Chọn giày cho trẻ

thanhlinh

Junior Member


Chân của trẻ sơ sinh rất đặt biệt: chúng không được xương hoá hoàn toàn. Ở trẻ mới sinh chỉ có 25% xương là hoàn chỉnh. Đó là xương vùng gót chân, xương cổ chân vả xương trên bàn chân, các đốt ngón chân. Đặc điểm khác là chúng có một u mỡ nhỏ nằm ở lòng bàn chân, làm cho chân có hình dạng bằng phẳng. Nó sẽ biến mất khi cơ bắp vòm bàn chân phát triển.
Khi sinh, bàn chân chỉ dài khoảng 7,5cm. Đến 1 tuổi nó dài thêm từ 4-5cm. Chúng tiếp tục tăng trưởng khoảng từ 4-5cm. Chúng tiếp tục tăng trưởng khoảng 0,9cm cho mỗi năm và bắt đầu xương hóa hoàn toàn. Chúng tăng gấp đôi kích thước từ năm thứ 3. Những thay đổi về hình thái học trong một thời gian ngắn như vậy đòi hỏi phải có những đôi giày thích hợp.
Giày trở nên cần thiết khi trẻ có thể tự chủ đứng vững và bắt đầu đi một mình, nghĩa là khoảng từ 10 - 12 tháng tuổi. Những đôi giày bằng da mềm, không có đế cứng đủ để cho trẻ lịch sự và bảo vệ bàn chân khỏi tổn thương.
Chọn giày tốt cho bé là giúp bé bước đi vững vàng mà còn cho bé hi vọng gìn giữ bàn chân khỏe mạnh vào tuổi trưởng thành.
Giày cao cổ và có dây cột: Đôi giày đầu tiên cần phải đáp ứng những đặc điểm như sau:

  • Bằng da thuộc để cho bàn chân trẻ được thông thoáng.
  • Kiểu giày cao cổ ôm gọn lấy cổ chân cho đến 2 tuổi rưỡi, và lâu hơn nữa nếu trẻ thuộc dạng bụ bẫm.
  • Với đế chống trơn trượt có mức độ chênh cao nhẹ để giúp phát triễn cơ bắp của chân. Nên chọn loại đế dán hơn đế may.
  • Hoàn toàn thoải mái ở vùng gót chân.
  • Có dây cột. Chúng ôm chân rất tốt vì thích nghi hoàn toàn với bề rộng của bàn chân.
  • Có đầu mũi giầy vừa đủ rộng để cho các ngón chân thoải mái, không phải bị bó buộc lại. Giày có lớp cứng để da không xệp xuống chân trẻ.
Những sai lầm không nên mắc phải
Đừng bao giờ đi mua giày một mình. Bạn sẽ gặp khó khăn nếu giày quá nhỏ: nó sẽ không co giãn tốt khi trẻ di chuyển. Điều này dẫn đến dị tật, co rút, mất cân bằng cho bàn chân và dáng đi. Còn nếu giày quá lớn: bàn chân bị giày cọ sát gây phòng chân. Giày quá chật thì những khớp chân không đủ chổ để phát triển dẫn đến tình trạng móng chân bị thọc sâu vào thịt hay các vết chai sẽ hình thành, giày quá rộng, bàn chân không được nâng đỡ phía sau và có nguy cơ bị trẹo.
Cũng nên tránh các loại giày có chất liệu tổng hợp, vì không hút ẩm. Các loại giày kiểu thể thao có đế mềm cũng làm tăng nguy cơ mất thăng bằng cho dáng đi.
Đừng tiết kiệm mà cho trẻ mang giày của các anh chị vì giày đã được “lập khuôn” theo bàn chân chân trước và cũng đã bị thụng đế.
Thay đổi mỗi 3 tháng
Chân của trẻ lớn lên rất nhanh, thường là tăng 1 số mỗi hai đến ba tháng. Nên cho trẻ đi đo số giày, đễ biết đúng số và thời gian thay đổi khi nào là cần thiết.
Có thể tự kiểm tra như sau:

  • Cho trẻ đứng thẳng, chân mang giày, luồng ngón tay trỏ theo gót chân và kiểm tra xem chúng có co ngón chân lại hay không. Nếu bạn không cần phải ráng sức thì đó là số giày đúng. Còn ngược lại bạn nên đổi số lớn hơn.
  • Đo đế giày: Vẽ bàn chân phải của trẻ lên một tờ giấy, bằng cách cầm thẳng viết và theo sát hình dạng của bàn chân. Cắt ra và ướm vào đế giày trái. Nếu còn dư ra 5mm - 1cm ở đầy mũi và ở sau gót thì giày vẫn còn vừa.
  • Và vào những ngày đẹp trời, chân của trẻ con và cả người lớn đều có khuynh hướng sưng lên một chút. Nên mua giày đi vào buổi chiều để chắc chắn rằng giày không quá chật.

Tạp chí Gia đình
 

Attachments

  • 572..jpg
    572..jpg
    6.4 KB · Views: 0
Back
Top