G7: Mỹ, Đức 'cứng rắn' về trừng phạt Nga

T

T$

Guest

150607144823__83469640_83469639.jpg

Tổng thống Hoa Kỳ Obama gặp gỡ Thủ tướng Đức Merkel tại Thượng đỉnh G7nhóm họp ở Đức.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Đức nói các biện pháp trừng phạt Nga nên được duy trì cho đến khi Nga thực hiện một thỏa thuận kết thúc giao tranh ở Ukraine.
Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Angela Merkel đã hội đàm khi thượng đỉnh G7 của các cường quốc kinh tế khai mạc ở miền nam nước Đức.
Moscow là mục tiêu của các trừng phạt mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ nhắm vào vì vai trò của Nga trong việc hậu thuẫn quân nổi dậy ở Ukraina.
Nga đã bị loại ra khỏi cơ chế trước đây được biết đến là nhóm G8, kể từ khi nước này sáp nhập Crimea thuộc Ukraina vào Nga hồi năm ngoái.

Thời hạn trừng phạt phải được gắn kết rõ ràng với việc Nga thực hiện đầy đủ các điều khoản trong thỏa thuận Minsk và tôn trọng chủ quyền của UkraineTuyên bố của Nhà trắng​


Phương Tây đã cáo buộc Nga cử lực lượng quân sự vào miền đông Ukraine để giúp quân nổi dậy. Moscow đã bác bỏ điều này, nói bất cứ người lính nào của Nga hiện diện ở đó đầu là tình nguyện.
Khi đến Bavarian Alps, Tổng thống Obama nói rằng các nhà lãnh đạo G7 sẽ thảo luận "chống lại cuộc xâm lăng của Nga" ở Ukraine.
[h=2]Thời hạn trừng phạt[/h]Trong một tuyên bố sau cuộc hội đàm của ông Obama với bà Merkel, Nhà trắng nói:
“Thời hạn trừng phạt phải được gắn kết rõ ràng với việc Nga thực hiện đầy đủ các điều khoản trong thỏa thuận Minsk và tôn trọng chủ quyền của Ukraine."
150607144822__83471335_83471334.jpg

Lãnh đạo G7 cũng sẽ thảo luận về Hy Lạp và biến đổi khí hậu

Đức, Anh và Mỹ muốn đạt một thỏa thuận để cung cấp hậu thuẫn cho bất kỳ quốc gia thành viên EU nào định rút sự ủng hộ của họ đối với các biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow vốn đang làm tổn thương nền kinh tế Nga.
Thỏa thuận Minsk tháng Chín năm ngoái liên quan Nga, quân nổi dậy do Nga ủng hộ và Chính phủ Ukraine, bao gồm việc thành lập một vùng đệm dài 30 km giữa hai bên.
Nhưng giao chiến đã tăng cường trong những tuần gần đây.
Trong vụ việc mới nhất, hai binh sỹ tuần duyên của Ukraine bị thương khi tàu tuần duyên của họ bị một vụ đánh bom tại cảng Mariupol tấn công, mặc dù vẫn còn chưa rõ ràng về các chi tiết.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Liên minh châu Âu, Donald Tusk, ra chỉ dấu cho thấy các biện pháp trừng phạt sẽ nghiêm ngặt hơn, trong một tuyên bố tại G7.
"Nếu bất cứ ai muốn bắt đầu một cuộc tranh luận về việc thay đổi cơ chế trừng phạt, các cuộc thảo luận chỉ có thể là về việc tăng cường nó."
[h=2]Ảnh hưởng tất cả[/h]
150606133558_putin_two.jpg

Tổng thống Nga hôm thứ Bảy 06/6 nói với tờ báo Ý rằng phương Tây 'không nên sợ' Nga tấn công.

Thủ tướng Anh David Cameron nói ông hy vọng sẽ có một mặt trận hợp nhất nhằm đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt tiếp tục mặc dù ông thừa nhận rằng "trừng phạt ảnh hưởng tới tất cả chúng ta".
Biện pháp trừng phạt của EU sẽ hết hạn vào cuối tháng Bảy.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond trước đó đã nêu những lo ngại về áp lực quân sự của Nga trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Andrew Marr Show của BBC.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Mỹ có nên tái triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu hay không, ông Hammond nói:
"Chúng tôi đã gửi một tín hiệu rõ ràng đối với Nga rằng chúng tôi sẽ không cho phép họ vượt qua chỉ giới lằn đỏ của chúng tôi.
“Đồng thời chúng ta nhận ra rằng người Nga đã cảm thấy bị bao vây và bị công kích, nhưng chúng tôi không muốn thực hiện hành động khiêu khích không cần thiết. "
Còn Tổng thống Nga Vladimir Putin nói hôm thứ Bảy rằng Nga không phải là một mối đe dọa và Nga đã có "những thứ khác để lo toan".
Ông nói với tờ báo Corriere della Sera của Ý rằng "Chỉ có một người điên và chỉ trong mơ mới có thể tưởng tượng rằng Nga sẽ đột ngột tấn công NATO.”


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top