Tội phạm băng nhóm khi đã hình thành, chúng ngày càng manh động, khiến người dân cảm thấy cuộc sống thiếu an toàn, tính mạng và tài sản không được đảm bảo.
Giới anh chị đất mỏ mà chúng tôi đề cập ở những bài trước chưa nói lên nhiều bản chất của tội phạm vùng đất này. Thương hiệu ông trùm xứ này phải gắn với vàng đen (than).
Manh nha băng nhóm
Nạn tham ô than, trộm cắp than, khai thác than trái phép, buôn lậu than… từ nhiều năm nay như một thứ bệnh nan y lây nhiễm qua nhiều tầng lớp cư dân Quảng Ninh, chưa có thuốc đặc hiệu chữa cho tiệt đi được. Điểm những vụ án những năm gần đây, thấy đủ các đôi tượng liên quan đến than: Từ cán bộ doanh nghiệp khai khoáng quốc doanh đến các “đại gia” than tận thu, than thổ phỉ; từ những kẻ bảo kê, cưỡng đoạt đến những gia đình chuyên nghề “mót” than…
Ai từng một lần thâm nhập sâu vào các vùng than, mỏ than ở Quảng Ninh, sẽ nhận thấy đấy chính là mảnh đất màu mỡ để mọc lên các băng nhóm.
Xuất phát điểm những tội phạm kiểu này chính từ nạn đào trộm than một thời rộ lên như nấm mọc sau mưa, trải khắp các vùng than từ Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, đến Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông.
PV từng nghe ông Bí thư Tỉnh ủy thời 10 năm trước của Quảng Ninh tâm sự, khi còn là Bí thư Thành ủy thành phố Hạ Long, đến thăm trại tạm giam Công an thành phố, ông hỏi một nghi can trẻ tuổi: "Cháu phạm tội gì?". Anh này đáp: "Cháu không có tội, cháu bị oan".
Khi ngồi với lãnh đạo Công an thành phố Hạ Long, ông Bí thư hỏi kỹ trường hợp này. Lãnh đạo Công an báo cáo anh ta phạm tội khai thác khoáng sản trái phép. Bí thư đề nghị được xem hồ sơ, xem xong nói: "Cậu này con nhà lao động, nhân thân tốt, gia đình khó khăn, mới làm thuê cho giếng than thổ phỉ hơn một tháng. Nên vận dụng các điều kiện, tình tiết pháp lý cho cậu ta được xử phạt hành chính, giao về địa phương quản lý, giáo dục".
Làm than thổ phỉ thời đầu đại đa số là người lao động. Tuy nhiên, về sau có sự phân hóa, một số dần chuyển sang trộm cắp than, rồi cưỡng đoạt lại những người trộm cắp than. Rồi đám này tiến tới “bảo kê”, “làm luật”, móc ngoặc ăn cắp than với các doanh nghiệp chuyên khai thác than…
Thời kinh tế thị trường, những băng nhóm này không mấy khó khăn lập ra doanh nghiệp cho có vẻ hợp pháp, rồi tập hợp đám cửu vạn, “ong ve” ít cũng vài ba chục, đông thì hàng trăm người. Những doanh nghiệp kiểu này ngoài khai thác than trái phép, thường “tiện tay” trộm cắp hoặc trấn lột than người khác.
Nạn nhân của chúng nghĩ đơn giản “than gio là lộc của giời” nên không dám tố cáo, hoặc đơn giản họ chỉ là những người dân đơn lẻ thấp cổ bé họng không dám đương đầu với đám côn đồ.
Và những trọng án
Nhiều người chưa quên vụ giết người rùng rợn xảy ra tại cảng Làng Khánh, rạng sáng 15.12.2008. Hôm đó, tại bãi tập kết than cảng Làng Khánh (nơi giáp ranh thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ, và thành phố Cẩm Phả), đã xảy ra vụ bắn giết đặc biệt nghiêm trọng, gây sốc dư luận cả nước. Có sáu nạn nhân tử vong tại hiện trường, hai trong số đó là trẻ vị thành niên, một nạn nhân khác trọng thương. Vũ khí gây án là súng bắn đạn hoa cải.
Sau khi gây án, các đối tượng trốn ra một đảo nhỏ trên vịnh Hạ Long, sau đó tìm đường vào Nam. Công an Quảng Ninh bắt 3 nghi phạm: Phan Huy Nam (tức Nam Bang, 34 tuổi, trú tại Hoành Bồ); Nguyễn Văn Quân (tức Quân Bi, 27 tuổi, trú tại Hoành Bồ); Đặng Thế Sơn (35 tuổi, trú tại Cẩm Phả).
Các cơ quan bảo vệ pháp luật Quảng Ninh xác định đây không phải chuyện đụng độ giữa các băng nhóm, chỉ là “giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng súng tự tạo”, “mang tính bột phát”. Phía gây án được cho là những người “mót than”, phía bị hại thì đi “trộm than” của đám mót than kia.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở Hạ Long, Cẩm Phả và Hoành Bồ lại nhận định đây là vụ thanh toán đẫm máu giữa hai băng nhóm tội phạm để tranh giành địa bàn “mót than” mà thực chất là trộm - cướp than của các doanh nghiệp khai khoáng khu vực cảng Làng Khánh. Phía gây án là đàn em đại ca Tr.Ph.Thời điểm ấy, đại ca này đang thụ án trong tù, song cảng Làng Khánh nguyên là lãnh địa của Tr.Ph., “linh cẩu không được vuốt râu sư tử”.
Một vụ án khác đã được phóng viên điều tra và tường thuật các phiên xét xử qua nhiều số báo, đó là vụ chặn xe khách bắn chết chủ xe, xảy ra tại thành phố Cẩm Phả rạng sáng 8.11.2008.
Trong vụ án này, có bốn sát thủ từ Hải Phòng sang Quảng Ninh gây án. Sau khi nổ súng, nhóm sát thủ trốn mất dạng. Các cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng nguyên nhân vụ án là từ mâu thuẫn giữa các chủ xe khách chạy tuyến Bình Liêu - Hà Nội.
Tuy nhiên, những người theo dõi vụ án này đã biết, một trong bốn sát thủ (bị án Trần Quang Hùng, hiện đã lãnh án tử hình) sau khi bị bắt đã viết từ trại tạm giam một bản tự khai, nói rõ nhóm sát thủ này bàn nhau định qua Quảng Ninh làm than. Vì vậy, khi có người ở Quảng Ninh nhờ “đánh dằn mặt” một chủ xe khách, bọn chúng lập tức nhận lời.
Vụ này, các sát thủ làm mà không cần công xá, mục đích chính là kiếm lấy chút “uy danh” để dễ thâm nhập vào giới than gio đầy phức tạp, nguy hiểm và lắm lợi lộc.
Hậu quả nhãn tiền
Những ai từng đến Quảng Ninh nhiều lần trong vài ba thập niên qua đều thấy môi trường tự nhiên (rừng, nguồn nước, không khí) ở đây bị tàn phá, ô nhiễm nặng nề. Ở phường Quang Hanh thuộc thành phố Cẩm Phả, trước đây có hồ nước Diễn Vọng ẩn sâu giữa rừng già, nguyên là nguồn cấp nước sinh hoạt cho thành phố sôi động phía dưới.
Do nạn khai thác than thổ phỉ, chỉ qua vài mùa mưa, đất đá từ những lò than, vỉa than lậu đã tràn về lấp đầy ứ hồ Diễn Vọng. Cái hồ này giờ chỉ là bãi cát mênh mông, mỗi khi có cơn gió thoảng qua lại vờn lên những đám bụi đầy ma quái.
Môi trường xã hội cũng nhiều biến động. Số ít giàu lên khá dễ dàng, kéo theo cách sống hoang phí, gấp gáp, sa đọa. Các đại ca tiêu pha rủng rẻng, cưỡi xế hộp đời mới, tối tối đi sàn nhảy uống rượu tây xài thuốc lắc. Khá nhiều vụ án xảy ra khi các đại ca nổi máu nóng bởi rượu mạnh và nhạc mạnh.
Tháng 3.2011, tại vũ trường Club 18 chốn lui tới của “anh hùng hảo hán” vùng than, thuộc phường Bãi Cháy (thành phố Hạ Long), xảy ra án mạng. Công an bắt 5 đối tượng, trong đó có Nguyễn Tiến Dũng (SN 1960, trú tại TP Hạ Long).
Dũng dùng lê đâm nạn nhân vì khi nhảy, anh này va phải bạn của Dũng. Cũng trong tháng đó, tại thành phố Cẩm Phả, Công an bắt Lê Minh Quang (SN 1987, trú tại thành phố Cẩm Phả) và hai đối tượng khác. Quang khai khi đang thanh toán tiền tại sàn nhảy O2 (thành phố Cẩm Phả) thì thấy nạn nhân cãi nhau với bạn mình, Quang ra can, bị chửi, bèn về nhà lấy kiếm.
Bên cạnh những đại ca tiêu tiền như nước, thì người lao động vùng mỏ sống cực khổ do môi trường sống (cả tự nhiên và xã hội) xuống cấp. Nhiều người trong số họ trở thành “cửu vạn”, bị cưỡng đoạt, đánh đập, bóc lột. Nguy hiểm hơn, nhiều thanh niên và trẻ vị thành niên bị lôi kéo vào con đường tệ nạn và tội phạm. Băng tội phạm sẽ nêu trong số báo tới cũng hình thành từ con đường này.
Tội phạm băng nhóm khi đã hình thành, chúng ngày càng manh động, sẵn sàng tham gia các cuộc giải quyết mâu thuẫn, tranh giành lãnh địa bằng bạo lực. Chúng trắng trợn cưỡng đoạt người lao động, “làm luật” các doanh nghiệp, đòi nợ thuê, giết người mướn.
Người dân cảm thấy cuộc sống bất ổn, tính mạng và tài sản không được đảm bảo. Chưa địa phương nào có chuyện như ở Quảng Ninh, do hô hào mở cuộc thanh tra lớn chống lại nạn khai thác trộm than và buôn lậu than, một Bí thư Tỉnh ủy đã bị đối tượng xấu nhắn tin vào máy điện thoại cầm tay, dọa… ốp mìn vào nhà.
Theo Tiền phong
Giới anh chị đất mỏ mà chúng tôi đề cập ở những bài trước chưa nói lên nhiều bản chất của tội phạm vùng đất này. Thương hiệu ông trùm xứ này phải gắn với vàng đen (than).
|
Môi trường vùng than bị tàn phá nghiêm trọng. |
Nạn tham ô than, trộm cắp than, khai thác than trái phép, buôn lậu than… từ nhiều năm nay như một thứ bệnh nan y lây nhiễm qua nhiều tầng lớp cư dân Quảng Ninh, chưa có thuốc đặc hiệu chữa cho tiệt đi được. Điểm những vụ án những năm gần đây, thấy đủ các đôi tượng liên quan đến than: Từ cán bộ doanh nghiệp khai khoáng quốc doanh đến các “đại gia” than tận thu, than thổ phỉ; từ những kẻ bảo kê, cưỡng đoạt đến những gia đình chuyên nghề “mót” than…
Ai từng một lần thâm nhập sâu vào các vùng than, mỏ than ở Quảng Ninh, sẽ nhận thấy đấy chính là mảnh đất màu mỡ để mọc lên các băng nhóm.
Xuất phát điểm những tội phạm kiểu này chính từ nạn đào trộm than một thời rộ lên như nấm mọc sau mưa, trải khắp các vùng than từ Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, đến Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông.
PV từng nghe ông Bí thư Tỉnh ủy thời 10 năm trước của Quảng Ninh tâm sự, khi còn là Bí thư Thành ủy thành phố Hạ Long, đến thăm trại tạm giam Công an thành phố, ông hỏi một nghi can trẻ tuổi: "Cháu phạm tội gì?". Anh này đáp: "Cháu không có tội, cháu bị oan".
Khi ngồi với lãnh đạo Công an thành phố Hạ Long, ông Bí thư hỏi kỹ trường hợp này. Lãnh đạo Công an báo cáo anh ta phạm tội khai thác khoáng sản trái phép. Bí thư đề nghị được xem hồ sơ, xem xong nói: "Cậu này con nhà lao động, nhân thân tốt, gia đình khó khăn, mới làm thuê cho giếng than thổ phỉ hơn một tháng. Nên vận dụng các điều kiện, tình tiết pháp lý cho cậu ta được xử phạt hành chính, giao về địa phương quản lý, giáo dục".
Làm than thổ phỉ thời đầu đại đa số là người lao động. Tuy nhiên, về sau có sự phân hóa, một số dần chuyển sang trộm cắp than, rồi cưỡng đoạt lại những người trộm cắp than. Rồi đám này tiến tới “bảo kê”, “làm luật”, móc ngoặc ăn cắp than với các doanh nghiệp chuyên khai thác than…
Máy xúc bị thu giữ khi khai thác than trái phép. |
Nạn nhân của chúng nghĩ đơn giản “than gio là lộc của giời” nên không dám tố cáo, hoặc đơn giản họ chỉ là những người dân đơn lẻ thấp cổ bé họng không dám đương đầu với đám côn đồ.
Và những trọng án
Nhiều người chưa quên vụ giết người rùng rợn xảy ra tại cảng Làng Khánh, rạng sáng 15.12.2008. Hôm đó, tại bãi tập kết than cảng Làng Khánh (nơi giáp ranh thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ, và thành phố Cẩm Phả), đã xảy ra vụ bắn giết đặc biệt nghiêm trọng, gây sốc dư luận cả nước. Có sáu nạn nhân tử vong tại hiện trường, hai trong số đó là trẻ vị thành niên, một nạn nhân khác trọng thương. Vũ khí gây án là súng bắn đạn hoa cải.
Sau khi gây án, các đối tượng trốn ra một đảo nhỏ trên vịnh Hạ Long, sau đó tìm đường vào Nam. Công an Quảng Ninh bắt 3 nghi phạm: Phan Huy Nam (tức Nam Bang, 34 tuổi, trú tại Hoành Bồ); Nguyễn Văn Quân (tức Quân Bi, 27 tuổi, trú tại Hoành Bồ); Đặng Thế Sơn (35 tuổi, trú tại Cẩm Phả).
Nạn nhân một vụ thanh toán của giới giang hồ đất Mỏ. |
Do hô hào mở cuộc thanh tra lớn chống lại nạn khai thác trộm than và buôn lậu than, một Bí thư Tỉnh ủy đã bị đối tượng xấu nhắn tin vào máy điện thoại cầm tay, dọa… ốp mìn vào nhà! |
Một vụ án khác đã được phóng viên điều tra và tường thuật các phiên xét xử qua nhiều số báo, đó là vụ chặn xe khách bắn chết chủ xe, xảy ra tại thành phố Cẩm Phả rạng sáng 8.11.2008.
Trong vụ án này, có bốn sát thủ từ Hải Phòng sang Quảng Ninh gây án. Sau khi nổ súng, nhóm sát thủ trốn mất dạng. Các cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng nguyên nhân vụ án là từ mâu thuẫn giữa các chủ xe khách chạy tuyến Bình Liêu - Hà Nội.
Tuy nhiên, những người theo dõi vụ án này đã biết, một trong bốn sát thủ (bị án Trần Quang Hùng, hiện đã lãnh án tử hình) sau khi bị bắt đã viết từ trại tạm giam một bản tự khai, nói rõ nhóm sát thủ này bàn nhau định qua Quảng Ninh làm than. Vì vậy, khi có người ở Quảng Ninh nhờ “đánh dằn mặt” một chủ xe khách, bọn chúng lập tức nhận lời.
Vụ này, các sát thủ làm mà không cần công xá, mục đích chính là kiếm lấy chút “uy danh” để dễ thâm nhập vào giới than gio đầy phức tạp, nguy hiểm và lắm lợi lộc.
Hậu quả nhãn tiền
Những ai từng đến Quảng Ninh nhiều lần trong vài ba thập niên qua đều thấy môi trường tự nhiên (rừng, nguồn nước, không khí) ở đây bị tàn phá, ô nhiễm nặng nề. Ở phường Quang Hanh thuộc thành phố Cẩm Phả, trước đây có hồ nước Diễn Vọng ẩn sâu giữa rừng già, nguyên là nguồn cấp nước sinh hoạt cho thành phố sôi động phía dưới.
Do nạn khai thác than thổ phỉ, chỉ qua vài mùa mưa, đất đá từ những lò than, vỉa than lậu đã tràn về lấp đầy ứ hồ Diễn Vọng. Cái hồ này giờ chỉ là bãi cát mênh mông, mỗi khi có cơn gió thoảng qua lại vờn lên những đám bụi đầy ma quái.
Môi trường xã hội cũng nhiều biến động. Số ít giàu lên khá dễ dàng, kéo theo cách sống hoang phí, gấp gáp, sa đọa. Các đại ca tiêu pha rủng rẻng, cưỡi xế hộp đời mới, tối tối đi sàn nhảy uống rượu tây xài thuốc lắc. Khá nhiều vụ án xảy ra khi các đại ca nổi máu nóng bởi rượu mạnh và nhạc mạnh.
Tháng 3.2011, tại vũ trường Club 18 chốn lui tới của “anh hùng hảo hán” vùng than, thuộc phường Bãi Cháy (thành phố Hạ Long), xảy ra án mạng. Công an bắt 5 đối tượng, trong đó có Nguyễn Tiến Dũng (SN 1960, trú tại TP Hạ Long).
Dũng dùng lê đâm nạn nhân vì khi nhảy, anh này va phải bạn của Dũng. Cũng trong tháng đó, tại thành phố Cẩm Phả, Công an bắt Lê Minh Quang (SN 1987, trú tại thành phố Cẩm Phả) và hai đối tượng khác. Quang khai khi đang thanh toán tiền tại sàn nhảy O2 (thành phố Cẩm Phả) thì thấy nạn nhân cãi nhau với bạn mình, Quang ra can, bị chửi, bèn về nhà lấy kiếm.
Bên cạnh những đại ca tiêu tiền như nước, thì người lao động vùng mỏ sống cực khổ do môi trường sống (cả tự nhiên và xã hội) xuống cấp. Nhiều người trong số họ trở thành “cửu vạn”, bị cưỡng đoạt, đánh đập, bóc lột. Nguy hiểm hơn, nhiều thanh niên và trẻ vị thành niên bị lôi kéo vào con đường tệ nạn và tội phạm. Băng tội phạm sẽ nêu trong số báo tới cũng hình thành từ con đường này.
Tội phạm băng nhóm khi đã hình thành, chúng ngày càng manh động, sẵn sàng tham gia các cuộc giải quyết mâu thuẫn, tranh giành lãnh địa bằng bạo lực. Chúng trắng trợn cưỡng đoạt người lao động, “làm luật” các doanh nghiệp, đòi nợ thuê, giết người mướn.
Người dân cảm thấy cuộc sống bất ổn, tính mạng và tài sản không được đảm bảo. Chưa địa phương nào có chuyện như ở Quảng Ninh, do hô hào mở cuộc thanh tra lớn chống lại nạn khai thác trộm than và buôn lậu than, một Bí thư Tỉnh ủy đã bị đối tượng xấu nhắn tin vào máy điện thoại cầm tay, dọa… ốp mìn vào nhà.
Theo Tiền phong