Không phải loại dầu nào cũng có thể dùng để rán. Có những loại dầu chỉ thích hợp để xào, nấu hoặc trộn salad. Nếu biết cách, dầu ăn hoàn toàn có thể được sử dụng lại nhiều lần mà không gây ra bất cứ vấn đề nào cho sức khoẻ.
"Điểm khói" là mức nhiệt độ mà ở đó, dầu ăn bị đun nóng tới mức bốc khói, dấu hiệu cho thấy nó bắt đầu bị cháy. Quá mức này, các thành phần của dầu ăn sẽ bị phân huỷ, tạo ra các gốc tự do có thể gây ung thư.
Mỗi loại dầu ăn có một "điểm khói" khác nhau:
- Dầu hạt cải: 242 độC
- Dầu hướng dương: 240 độC
- Dầu đậu nành: 232 độC
- Dầu lạc: 232 độC
- Dầu cọ: 230 độC
- Dầu olive tinh luyện: 225 độC
- Dầu olive nguyên chất: 190 độC
Dầu ăn dùng lại chỉ gây hại nếu bạn dùng không đúng cách. Ngược lại, nếu có một số kiến thức cơ bản thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm dùng lại dầu ăn, tránh việc sau mỗi lần dùng đổ bỏ dầu thừa sẽ rất lãng phí.
Với đa số các món rán, nhiệt độ tối ưu là 190 độC. Cao hơn nhiệt độ này, thực phẩm sẽ dễ bị cháy. Thấp hơn, thực phẩm sẽ ngấm quá nhiều dầu và gây cảm giác ngán khi ăn. Hơn nữa, nhiệt độ này thấp hơn điểm khói của hầu hết các loại dầu ăn nên bạn có thể yên tâm sử dụng lại dầu ít nhất là một lần.
Sau mỗi lần dùng lại, điểm khói lại giảm đi. Mức độ giảm tùy thuộc vào một số yếu tố như: trong dầu có tạp chất (bột chiên, mảnh vụn thức ăn, muối...); nhiệt độ mà dầu đã bị làm nóng; dầu tiếp xúc với không khí và ánh sáng; thời gian dầu bị đun nóng; số lần đã sử dụng.
Sau một vài lần, dầu trở nên đặc hơn, màu sẫm lại, có mùi khét. Đó là dấu hiệu cho thấy dầu đã bị biến chất và bạn nên loại bỏ để thay bằng dầu mới.
Để có thể dùng lại dầu ăn một cách an toàn, bạn nên:
- Giữ nhiệt độ dầu không quá 190 độC.
- Tắt ngay bếp sau khi nấu xong. Dầu càng bị đun nóng lâu thì càng dễ hỏng.
- Dùng khăn vải lọc lại dầu để loại bỏ hết các tạp chất.
- Không đổ lẫn lộn các loại dầu với nhau.
- Bảo quản dầu ở nơi mát, tối.
- Không dùng các loại nồi, chảo bằng đồng hoặc sắt vì các kim loại này cũng làm dầu mau hỏng hơn.
Theo Khoa học & Đời sống
"Điểm khói" là mức nhiệt độ mà ở đó, dầu ăn bị đun nóng tới mức bốc khói, dấu hiệu cho thấy nó bắt đầu bị cháy. Quá mức này, các thành phần của dầu ăn sẽ bị phân huỷ, tạo ra các gốc tự do có thể gây ung thư.
Mỗi loại dầu ăn có một "điểm khói" khác nhau:
- Dầu hạt cải: 242 độC
- Dầu hướng dương: 240 độC
- Dầu đậu nành: 232 độC
- Dầu lạc: 232 độC
- Dầu cọ: 230 độC
- Dầu olive tinh luyện: 225 độC
- Dầu olive nguyên chất: 190 độC
Dầu ăn dùng lại chỉ gây hại nếu bạn dùng không đúng cách. Ngược lại, nếu có một số kiến thức cơ bản thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm dùng lại dầu ăn, tránh việc sau mỗi lần dùng đổ bỏ dầu thừa sẽ rất lãng phí.
Với đa số các món rán, nhiệt độ tối ưu là 190 độC. Cao hơn nhiệt độ này, thực phẩm sẽ dễ bị cháy. Thấp hơn, thực phẩm sẽ ngấm quá nhiều dầu và gây cảm giác ngán khi ăn. Hơn nữa, nhiệt độ này thấp hơn điểm khói của hầu hết các loại dầu ăn nên bạn có thể yên tâm sử dụng lại dầu ít nhất là một lần.
Sau mỗi lần dùng lại, điểm khói lại giảm đi. Mức độ giảm tùy thuộc vào một số yếu tố như: trong dầu có tạp chất (bột chiên, mảnh vụn thức ăn, muối...); nhiệt độ mà dầu đã bị làm nóng; dầu tiếp xúc với không khí và ánh sáng; thời gian dầu bị đun nóng; số lần đã sử dụng.
Sau một vài lần, dầu trở nên đặc hơn, màu sẫm lại, có mùi khét. Đó là dấu hiệu cho thấy dầu đã bị biến chất và bạn nên loại bỏ để thay bằng dầu mới.
Để có thể dùng lại dầu ăn một cách an toàn, bạn nên:
- Giữ nhiệt độ dầu không quá 190 độC.
- Tắt ngay bếp sau khi nấu xong. Dầu càng bị đun nóng lâu thì càng dễ hỏng.
- Dùng khăn vải lọc lại dầu để loại bỏ hết các tạp chất.
- Không đổ lẫn lộn các loại dầu với nhau.
- Bảo quản dầu ở nơi mát, tối.
- Không dùng các loại nồi, chảo bằng đồng hoặc sắt vì các kim loại này cũng làm dầu mau hỏng hơn.
Theo Khoa học & Đời sống