[h=2]Sau một hồi uốn lưỡi thử giọng: “róc... róc... róc”, “huýt... huýt”, “cúc... cu”, đáp lại những tiếng “nhái” giọng chim là ồn ào cả một góc rừng tiếng chim “xịn” đáp trả.[/h]
Hàng chục năm nay, anh Trương Cảm (ngụ thôn Phú Thạch, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã theo dõi, bảo vệ nhiều loài chim ở vườn quốc gia Bạch Mã, nhờ chim làm “gián điệp” báo tin về tình hình khu rừng… Tất cả nhờ vào biệt tài “có một không hai” của anh: “Nói” được ngôn ngữ của hơn 200 loài chim.
Hiểu ngôn ngữ chim như tiếng mẹ đẻ
Sau những lần cố gắng liên lạc chỉ được trả lời “mình đang ở đỉnh rừng”, “đang đi tuần, bữa khác bạn nhé”, cuối cùng chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với “người rừng” Trương Cảm để tìm hiểu về khả năng bắt chước tiếng chim của anh. Không để khách chờ lâu, anh Cảm lần lượt biểu diễn những tiếng chim khác nhau trước sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến. Những tiếng “róc... róc... róc”, “huýt… huýt”, ‘cúc cù... cu” nối tiếp nhau vang lên đủ cung bậc y hệt tiếng chim thật đang hót.
'Vua chim' Trương Cảm biểu diễn biệt tài bắt bắt chước tiếng chim.
Anh Cảm kể rằng từ nhỏ đã vào rừng làm rẫy nên thân thuộc với cuộc sống hoang dã. Sau những giờ lao động mệt nhọc, cậu bé tìm niềm vui bên những chú chim rừng bé bỏng, anh cho biết mình rất mê tiếng chim. “Nhiều hôm mải nằm nghe tiếng chim quên cả việc kiếm củi, đến lúc mọi người đầy gánh ra về thì mình vẫn chưa có một thanh, may mà bạn bè thương tình góp củi cho”, anh Cảm cười kể chuyện ngày bé.
Thích nghe chim hót từ nhỏ nên anh thường tập hót theo, lâu ngày thành thói quen có thể “hót” theo như chim, có thể “điểm danh” từng loài chim qua tiếng hót.
Anh giải thích: “Chỉ riêng một giống chim đã có đến hàng chục giọng hót khác nhau như: tiếng chim đực, chim cái, tiếng gọi bầy đi ăn, tiếng báo kẻ địch, tiếng gọi tình nhân”.
Cảm lý giải thêm: “Tiếng chim gọi nhau đi ăn thường gấp gáp, nhanh, kéo dài từng quãng. Khi có kẻ địch tiếng chim trở nên thất thanh, kêu theo từng nhóm, vừa kêu vừa bay nháo nhác nhằm báo cho đồng loại biết”.
Chia sẻ bí quyết gọi chim của mình, “vua chim” Trương Cảm “bật mí”: “Có thể dùng hai bàn tay vỗ mạnh vào nhau theo nhịp đều, khi đó chim sẽ hót bởi tưởng rằng có chim nơi khác đến giương oai, thách thức. Cách này chỉ áp dụng đối với chim cu gáy”. Dứt lời, anh vỗ tay làm mẫu cho khách xem.
Anh cho biết thêm, để hót được tiếng chim như thật, ngoài việc điều chỉnh được âm lượng của giọng, người tập hót còn phải có đam mê thực sự và kiên trì. Theo anh, không thể “ngày một ngày hai” mà hót được như chim, trước hết phải tìm hiểu kĩ tập tục sinh hoạt của từng loài chim, chú ý lắng nghe và hót theo là phương pháp tập luyện hiệu quả nhất.
“Hôm đó mải nằm trong lùm cây rình đôi khướu tán tỉnh nhau, bỗng nhiên tôi thấy nhột nhột ở bắp chân, nhìn xuống thì một con rắn hổ dài hơn mét đang nằm gọn trên chân. Chỉ cần cử động là con rắn cắn ngay, may mà không có chuyện gì xảy ra”, anh nhớ lại một lần thoát chết.
Cầm cuốn sổ ghi chép tên, đặc tính các loài chim trên tay, anh lần lượt giới thiệu từng trang và khẳng định có thể bắt chước tiếng hót của hơn 200 loài trong tổng số 358 loài chim sinh sống tại vườn quốc gia Bạch Mã.
Anh Cảm tâm sự: “Với tôi Bạch Mã là tất cả”.
Giữ rừng nhờ biệt tài gọi chim
Tại trạm kiểm lâm vườn quốc gia Bạch Mã người ta vẫn rỉ tai nhau chuyện tuần tra giữ rừng đặc biệt qua tiếng chim của kiểm lâm viên Trương Cảm. Nói về phương pháp tuần tra có một không hai này, anh cho hay: “Cả trạm chỉ có mười anh em nhưng phải canh giữ một diện tích rừng rất lớn nên không thể cùng lúc có mặt ở mọi nơi.
Một lần mọi người đang ăn trưa chợt nghe tiếng chim bay nháo nhác, đoán có chuyện chẳng lành, mấy anh em lập tức có mặt ở địa điểm trên mới phát hiện rằng lâm tặc đang phá rừng. Khi kiểm lâm đến nơi chúng đã nhanh chân tẩu thoát, chỉ còn lại những tang vật như cưa máy, rìu… nằm ngổn ngang khắp nơi”. Sau lần đó, anh tự vấn: “Tại sao mình không căn cứ vào chim thú để kiểm tra rừng?”.
Từ suy nghĩ đó “vua chim” Trương Cảm đã mạnh dạn đổi mới công tác tuần tra, bảo vệ rừng của trạm. Lúc đầu nhiều người thắc mắc bởi công việc có vẻ “kì quặc” của anh nhưng khi đã rõ chuyện thì ai nấy đều trầm trồ thán phục về hiệu quả.
“Mỗi lần đi tuần đến đâu chỉ cần hót “nhái” tiếng chim sống ở đó, nếu có tiếng chim trả lời chứng tỏ rừng bình yên, không có lâm tặc. Khu vực nào có nghi vấn tôi sẽ cho lực lượng mai phục, tăng cường tuần tra”, anh cho biết.
“Bình thường khi gõ nhẹ vào hốc cây con chim Trĩ Sao sẽ kêu lên đáp trả, nhưng hôm đó anh Cảm gõ mãi mà không thấy tiếng chim trả lời. Nghi vấn đã có lâm tặc vào săn bắt nên cả đội quyết định mật phục. Ba đối tượng săn bắt động vật trái phép với đầy đủ tang vật như bẫy chim, lồng sắt, chim mồi… đã bị bắt giữ”, một kiểm lâm viên thuật lại.
Tâm huyết với công việc giữ rừng, Trạm trưởng Trương Cảm đã tận tình bày vẽ, hướng dẫn các anh em trong đội tập hót tiếng chim để áp dụng “phương pháp” mới vào công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Anh vui vẻ cho hay: “Ai cũng nghĩ tập hót tiếng chim chỉ để cho vui, nhưng không phải vậy, nắm bắt được tập tính từng loài chim sẽ rất có ích trong công tác bảo vệ rừng. Đảm bảo hiệu quả công việc trong hoàn cảnh hạn chế nhân lực như hiện nay”.
Cuộc trò chuyện gián đoạn bởi tiếng hót của chim Khướu ngoài vườn, đứa con trai đầu anh Cảm cũng đang say mê hót theo chú Khướu. Thấy người lạ đứa trẻ vội bỏ chạy ra xa. Nhìn theo bóng con, anh Cảm mỉm cười hạnh phúc: “Thằng bé cũng có tài bắt chước tiếng chim hót của một số loài nhưng tính nó hay thẹn. Nó tên Trương Bảo Lâm, tôi đặt tên con như vậy để nhắc nhở con mình sau này không được phá rừng”.
Theo Xa Lộ Pháp Luật
Hàng chục năm nay, anh Trương Cảm (ngụ thôn Phú Thạch, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã theo dõi, bảo vệ nhiều loài chim ở vườn quốc gia Bạch Mã, nhờ chim làm “gián điệp” báo tin về tình hình khu rừng… Tất cả nhờ vào biệt tài “có một không hai” của anh: “Nói” được ngôn ngữ của hơn 200 loài chim.
Hiểu ngôn ngữ chim như tiếng mẹ đẻ
Sau những lần cố gắng liên lạc chỉ được trả lời “mình đang ở đỉnh rừng”, “đang đi tuần, bữa khác bạn nhé”, cuối cùng chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với “người rừng” Trương Cảm để tìm hiểu về khả năng bắt chước tiếng chim của anh. Không để khách chờ lâu, anh Cảm lần lượt biểu diễn những tiếng chim khác nhau trước sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến. Những tiếng “róc... róc... róc”, “huýt… huýt”, ‘cúc cù... cu” nối tiếp nhau vang lên đủ cung bậc y hệt tiếng chim thật đang hót.
'Vua chim' Trương Cảm biểu diễn biệt tài bắt bắt chước tiếng chim.
Anh Cảm kể rằng từ nhỏ đã vào rừng làm rẫy nên thân thuộc với cuộc sống hoang dã. Sau những giờ lao động mệt nhọc, cậu bé tìm niềm vui bên những chú chim rừng bé bỏng, anh cho biết mình rất mê tiếng chim. “Nhiều hôm mải nằm nghe tiếng chim quên cả việc kiếm củi, đến lúc mọi người đầy gánh ra về thì mình vẫn chưa có một thanh, may mà bạn bè thương tình góp củi cho”, anh Cảm cười kể chuyện ngày bé.
Thích nghe chim hót từ nhỏ nên anh thường tập hót theo, lâu ngày thành thói quen có thể “hót” theo như chim, có thể “điểm danh” từng loài chim qua tiếng hót.
Anh giải thích: “Chỉ riêng một giống chim đã có đến hàng chục giọng hót khác nhau như: tiếng chim đực, chim cái, tiếng gọi bầy đi ăn, tiếng báo kẻ địch, tiếng gọi tình nhân”.
Cảm lý giải thêm: “Tiếng chim gọi nhau đi ăn thường gấp gáp, nhanh, kéo dài từng quãng. Khi có kẻ địch tiếng chim trở nên thất thanh, kêu theo từng nhóm, vừa kêu vừa bay nháo nhác nhằm báo cho đồng loại biết”.
Chia sẻ bí quyết gọi chim của mình, “vua chim” Trương Cảm “bật mí”: “Có thể dùng hai bàn tay vỗ mạnh vào nhau theo nhịp đều, khi đó chim sẽ hót bởi tưởng rằng có chim nơi khác đến giương oai, thách thức. Cách này chỉ áp dụng đối với chim cu gáy”. Dứt lời, anh vỗ tay làm mẫu cho khách xem.
Anh cho biết thêm, để hót được tiếng chim như thật, ngoài việc điều chỉnh được âm lượng của giọng, người tập hót còn phải có đam mê thực sự và kiên trì. Theo anh, không thể “ngày một ngày hai” mà hót được như chim, trước hết phải tìm hiểu kĩ tập tục sinh hoạt của từng loài chim, chú ý lắng nghe và hót theo là phương pháp tập luyện hiệu quả nhất.
“Hôm đó mải nằm trong lùm cây rình đôi khướu tán tỉnh nhau, bỗng nhiên tôi thấy nhột nhột ở bắp chân, nhìn xuống thì một con rắn hổ dài hơn mét đang nằm gọn trên chân. Chỉ cần cử động là con rắn cắn ngay, may mà không có chuyện gì xảy ra”, anh nhớ lại một lần thoát chết.
Cầm cuốn sổ ghi chép tên, đặc tính các loài chim trên tay, anh lần lượt giới thiệu từng trang và khẳng định có thể bắt chước tiếng hót của hơn 200 loài trong tổng số 358 loài chim sinh sống tại vườn quốc gia Bạch Mã.
Anh Cảm tâm sự: “Với tôi Bạch Mã là tất cả”.
Giữ rừng nhờ biệt tài gọi chim
Tại trạm kiểm lâm vườn quốc gia Bạch Mã người ta vẫn rỉ tai nhau chuyện tuần tra giữ rừng đặc biệt qua tiếng chim của kiểm lâm viên Trương Cảm. Nói về phương pháp tuần tra có một không hai này, anh cho hay: “Cả trạm chỉ có mười anh em nhưng phải canh giữ một diện tích rừng rất lớn nên không thể cùng lúc có mặt ở mọi nơi.
Một lần mọi người đang ăn trưa chợt nghe tiếng chim bay nháo nhác, đoán có chuyện chẳng lành, mấy anh em lập tức có mặt ở địa điểm trên mới phát hiện rằng lâm tặc đang phá rừng. Khi kiểm lâm đến nơi chúng đã nhanh chân tẩu thoát, chỉ còn lại những tang vật như cưa máy, rìu… nằm ngổn ngang khắp nơi”. Sau lần đó, anh tự vấn: “Tại sao mình không căn cứ vào chim thú để kiểm tra rừng?”.
Từ suy nghĩ đó “vua chim” Trương Cảm đã mạnh dạn đổi mới công tác tuần tra, bảo vệ rừng của trạm. Lúc đầu nhiều người thắc mắc bởi công việc có vẻ “kì quặc” của anh nhưng khi đã rõ chuyện thì ai nấy đều trầm trồ thán phục về hiệu quả.
“Mỗi lần đi tuần đến đâu chỉ cần hót “nhái” tiếng chim sống ở đó, nếu có tiếng chim trả lời chứng tỏ rừng bình yên, không có lâm tặc. Khu vực nào có nghi vấn tôi sẽ cho lực lượng mai phục, tăng cường tuần tra”, anh cho biết.
“Bình thường khi gõ nhẹ vào hốc cây con chim Trĩ Sao sẽ kêu lên đáp trả, nhưng hôm đó anh Cảm gõ mãi mà không thấy tiếng chim trả lời. Nghi vấn đã có lâm tặc vào săn bắt nên cả đội quyết định mật phục. Ba đối tượng săn bắt động vật trái phép với đầy đủ tang vật như bẫy chim, lồng sắt, chim mồi… đã bị bắt giữ”, một kiểm lâm viên thuật lại.
Tâm huyết với công việc giữ rừng, Trạm trưởng Trương Cảm đã tận tình bày vẽ, hướng dẫn các anh em trong đội tập hót tiếng chim để áp dụng “phương pháp” mới vào công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Anh vui vẻ cho hay: “Ai cũng nghĩ tập hót tiếng chim chỉ để cho vui, nhưng không phải vậy, nắm bắt được tập tính từng loài chim sẽ rất có ích trong công tác bảo vệ rừng. Đảm bảo hiệu quả công việc trong hoàn cảnh hạn chế nhân lực như hiện nay”.
Cuộc trò chuyện gián đoạn bởi tiếng hót của chim Khướu ngoài vườn, đứa con trai đầu anh Cảm cũng đang say mê hót theo chú Khướu. Thấy người lạ đứa trẻ vội bỏ chạy ra xa. Nhìn theo bóng con, anh Cảm mỉm cười hạnh phúc: “Thằng bé cũng có tài bắt chước tiếng chim hót của một số loài nhưng tính nó hay thẹn. Nó tên Trương Bảo Lâm, tôi đặt tên con như vậy để nhắc nhở con mình sau này không được phá rừng”.
Theo Xa Lộ Pháp Luật