vời của họ" cho Philippines.
Ông Rory Medcalf từ Viện Lowy ở Úc nói từ năm 2007 Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tàu quân y 'Hòa Bình' (Peace Ark) và cử chiếc tàu đến một số quốc gia.
Theo ông, tàu quân y có 300 giường bệnh, tám phòng mổ và 107 nhân viên y tế, "có đầy đủ khả năng cứu trợ cho nạn nhân thiên tai" sau bão Haiyan.
Tuy nhiên, câu hỏi là Philippines có chấp nhận để hải quân Trung Quốc tham gia công tác cứu trợ sau bão hay không.
Còn với Hoa Kỳ, sự trở lại Philippines của Hạm đội 7 cũng cần được nhìn nhận trong bối cảnh an ninh mới trong vùng.
Không phải ở đâu, chính quyền nước chủ nhà hoặc một phần dư luận cũng hoan nghênh Hoa Kỳ.
131114120001_haiyan_victiims_philippines_464x261_reuters.jpg
Nhu cầu cứu trợ khẩn cấp cho nạn nhân bão Haiyan hiện rất lớn


Theo BBC Miến Điện ở London, sau cơn bão Nargis tàn phá vùng bờ biển Miến Điện năm 2008, hạm đội 7 của Mỹ cũng vào cứu trợ nhưng không được hoan nghênh.
Đó là khi chính trị Miến Điện chưa thay đổi và chính quyền quân nhân chỉ tập trung vào quan hệ hải quân với Trung Quốc qua các hợp đồng mua các tàu săn ngầm hạng Hải Nam từ Bắc Kinh.
Nhưng khác với Miến Điện, Manila đã có chính sách mời Hoa Kỳ trở lại sau khi yêu cầu Mỹ trả căn cứ tại cảng Subic năm 1992.
Hiện nay, theo một số báo khu vực, chính phủ Philippines đã tung ra chương trình hiện đại hóa hải quân trị giá 1.8 tỷ USD.
Manila cũng vẫn tiếp tục thúc đẩy một chương trình hợp tác với Hoa Kỳ mà nếu hoàn tất sẽ cho Mỹ luân chuyển quân qua các địa điểm ở Philippines.
Một trong số căn cứ đó là nằm ở cảng Oyster tại Palawan, phía Tây quần đảo Trường Sa, tuyến đầu của cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Cảng này sẽ hỗ trợ cho quân cảng cũ ở vịnh Subic, nơi theo Asia Times, chỉ trong năm nay từ tháng 1 đến tháng 6 đã có 72 tàu chiến và tàu ngầm Mỹ cập bến, tăng nhiều so với con số 51 chuyến đến trong cả năm 2010.

Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top