Từ nay đi nhậu chỉ ăn, chớ uống.
Lập “chốt” đón lõng tại quán nhậu
Sáng 4/6, tại cuộc họp về các biện pháp triển khai an toàn giao thông 7 tháng cuối năm 2013, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu các sở ngành phải giải quyết dứt điểm "Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như lái xe sau khi uống rượu bia, xe chở quá khổ quá tải và lái xe không đội mũ bảo hiểm.
Cảnh sát giao thông lập chốt chặn ngay trước cửa nhà hàng cho tôi. Cứ thấy ai đã uống rượu bia mà còn leo lên lái xe là xử phạt ngay. Ngoài việc tăng cường kiểm tra trên đường, chúng ta phải xử lý ngay khi người vi phạm vừa leo lên xe".
Cũng theo ông Tín, đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h của Công an TP.HCM nhằm giảm tai nạn giao thông là "khó thực hiện" vì còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, ông đề nghị cảnh sát giao thông lập chốt chặn ngay trước các nhà hàng để xử lý tình trạng nhiều người uống rượu bia vẫn lái xe.
Bên cạnh đó, ông Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh: "Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ. Cảnh sát giao thông báo cáo rằng khi kiểm tra nồng độ cồn, nhiều người say xỉn đã gây sự, chống đối. Tôi đề nghị phải làm nghiêm vấn đề này. Là ai cũng phải tôn trọng pháp luật, đã sai còn chống đối thì phải xử lý ngay".
Dễ gây tiêu cực!
Ngay khi xuất hiện hai quy định này đã trở thành đề tài tranh luận trên các diễn đàn, nhất là đối với dân công sở chuyên chè chén ở các quán nhậu sau giờ làm.
Anh Minh Trân nhận xét: “Ra luật đón lõng tại các quán nhậu là chính xác, ai phản đối là mấy người hay nhậu nhẹt thôi. Đâu phải ra luật cấm nhậu, chỉ cấm nhậu say rồi nhảy lên xe mà đi thôi. Cái này thì luật có lâu rồi, hay hồi thi lấy bằng đóng tiền “chống trượt” để chép lý thuyết nên không thuộc? Ở Nhật nếu định đi nhậu thì bỏ xe ở nhà/cơ quan rồi đi taxi hoặc xe buýt, khi về cũng vậy.
Lái xe khi trong người có cồn mà bi phát hiện là báo về cơ quan, mất việc luôn chứ không chỉ phạt tiền đâu! Lại còn to mồm nói người khác đạo đức giả, thế chắc phải đồng tình với lũ nhậu say sưa rồi đi xe gây tai nạn mới là đạo đức thật sao? Đất nước kém phát triển, nhiều tai nạn thì so sánh với nước ngoài rồi chửi đổng, thế từ lúc thực thi luật thì sao không so với người ta mà làm đi?
Làm như thế này rõ ràng là để bảo vệ an toàn cho người đi đường, còn bọn nhậu vô ý thức thì phạt thoải mái, cảnh sát còn thu được càng nhiều tiền từ bọn đấy lại an toàn cho những người tham gia giao thông khác”.
Anh Dũng Rum chia sẻ: “Thật ra mình đồng ý cả hai tay việc phạt như thế này. Dân mình đa số còn thiếu ý thức, ra đường thì chen lấn không ai nhường ai, say xỉn thì chạy như điên. Bên Mỹ sau 12 giờ khuya là ra tuần tra cạnh các quán bar, club để canh chừng, thấy ai có biểu hiện sai xỉn là hốt liền”.
Tuy nhiên, bên cạnh một số ý kiến tán đồng nhiều người cũng cho rằng hình thức này khó tránh được những tiêu cực nhất định.
Chẳng hạn, anh Thanh Hoàng cho rằng: “Phạt say xỉn cũng tốt nhưng rõ ràng kiểu phạt này theo dạng đi đêm. Kiểu này thì rất khó quản lý, nếu không muốn nói là dễ xảy ra tiêu cực. Thay vì đứng đón lõng sao không tổ chức đi tuần và phạt nặng những trường hợp có hơi men hay lạng lách đánh võng, thấy còn hợp lý hơn”.
Nhiều người đã phải trả giá vì quá chén
Nick doivanthe suy nghĩ tiêu cực hơn: “Không biết Luật được làm tốt tới đâu, chứ cái đà này thì cảnh sát sẽ thương lượng để chung chi với quán. Quán nào không cho tiền chắc ngồi canh me cả tháng cho mất hết khách luôn. Nếu vậy lúc ăn tiệc cưới thì sao, chẳng lẽ uống nước ngọt?”
Để có thể xử phạt được như đề xuất cần phải có kế hoạch cụ thể, đồng thời phải có sự giám sát hợp lý nếu không muốn luật ra rồi lại phải thu lại.
Theo NCĐT
Lập “chốt” đón lõng tại quán nhậu
Sáng 4/6, tại cuộc họp về các biện pháp triển khai an toàn giao thông 7 tháng cuối năm 2013, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu các sở ngành phải giải quyết dứt điểm "Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như lái xe sau khi uống rượu bia, xe chở quá khổ quá tải và lái xe không đội mũ bảo hiểm.
Cảnh sát giao thông lập chốt chặn ngay trước cửa nhà hàng cho tôi. Cứ thấy ai đã uống rượu bia mà còn leo lên lái xe là xử phạt ngay. Ngoài việc tăng cường kiểm tra trên đường, chúng ta phải xử lý ngay khi người vi phạm vừa leo lên xe".
Cũng theo ông Tín, đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h của Công an TP.HCM nhằm giảm tai nạn giao thông là "khó thực hiện" vì còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, ông đề nghị cảnh sát giao thông lập chốt chặn ngay trước các nhà hàng để xử lý tình trạng nhiều người uống rượu bia vẫn lái xe.
Bên cạnh đó, ông Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh: "Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ. Cảnh sát giao thông báo cáo rằng khi kiểm tra nồng độ cồn, nhiều người say xỉn đã gây sự, chống đối. Tôi đề nghị phải làm nghiêm vấn đề này. Là ai cũng phải tôn trọng pháp luật, đã sai còn chống đối thì phải xử lý ngay".
Dễ gây tiêu cực!
Ngay khi xuất hiện hai quy định này đã trở thành đề tài tranh luận trên các diễn đàn, nhất là đối với dân công sở chuyên chè chén ở các quán nhậu sau giờ làm.
Anh Minh Trân nhận xét: “Ra luật đón lõng tại các quán nhậu là chính xác, ai phản đối là mấy người hay nhậu nhẹt thôi. Đâu phải ra luật cấm nhậu, chỉ cấm nhậu say rồi nhảy lên xe mà đi thôi. Cái này thì luật có lâu rồi, hay hồi thi lấy bằng đóng tiền “chống trượt” để chép lý thuyết nên không thuộc? Ở Nhật nếu định đi nhậu thì bỏ xe ở nhà/cơ quan rồi đi taxi hoặc xe buýt, khi về cũng vậy.
Lái xe khi trong người có cồn mà bi phát hiện là báo về cơ quan, mất việc luôn chứ không chỉ phạt tiền đâu! Lại còn to mồm nói người khác đạo đức giả, thế chắc phải đồng tình với lũ nhậu say sưa rồi đi xe gây tai nạn mới là đạo đức thật sao? Đất nước kém phát triển, nhiều tai nạn thì so sánh với nước ngoài rồi chửi đổng, thế từ lúc thực thi luật thì sao không so với người ta mà làm đi?
Làm như thế này rõ ràng là để bảo vệ an toàn cho người đi đường, còn bọn nhậu vô ý thức thì phạt thoải mái, cảnh sát còn thu được càng nhiều tiền từ bọn đấy lại an toàn cho những người tham gia giao thông khác”.
Anh Dũng Rum chia sẻ: “Thật ra mình đồng ý cả hai tay việc phạt như thế này. Dân mình đa số còn thiếu ý thức, ra đường thì chen lấn không ai nhường ai, say xỉn thì chạy như điên. Bên Mỹ sau 12 giờ khuya là ra tuần tra cạnh các quán bar, club để canh chừng, thấy ai có biểu hiện sai xỉn là hốt liền”.
Tuy nhiên, bên cạnh một số ý kiến tán đồng nhiều người cũng cho rằng hình thức này khó tránh được những tiêu cực nhất định.
Chẳng hạn, anh Thanh Hoàng cho rằng: “Phạt say xỉn cũng tốt nhưng rõ ràng kiểu phạt này theo dạng đi đêm. Kiểu này thì rất khó quản lý, nếu không muốn nói là dễ xảy ra tiêu cực. Thay vì đứng đón lõng sao không tổ chức đi tuần và phạt nặng những trường hợp có hơi men hay lạng lách đánh võng, thấy còn hợp lý hơn”.
Nhiều người đã phải trả giá vì quá chén
Nick doivanthe suy nghĩ tiêu cực hơn: “Không biết Luật được làm tốt tới đâu, chứ cái đà này thì cảnh sát sẽ thương lượng để chung chi với quán. Quán nào không cho tiền chắc ngồi canh me cả tháng cho mất hết khách luôn. Nếu vậy lúc ăn tiệc cưới thì sao, chẳng lẽ uống nước ngọt?”
Để có thể xử phạt được như đề xuất cần phải có kế hoạch cụ thể, đồng thời phải có sự giám sát hợp lý nếu không muốn luật ra rồi lại phải thu lại.