Jacqueline
Newcaster
(ThuVienBao.com) - ( 2:41 PM | 13/07/2011 )Tuy mù, nhưng ông Hận có đôi tai rất thính, nghe được từng đàn cá “reo” dưới biển. Thuyền nào mời được ông Hận, thuyền đó thắng lớn. Họ đặt ông biệt danh “con rái cá làng biển”.
Cách nhà anh Nguyễn Văn Mỵ (Xuân Hoà, Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình, người dẫn dắt cho ngư phủ ra khơi vào lộng bằng chiếc Icom tự mình sắm) chừng hai chục mét cát là nhà ông Lê Hận, cũng mù như anh Mỵ. Ông Hận mỗi ngày lui tới với "hiệp sĩ mù" bằng vài ba lon gạo, củ khoai. Họ là bạn của nhau sau ánh mắt mù loà. Và ông Hận cũng có biệt tài mà ngư dân trong vùng xem như con rái cá biển cả.
Hai người bạn mù
Ông Hận cũng mù loà như anh Mỵ, nhưng gia đình khá giả hơn. Họ chơi với nhau từ nhỏ. Ông Hận năm nay đã quá 67 tuổi, lớn hơn anh Mỵ gần chục tuổi, nhưng hai người thân với nhau như hai hạt cát làng.
Về làng biển Xuân Hoà, nghe người làng kể, anh Mỵ từng là nguồn động viên rất lớn với ông Hận. Ông Hận lớn lên trong cảnh mù loà. Đời ông, theo ông nghĩ, thế là vứt. Chỉ có anh Mỵ là bầu bạn với ông Hận, vì họ là hai "thằng mù" của làng.
Ông Hận kể, có hôm ông "buồn đời", mò ra biển muốn quăng mình một cái cho chết. Người kiên trì thuyết phục và cứu ông, không ai khác chính là anh Mỵ. Ông Hận sống. Từ đó, mỗi bữa, ông ăn gì, cho Mỵ ăn nấy.
Đến lúc có gia đình, mỗi bữa, nhà ông Hận nấu nửa lon gạo độn khoai thì ông cũng nói vợ để cho anh Mỵ nửa lon gạo độn khoai. Lúc đó, ông Hận cũng nghèo như cát tìm nước.
Nay, ông Hận cũng mỗi ngày đưa gạo cho anh Mỵ, hai người bạn mù của làng biển cũng hết đi lời gièm pha mù loà của kẻ xấu miệng trong làng. Hai hạt cát mù không bỏ rơi nhau. Ông Hận nói: "Tui không chơi với thằng Mỵ thì cả làng mắng vô ơn. Tui phải chơi bằng tình cảm, vì hắn cứu tui mà. Có hắn tui mới có vợ con, nhà cửa đấy".
Giàu nhờ nghe "cá reo"
Ông Hận vốn có cái tên khác, Lê Chậm. Cha ông sinh ra vẫn sáng mắt, nhưng sống trên cát, chúi mũi vào cát chơi, lên 10 tuổi, mắt sưng vù, làng biển dịch đỏ mắt, chữa đủ thứ bằng thảo quả trong vùng. Cha ông nhà nghèo, bán sạch mọi thứ đi chữa mắt, ra đến Hà Nội thì con đã nổ mắt. Mù. Không tiền cứu đôi mắt con, ông buồn và đổi tên con thành Hận, hận cái nghèo quay quắt trên cát.
Sống trong mù loà đến 15 tuổi, Hận mon men ra triền sóng, tập bơi với sóng. Bơi được, ông xin thanh niên làng cho đi biển đánh cá. Ông Chầm, hàng xóm kể: "Hận xin đi biển, bầy tui thương cho đi cho vui, ra biển Hận say sóng, nằm đuối hai ngày. Tưởng không dám đi nữa, nhưng ba ngày sau hắn xin đi tiếp. Thương mà cho hắn đi". Lúc đầu mọi thứ đều khó với ông…
Vậy mà sau đó, ông thành thục mọi thứ. Hay hơn, người làng biển bắt đầu biết ông Hận có tai rất thính. Ông dùng tai nghe cả từng đàn cá "reo" dưới biển, nghe được cả luồng ruốc di cư, nghe hướng cá đi, nghe chỗ nào có cá, ông chỉ chỗ đó, bạn thuyền, thả lưới trúng từng mẻ lớn.
Ông Hận lý luận cách phát hiện đàn cá: "Cá đi theo đàn lớn lắm, hàng triệu triệu con cùng bơi, tạo ra tiếng reo nước, rứa là tui nghe. Cá trích reo bổng, cá nục reo trầm, cá thu reo mạnh, cá ngừ reo như cười, vui lắm". Vậy là ông được ngư dân trong làng săn đón, thuyền nào mời được Hận, thuyền đó thắng lớn. Đi biển tốt, ông Hận cưới được vợ, cất được nhà khang trang, cả làng cát biển phục lăn. Họ đặt ông biệt danh "con rái cá làng biển".
Nay đã 67 tuổi, trước khi gác lại tay chèo trên biển, ông đã kịp vay mượn, đổ vốn ra đóng cho ba chiếc tàu trị giá hàng trăm triệu mỗi chiếc. Đội tàu của lão ngư mù chuyến nào ra khơi trở về cũng ăm ắp thuyền cá.
Biển Đông lộng gió, sóng cả, nhưng sự thật biển vẫn bao bọc che chở họ. Cho họ không gian quẫy đạp mưu sinh nuôi con cháu. Và cho họ đến với nhau chân tình.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Cách nhà anh Nguyễn Văn Mỵ (Xuân Hoà, Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình, người dẫn dắt cho ngư phủ ra khơi vào lộng bằng chiếc Icom tự mình sắm) chừng hai chục mét cát là nhà ông Lê Hận, cũng mù như anh Mỵ. Ông Hận mỗi ngày lui tới với "hiệp sĩ mù" bằng vài ba lon gạo, củ khoai. Họ là bạn của nhau sau ánh mắt mù loà. Và ông Hận cũng có biệt tài mà ngư dân trong vùng xem như con rái cá biển cả.
Hai người bạn mù
Ông Hận cũng mù loà như anh Mỵ, nhưng gia đình khá giả hơn. Họ chơi với nhau từ nhỏ. Ông Hận năm nay đã quá 67 tuổi, lớn hơn anh Mỵ gần chục tuổi, nhưng hai người thân với nhau như hai hạt cát làng.
Về làng biển Xuân Hoà, nghe người làng kể, anh Mỵ từng là nguồn động viên rất lớn với ông Hận. Ông Hận lớn lên trong cảnh mù loà. Đời ông, theo ông nghĩ, thế là vứt. Chỉ có anh Mỵ là bầu bạn với ông Hận, vì họ là hai "thằng mù" của làng.
Ông Hận kể, có hôm ông "buồn đời", mò ra biển muốn quăng mình một cái cho chết. Người kiên trì thuyết phục và cứu ông, không ai khác chính là anh Mỵ. Ông Hận sống. Từ đó, mỗi bữa, ông ăn gì, cho Mỵ ăn nấy.
|
Ông Hận biệt danh "con rái cá làng biển". |
Nay, ông Hận cũng mỗi ngày đưa gạo cho anh Mỵ, hai người bạn mù của làng biển cũng hết đi lời gièm pha mù loà của kẻ xấu miệng trong làng. Hai hạt cát mù không bỏ rơi nhau. Ông Hận nói: "Tui không chơi với thằng Mỵ thì cả làng mắng vô ơn. Tui phải chơi bằng tình cảm, vì hắn cứu tui mà. Có hắn tui mới có vợ con, nhà cửa đấy".
Giàu nhờ nghe "cá reo"
Ông Hận vốn có cái tên khác, Lê Chậm. Cha ông sinh ra vẫn sáng mắt, nhưng sống trên cát, chúi mũi vào cát chơi, lên 10 tuổi, mắt sưng vù, làng biển dịch đỏ mắt, chữa đủ thứ bằng thảo quả trong vùng. Cha ông nhà nghèo, bán sạch mọi thứ đi chữa mắt, ra đến Hà Nội thì con đã nổ mắt. Mù. Không tiền cứu đôi mắt con, ông buồn và đổi tên con thành Hận, hận cái nghèo quay quắt trên cát.
Sống trong mù loà đến 15 tuổi, Hận mon men ra triền sóng, tập bơi với sóng. Bơi được, ông xin thanh niên làng cho đi biển đánh cá. Ông Chầm, hàng xóm kể: "Hận xin đi biển, bầy tui thương cho đi cho vui, ra biển Hận say sóng, nằm đuối hai ngày. Tưởng không dám đi nữa, nhưng ba ngày sau hắn xin đi tiếp. Thương mà cho hắn đi". Lúc đầu mọi thứ đều khó với ông…
Vậy mà sau đó, ông thành thục mọi thứ. Hay hơn, người làng biển bắt đầu biết ông Hận có tai rất thính. Ông dùng tai nghe cả từng đàn cá "reo" dưới biển, nghe được cả luồng ruốc di cư, nghe hướng cá đi, nghe chỗ nào có cá, ông chỉ chỗ đó, bạn thuyền, thả lưới trúng từng mẻ lớn.
Ông Hận lý luận cách phát hiện đàn cá: "Cá đi theo đàn lớn lắm, hàng triệu triệu con cùng bơi, tạo ra tiếng reo nước, rứa là tui nghe. Cá trích reo bổng, cá nục reo trầm, cá thu reo mạnh, cá ngừ reo như cười, vui lắm". Vậy là ông được ngư dân trong làng săn đón, thuyền nào mời được Hận, thuyền đó thắng lớn. Đi biển tốt, ông Hận cưới được vợ, cất được nhà khang trang, cả làng cát biển phục lăn. Họ đặt ông biệt danh "con rái cá làng biển".
Nay đã 67 tuổi, trước khi gác lại tay chèo trên biển, ông đã kịp vay mượn, đổ vốn ra đóng cho ba chiếc tàu trị giá hàng trăm triệu mỗi chiếc. Đội tàu của lão ngư mù chuyến nào ra khơi trở về cũng ăm ắp thuyền cá.
Biển Đông lộng gió, sóng cả, nhưng sự thật biển vẫn bao bọc che chở họ. Cho họ không gian quẫy đạp mưu sinh nuôi con cháu. Và cho họ đến với nhau chân tình.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)