Diễn biến khủng hoảng Libya

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
110322233013_colonel_gaddafi_libya_466x262_reuters_nocredit.jpg
Ông Gaddafi tỏ thái độ không khoan nhượng chống lại liên quân


Thứ Tư 23/3:Đại tá Muamnar Gaddafi xuất hiện lần đầu trước công chúng kể từ khi liên quân tấn công Libya, kêu gọi các "đội quân Hồi giáo" ủng hộ ông ta chống lại "cuộc Thập tự chinh" của Phương Tây.

Xuất hiện trên truyền hình Libya đêm thứ Ba trong khung cảnh có vẻ như là toà nhà bị tấn công bằng hỏa tiễn hôm trước, ông Gaddafi cũng nói "Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta".

Đại tá Gaddafi cũng nói "sẽ chiến đấu bằng mọi cách" để chống lại liên quân.

Đêm thứ Ba theo giờ địa phương, vẫn tiếp tục có oanh kích của liên quân vào bầu trời Tripoli.

Phóng viên BBC Jon Sopel từ miền Nam Ý cho hay đêm qua, có ít nhất bốn phi vụ của máy bay Tornado từ căn cứ tại Ý bay vào Libya.

Đây là loại phi cơ đem theo hỏa tiễn tấn công các mục tiêu trên bộ.

Nhìn chung, trong những ngày qua, có cả thẩy ba trăm phi vụ bay vào Libya và chừng 162 trái hỏa tiễn Tomahawk tự tìm mục tiêu được bắn ra.

Cũng có tin Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton tuyên bố "xem xét mọi giải pháp" để giải quyết Khủng hoảng Libya.

Bà nói với đài ABC rằng có những người thân cận với ông Gaddafi ở châu Phi đã và đang tiếp cận ông ta để nói xem cần làm gì, kể cả gợi ý để ông ta đi sống lưu vong.

Phía Libya chưa hề bình luận về lời của bà Clinton.

110323093250_libya_map_466x350_ap.jpg
Hình tổng kết các vụ oanh kích Libya cho đến hết ngày 22/3


Thứ Ba 22/3:


1543: Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói ngoại trưởng các nước liên quân sẽ gặp nhau ở một nước châu Âu trong mấy ngày tới.

1529: Giao tranh ở thành phố miền tây Zintan, gần biên giới với Tunisia, đã giảm bớt, theo một nhân chứng nói với BBC Ảrập.

1516: Có phải các phóng viên bị chính phủ Libya dùng làm lá chắn sống để ngăn cuộc tấn công vào thủ phủ Đại tá Gaddafi? Tranh cãi đang diễn ra. CNN giận dữ bác bỏ cáo buộc của hãng tin đối thủ Fox rằng phóng viên CNN Nic Robertson và các phóng viên khác đã làm lá chắn sống, theo AP.

Hôm thứ Hai, Fox nói quân đội Anh ngừng tấn công thủ phủ lãnh đạo Libya vì các phóng viên đã được chính phủ đưa đến xem thiệt hại ban đầu. CNN bác bỏ tin này. Fox nay thừa nhận họ cũng gửi một đại diện đi cùng, nhưng vẫn giữ nguyên tường thuật ban đầu.

1457: Đại diện Hội đồng Quốc gia Chuyển đổi của phe nổi dậy kêu gọi một cuộc biểu tình chiều nay chống lại việc Nga kêu gọi ngừng không kích và ngừng vùng cấm bay.

1435:Có tin tức về giao tranh giữa lực lượng Gaddafi và quân nổi dậy. AFP nói ít nhất chín người thiệt mạng hôm thứ Hai và thứ Ba tại Yafran, thị trấn do quân nổi dậy kiểm soát.

1420: Tây Ban Nha bỏ phiếu mạnh mẽ ủng hộ tham gia liên quân để bảo đảm vùng cấm bay ở Libya. Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero yêu cầu quốc hội đồng ý và cuộc bỏ phiếu đưa ra kết quả 336 phiếu thuận trên 3, với một phiếu trắng. Máy bay Tây Ban Nha thực ra đã bay trên không phận Libya.

1415:Tiếp tục tranh cãi về ai nên dẫn dắt sứ mệnh ở Libya. Pháp không phải là nước duy nhất phản đối một sự lãnh đạo chung của Nato, theo lời Yves Boyer, phó giám đốc của Foundation for Strategic Research đặt ở Paris. Ông Boyer nói vì chiến dịch "tương đối hạn chế về tầm mức", nên nó có thể do một nhóm Anh - Pháp lãnh đạo, hoặc do châu Âu với Anh hoặc Pháp dẫn dắt.

1339:Theo Reuters, Nhà Trắng tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ "biết rất rõ về khả năng chỉ huy của Nato, nhưng từ chối thảo luận liệu Thổ có thể làm gì về Libya".

1339: Độc giả Long Điền từ Florida cho rằng: "Chú trọng đánh vào các kho nhiên liệu, kho đan dược, vũ khí, Đài phát thanh, các điểm đóng quân của Gaddafi thì lực luợng của Gaddafi mới tan rã."

Quý vị có thể xem các ý kiến gửi về cho chúng tôi Bấm ở đây.

1320: Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đọc nội dung của cuộc điện thoại với Tổng thống Barack Obama chiều thứ Hai, "các lãnh đạo đồng ý rằng [việc thực thi nghị quyết LHQ về Libya] sẽ đòi hỏi nỗ lực quốc tế rộng rãi, gồm cả các nước Ảrập, để tiến hành nghị quyết LHQ, dựa trên sự đóng góp quốc gia và được giúp đỡ bởi khả năng chỉ huy của Nato để bảo đảm hiệu quả tối đa. Họ chia sẻ quyết tâm giúp người dân Libya có cơ hội biến đổi đất nước, bằng việc xây dựng hệ thống dân chủ tôn trọng ý nguyện nhân dân."

1306:Nato đồng ý các tàu chiến của khối sẽ giúp thực thi cấm vận vũ khí với Libya, theo lời Reuters.

1305:Ghaith Armanazi, cựu đại sứ của Liên đoàn Ảrập ở London, nói với BBC World Service rằng ông muốn các nước Ảrập đóng vai trò "lớn hơn nhiều" để quyết định kết quả ở Libya.

1257:Thêm lời từ ông Richard Ottaway: Nghị The British conservative MP added the ban on arms shipments to the rebels is "a grey area at the moment" and might be reconsidered. "But even if it was decided in five minutes' time to supply arms, it would take a long time to get them on the ground, so they [the Libyan opposition] shouldn't be looking to that as a solution," he told the BBC World Service.

1255:Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov phát biểu sau khi gặp Bộ trưởng Mỹ Robert Gates, rằng ngừng bắn ngay lập tức là cách tốt nhất để bảo vệ dân thường ở Libya. Ông nói Nga "tin rằng ngừng bắn ngay và đối thoại giữa các bên là con đường tốt nhất để bảo vệ người dân".

1249: Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện Anh, Richard Ottaway, thừa nhận nghị quyết LHQ về vùng cấm bay không phải là "thuốc bách bệnh" cho xung đột Libya vì nó không cho phép quân nước ngoài đổ bộ. Ông nói với BBC: "Để có nghị quyết LHQ với đồng thuận của những nước như Trung Quốc, Nga, ta phải trung thành với quy định. Nếu thay đổi, thì ta phải quay lại LHQ. Không thể diễn giải nó theo cách phù hợp với ai đó vào một lúc nào đó."

1155: Reuters nói chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ các đối tác trong liên quân khi Hoa Kỳ giảm bớt sự tham dự.

1147:Phát ngôn nhân của Thủ tướng Anh David Cameron nói thủ tướng đã thông báo cho nội các về tình hình Libya. Ông cho hay họ không bàn về việc có nhắm bắn Đại tá Gaddafi hay không, nói rằng "chúng tôi có quan điểm rất rõ về chuyện đó".

1141: Quý vị có thể gửi ý kiến vềBấm vấn đề Libya ở đây.

110322114106_jp_plane512x288_nocredit.jpg
Máy bay F-15E của Mỹ rơi tại Libya


1135:Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov lên án thương vong cho dân thường ở Libya.

1132:Phóng viên ngoại giao BBC Jonathan Marcus cho hay có vẻ quốc tế ngày càng chỉ trích chiến dịch. Ngay cả các thành viên liên quân dường như không biết nên tiếp tục triển khai thế nào, ai nên chỉ huy và mục tiêu cuối cùng là gì.

1128:Ông Gates, đang thăm Moscow, nói chiến sự ở Libya sẽ giảm dần trong vài ngày tới.

1126:Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói liên quân sẽ hết sức cố gắng tránh thương vong cho dân thường ở Libya, theo Reuters. Ông Gates nói đa số mục tiêu là cơ sở phòng không nằm cách xa khu dân cư.

1119: Bộ tư lệnh Mỹ ở châu Phi xác nhận với BBC rằng máy bay rơi ở Libya đồn trú tại căn cứ Lakenheath ở Suffolk, Anh.

1109:Laura Kuenssberg của BBC cho biết thêm các đại sứ Nato gặp nhau lần nữa sáng nay ở Brussels. Nhưng nguồn của Anh nói khó đạt thỏa thuận, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra "cứng rắn".

1104: Reuters nói thành viên thứ hai từ máy bay bị rơi ở Libya đã được cứu.

1059: Nguồn từ Phủ thủ tướng Anh nói các nước Nato sẽ không thể đồng ý việc dẫn dắt chiến dịch ở Libya, theo phóng viên BBC Laura Kuenssberg. Cô nói có khả năng một "cơ cấu hỗn hợp" sẽ được đặt ra, tương tự như ở Afghanistan, nơi Isaf, chứ không phải Nato, đang lãnh đạo.

1050:AFP tường thuật về trận đánh ở Misrata. Người phát ngôn cho thị trấn đang trong tay quân nổi dậy nói quân của Gaddafi hôm nay giết năm người, bốn trong đó là trẻ em.

1044:Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "không bao giờ chĩa súng vào" người Libya, theo Thủ tướng nước này Tayyip Erdogan. Ông Erdogan cũng nói hành động quân sự cần được thực thi dưới sự kiểm soát của LHQ.

1035:Ông Fidler xác nhận máy bay F-15E Strike Eagle bị rơi đêm qua. Chưa rõ nó rơi ở đâu.

1031:Thêm chi tiết về vụ rơi. Kenneth Fidler từ Bộ Tư lệnh quân Mỹ tại châu Phi nói với BBC rằng có vẻ vụ rơi không phải là do "hành động thù nghịch". Ông nói một phi công được tìm thấy, và họ đang tiếp tục tìm kiếm những người còn lại.

1025:Quân đội Mỹ xác nhận với BBC rằng một máy bay đã rơi ở Libya.

1018:Một người ở thị trấn Misrate nói với Reuters rằng số người chết sau trận đánh hôm thứ Hai ở đây đã là 40.

1011:Theo Telegraph, người phi công của máy bay Mỹ bị quân nổi dậy bắt giữ và vẫn an toàn. Cho đến giờ, chưa có xác nhận độc lập về tin này.

0959: Báo Telegraph máy bay Mỹ bị rơi là một chiếc F-15E Eagle.

0955:Nhà báo Rob Crilly của The Telegraph, , viết trên Twitter: "Vừa tìm thấy một máy bay Mỹ bị rơi trên cánh đồng. Tôi tin trục trặc máy móc đã làm nó rơi." Anh cho biết vài phút sau rằng nhóm phi công an toàn.

0953:Máy bay Tây Ban Nha đã tham gia chiến dịch quân sự ở Libya, theo kênh TVE của nước này.

0947:Báo chạy bài về bốn phóng viên của họ, vừa được chính phủ Libya thả, kể lại những chi tiết sống động về vụ bắt giữ.

0922 (GMT):Một người dẫn chương trình của kênh al-Libya ủng hộ ông Gaddafi cầm khẩu súng trong phòng thu và thề chiến đấu "tới giọt máu cuối cùng".

Chính phủ Libya cho hay thêm nhiều thường dân thiệt mạng trong cuộc oanh tạc đã kéo sang đêm thứ ba của liên quân nhằm tăng cường lệnh cấm bay của LHQ.

Các vụ nổ và bắn pháo phòng không vang lên gần đại bản doanh của Đại tá Muammar Gaddafi ở thủ đô Tripoli.

Chiến sự tiếp tục giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy, tuy trước đó hai bên đã có thỏa thuận ngừng bắn.

Ở phía đông đất nước, binh lính trung thành với Gaddafi đã đẩy lùi phiến quân khỏi thị trấn Ajdabiya.

Quân nổi dậy tại thành phố lớn thứ ba đất nước là Misrata nói với BBC rằng họ đang bị quân đội chính phủ tấn công.

Trong khi đó Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng chuyển giao vai trò lãnh đạo tại Libya nhằm bảo đảm các nước cùng chia sẻ trách nhiệm thực thi Nghị quyết LHQ.

Ông cũng nói Mỹ muốn thấy Đại tá Gaddafi bị lật đổ, nhưng chiến dịch hiện thời có mục tiêu là bảo vệ dân thường.

Bị bao vây


Phóng viên BBC Allan Little có mặt tại Tripoli nói bầu trời thành phố sáng rực pháo phòng không trong đêm thứ Hai.

Phóng viên của chúng tôi nghe thấy tiếng nổ lớn ở rất gần, và một số tiếng nổ nhỏ hơn sau đó. Hãng thông tấn AFP thì cho hay đã có nổ gần tòa dinh thự của Đại tá Gaddafi ở Bab al-Aziziya.

Truyền hình Libya loan tin rằng thủ đô đang bị "những kẻ thù Thánh chiến ném bom" và một số địa điểm đã bị tấn công.

"Những cuộc tấn công này sẽ không làm cho nhân dân Libya khiếp sự."

Người phát ngôn cho chính phủ, Moussa Ibrahim, nói tại một cuộc họp báp rằng thị trấn miền nam Sebha đã bị tấn công hôm thứ Hai.

Ông nói liên quân cũng tấn công một cảng cá nhỏ có tên Vùng 27, gần Tripoli.

Nhân chứng nói với hãng AFP rằng căn cứ hải quân Libya ở Bussetta, cách Tripoli khoảng 10km về phía đông, đã bị ném bom.

Kênh truyền hình al-Jazeera thì loan tải rằng các trạm radar tại hai căn cứ không quân phía đông Benghazi cũng bị đánh phá.

Ông Ibrahim nói trong cuộc không kích hôm thứ Hai nhiều dân thường đã chết hoặc bị thương, nhất là tại cảng Sirte.

Ông cũng nói quân chính phủ đã chiếm thành phố Misrata, nhưng phe đối lập bác bỏ điều này.

Về phía đông, binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi đã huy động xe tăng đẩy lùi cuộc tiến công của phe nổi dậy bên ngoài Ajdabiya.

Trong khi đó Tổng thống Obama nói Nato sẽ đóng vai trò điều phối chiến dịch ở Libya, nhưng trong nội bộ tổ chức này vẫn còn nhiều chia rẽ. Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc Nato nắm quyền lãnh đạo.

Trách nhiệm


Ông Obama, phát biểu trong chuyến thăm Chile, nói rằng một khi các mục tiêu ban đầu đã đạt được thì sẽ có quá trình chuyển giao vai trò trong việc thiết lập vùng cấm bay, và quá trình này sẽ diễn ra "trong một vài ngày chứ không phải một vài tuần".

Ông Obama nói Mỹ sẽ chỉ là "một trong số các đối tác".

Ông nói: "Rõ ràng là tình hình đang biến chuyển tại hiện trường, nên việc chuyển giao diễn ra nhanh hay chậm tùy theo khuyến cáo của các chỉ huy quân đội khi hoàn thành chiến dịch".

110322004847_sp_obama_chile_226x170_reuters_nocredit.jpg
Ông Obama nói Mỹ sẽ sớm chuyển giao vai trò lãnh đạo


Ông nói trong quá khứ Mỹ đã từng hành động "đơn phương, không có sự trợ giúp đầy đủ của quốc tế" và cuối cùng phải gánh vác trách nhiệm một mình.

Ông tổng thống cũng nói Nato sẽ đóng vai trò điều phối, nhưng ông nhường cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu quân đội Mỹ Mike Mullen giải thích về quá trình này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates trong chuyến thăm Nga cũng nói Mỹ sẽ giảm dần sự tham gia trong hoạt động của liên quân.

Thế nhưng sau một cuộc họp ở Brussels, Nato tỏ ra chưa khắc phục được bất đồng nội bộ về vấn đề này.

Để chuyển giao chiến dịch cho Nato kiểm soát đòi hỏi sự chuẩn thuận của toàn bộ 28 thành viên.

Phóng viên BBC Chris Morris tại Brussels nói Thổ Nhĩ Kỳ và Đức tỏ ra ngần ngại trước việc Nato lãnh quyền chỉ huy. Pháp cũng không mấy mặn mà.

Phóng viên của chúng tôi nói có thể nguyên nhân chính là các nước này sợ sẽ bị các quốc gia Ả rập chỉ trích.

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói các nước Ả rập không muốn chiến dịch hoàn toàn nằm trong tay của Nato, nhưng ông trông đợi Nato sẽ nhận vai trò phụ trợ trong một vài ngày tới.

Thủ tướng Anh David Cameron thì nói rằng chiến dịch ở Libya sẽ có lợi nếu như bộ máy đã được kiểm nghiệm của Nato giành quyền chủ động.

Bấm Bấm vào đây để đọc các ý kiến về Libya.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top