T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Đồng yên mạnh khiến Nhật bị nhập siêu từ năm 2011.
Phiên hop bộ trưởng tài chính nhóm G20 tại Moscow có thể sẽ không chỉ trích Nhật giữ đồng yến giá trị thấp, theo thông tin rò rỉ từ bản thảo thông cáo chung chính thức.
Tin này khiến đồng yên Nhật xuống giá mạnh, giảm 1,5% so với đôla Mỹ.
Tân chính phủ Nhật được bầu lên mới đây đã yêu cầu áp dụng nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến đồng yên giảm giá 15% kể từ tháng Chín.
Đồng yên yếu tạo lợi thế về giá cho các nhà xuất khẩu của Nhật, gây quan ngại về ''cuộc chiến tiền tệ.
Trong khi đó, Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Sáu thông báo rằng Tổng thống Obama sẽ tiếp Thủ tướng Shinzo Abe mới được bầu lên gần đây của Nhật vào ngày 22 tháng Hai, mặc dù các cuộc bàn thảo giữa hai nhà lãnh đao sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực hai bên quan ngại chứ không chỉ có chủ đề mậu dịch.
Thông cáo chung của G20, nếu theo tinh thần của bản thảo, có nghĩa là nhóm G20 sẽ có quan điểm tương tự như nhóm G7 vào đầu tuần này về chủ trương của Nhật.
Một đại biểu sẽ dư phiên hop muốn ẩn danh của G20 được Reuters dẫn lời nói: "Không có ai moi móc Nhật cả. Đó quả là điều hơi ngạc nhiên."
Nhóm G7, gồm cả Nhật Bản, nói họ không đặt chỉ tiêu cho tỉ giá hối đoái đối với đồng tiền của họ.
Cũng giống như G7, G20 cũng có thành viên là nhiều nền kinh tế lớn đang phát triển, bao gồm các quốc gia đối thủ về xuất khẩu với Nhật Bản như Nam Hàn và Trung Quốc.
Trung Quốc, cũng như nhiều nước khác trong G20, có chính sách hạn chế mua bán tiền tệ của mình và đặt chỉ tiêu cho tỉ giá hối đoái.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe thắng cử vào tháng 12, chính phủ mới của ông đã thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật thực hiện các biện pháp mạnh dạn hơn nhằm phuc hồi nền kinh tế trì trệ.
Nhà chức trách Nhật không tìm cách can thiệp trực tiếp vào các thị trường tiền tệ để gây ảnh hưởng tới giá trị của đồng yên, và không giống nhiều nước châu Á có xuất khẩu là khâu chính trong kinh tế, đồng yên của Nhật đươc tự do chuyển đổi, tức là ai cũng có thể mua và bán đồng yên, và giá trị của đồng yên được ấn định theo các thị trường tiền tệ.
Đồng yên mạnh khiến Nhật bị thâm hụt mậu dich kể từ năm 2011, sau nhiều thâp niên xuất siêu.
Theo BBC Vietnamese
Phiên hop bộ trưởng tài chính nhóm G20 tại Moscow có thể sẽ không chỉ trích Nhật giữ đồng yến giá trị thấp, theo thông tin rò rỉ từ bản thảo thông cáo chung chính thức.
Tin này khiến đồng yên Nhật xuống giá mạnh, giảm 1,5% so với đôla Mỹ.
Tân chính phủ Nhật được bầu lên mới đây đã yêu cầu áp dụng nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến đồng yên giảm giá 15% kể từ tháng Chín.
Đồng yên yếu tạo lợi thế về giá cho các nhà xuất khẩu của Nhật, gây quan ngại về ''cuộc chiến tiền tệ.
Trong khi đó, Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Sáu thông báo rằng Tổng thống Obama sẽ tiếp Thủ tướng Shinzo Abe mới được bầu lên gần đây của Nhật vào ngày 22 tháng Hai, mặc dù các cuộc bàn thảo giữa hai nhà lãnh đao sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực hai bên quan ngại chứ không chỉ có chủ đề mậu dịch.
Thông cáo chung của G20, nếu theo tinh thần của bản thảo, có nghĩa là nhóm G20 sẽ có quan điểm tương tự như nhóm G7 vào đầu tuần này về chủ trương của Nhật.
Một đại biểu sẽ dư phiên hop muốn ẩn danh của G20 được Reuters dẫn lời nói: "Không có ai moi móc Nhật cả. Đó quả là điều hơi ngạc nhiên."
Nhóm G7, gồm cả Nhật Bản, nói họ không đặt chỉ tiêu cho tỉ giá hối đoái đối với đồng tiền của họ.
Cũng giống như G7, G20 cũng có thành viên là nhiều nền kinh tế lớn đang phát triển, bao gồm các quốc gia đối thủ về xuất khẩu với Nhật Bản như Nam Hàn và Trung Quốc.
Trung Quốc, cũng như nhiều nước khác trong G20, có chính sách hạn chế mua bán tiền tệ của mình và đặt chỉ tiêu cho tỉ giá hối đoái.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe thắng cử vào tháng 12, chính phủ mới của ông đã thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật thực hiện các biện pháp mạnh dạn hơn nhằm phuc hồi nền kinh tế trì trệ.
Nhà chức trách Nhật không tìm cách can thiệp trực tiếp vào các thị trường tiền tệ để gây ảnh hưởng tới giá trị của đồng yên, và không giống nhiều nước châu Á có xuất khẩu là khâu chính trong kinh tế, đồng yên của Nhật đươc tự do chuyển đổi, tức là ai cũng có thể mua và bán đồng yên, và giá trị của đồng yên được ấn định theo các thị trường tiền tệ.
Đồng yên mạnh khiến Nhật bị thâm hụt mậu dich kể từ năm 2011, sau nhiều thâp niên xuất siêu.
Theo BBC Vietnamese