Cho trẻ ăn gì khi bị bệnh?

thanhlinh

Junior Member
Khi trẻ bị bệnh, cơ thể bị suy nhược, điều quan trọng là bạn cần biết trẻ đang bệnh gì để có thể điều chỉnh chế độ ăn thích hợp giúp bé nhanh phục hồi. Dưới đây là vài chỉ dẫn cần thiết giúp các bà mẹ – nhất là những người lần đầu làm mẹ – bớt phần lúng túng.
Nếu do ngộ độc thức ăn
kid_ill.jpg
Ảnh: Inmagine Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn hay tiêu chảy thường mất nhiều nước và chất điện giải ở trong người. Vì vậy bạn phải cho trẻ uống nước đầy đủ đặc biệt là nước ozon và chế độ ăn nhiều nước như cháo, súp. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn các loại sinh tố, trái cây, kem hay nước ngọt có ga vào thời gian này sẽ làm bệnh thêm nặng.

Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột.

Khi trẻ bị táo bón

Bạn nên pha loãng sữa hơn và cần cho trẻ ăn đủ số lượng hằng ngày. Ăn nhiều rau xanh, nhất là các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền; ăn thêm bưởi, cam, quýt, thanh long, chuối tiêu, đu đủ... Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ rau và ăn cả cái.

Khi bị táo bón, không nên cho trẻ ăn cà rốt, hồng xiêm, táo... Có thể dùng nước cốt khoai lang sống cho trẻ uống.

Trẻ bị sốt

Hãy cho trẻ ăn thức ăn như bình thường hay những món ăn mà bạn thích. Nếu trẻ lười ăn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt.

Khi bị sốt cơ thể nóng, khả năng tiết nước bọt giảm, vì vậy bạn phải bổ sung nước và cho bé ăn thức ăn dễ nuốt như cháo, súp, canh, các loại thực phẩm giàu chất đạm là sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt cá...

Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi, hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt. Cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng.

Bé bị viêm họng

Không cho bé ăn đồ lạnh như kem hay nước ngọt có ga, thức ăn phải luôn nóng sốt như món sup thịt nạc thăn, khoai tây, cà rốt, bắp cải... ngoài ra pha một thìa cà phê mật ong vào tách trà loãng và cho bé uống hàng ngày.

Bé ngạt mũi

Ăn thức ăn nóng hay soúp gà sẽ làm bé bớt ngạt mũi và cho bé nhai kẹo bạc hà sẽ bớt ngạt mũi. Thường xuyên rửa mũi bé bằng nước muối sinh lý.



Theo TGSĐ
 
Khi bé ốm, cũng là lúc bé trở nên biếng ăn. Chính vì thế các mẹ nên nấu những món ngon và giàu chất dinh dưỡng, vitamin hơn cho bé dùng. Nếu bé ăn ít biếng ăn hoặc không muốn ăn, có thể chia nhỏ bữa với số lượng thức ăn ít lại cho bé.

SOUP GÀ
Đối với những bé bị cảm lạnh hay viêm họng thì súp gà là món ăn tốt
nhất đối với bé.
Nguyên liệu:
- Thịt gà lọc xương: 200g
- Cà rốt : 1 củ, thái miến
- Hạt bắp ngọt: 1/2 chén
- Gia vị: hành lá, hành tây thái nhỏ, muối tiêu
Cách chế biến:
- Đun nước sôi cho thịt gà vào, nêm muối tiêu, đun sôi nhỏ lửa 10 phút
- Cho cà rốt, bắp ngọt vào nấu thêm 5 phút
- Trứng đập ra bát, đánh tan, cho vào nồi dùng đũa khuấy nhanh
- Cho hành tây vào, đế súp sôi thêm 5 phút, rắc hành vào rồi tắt bếp
- Múc súp ra ăn nóng, sẽ ngon hơn nếu dùng chung với cơm hoặc bánh mì

Nếu bé sốt cao bạn có thể cho bé dùng những món như sau để giải nhiệt:
CÀ CHUA HẦM THỊT
Nguyên liệu:
- Cà chua: 100g
- Thịt lợn nạc: 100g
- Gia vị: muối, dầu hành, gừng
Cách chế biến:
- Cà chua rửa sạch, thái lát hoặc băm nhỏ.
- Cho 1 bát nước dùng vào nồi cùng với thịt vào nấu chín trước.
- Sau đó cho cà chua, một ít muối, dầu hành, gừng nấu tới khi chín

RAU MUỐNG, MÃ THẦY
Nguyên liệu:
- Rau muống: 100g
- Mã thầy: 20g
Cách chế biến:
- Rửa sạch rau muống và mã thầy cho vào nồi, luộc cho đến khi chín nhừ
- Ăn rau, uống canh mỗi ngày 2-3 lần, ăn liền trong vòng 7 ngày

Lưu ý: Mã thầy hay còn được gọi là củ năn, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô... là một loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, bên ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Ngoài ra, còn có puchiin - chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt.


CHÈ ĐẬU XANH - RAU CÂU
Nguyên liệu:
- Đậu xanh: 50g
- Rau câu: 30g
- Đường đỏ
Cách chế biến:
- Nấu đậu xanh với nước cho tới khi chín nhừ
- Rau câu thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng đến khi rau câu chín kỹ, cho đường vào nêm vừa ăn.
- Cho bé ăn mỗi ngày 1 lần và ăn liên tục trong 7 ngày

Lưu ý: Khi trẻ sốt cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, vitamin và muối khoáng. Không nên cho trẻ ăn những món xào, chiên nhiều dầu mỡ, tránh việc rối loạn tiêu hóa.
 
Con mình vừa mới táo báo xong thế là bé biếng ăn cả tuần nay, cũng may mình chạy vạy nấu nướng đủ món đổi khẩu vị cho bé, chỉ mong bé mau chóng ăn khỏe lại như xưa
 
Back
Top