- Từ câu chuyện ông chủ nhà hàng Cát Vàng không chịu tiếp khách Việt mới thấy chất lượng dịch vụ ở nước ta còn kém quá, văn hóa bán hàng “còi” quá.
Thường thì dân kinh doanh phải thuộc nằm lòng câu: "Khách hàng là thượng đế" mới phải. Khi làm trong lĩnh vực dịch vụ thì càng phải chiều khách hơn cả chiều thượng đế. Đằng này lại khinh khách ta, trọng khách Tây rồi xua đuổi khách thế này.
Tôi còn nhớ có lần ra Hà Nội thăm lăng Bác cùng mẹ, sáng sớm vào hàng phở trong ngõ gần nhà nghỉ ăn sáng. Lần đầu tiên được nếm mùi “phở chửi” của Hà Nội: - Ăn cái đéo gì mà lâu thế, nhanh nhanh cho người ta còn bán hàng! - 2 người mà ăn 1 bát thôi à? 1 bát thì 1 người ngồi thôi, 1 ghế! Tôi phát hãi với kiểu bỏ tiền đi ăn mà như ăn mày.
Nhà hàng từ chối ... người Việt đang gây phẫn nộ dư luận
Đúng là chỉ có ở Việt Nam mới có cái kiểu như thế!
Cũng phải công nhận là một số khách du lịch Việt Nam có “thói quen” mặc cả khi mua bán. Nhưng không thể vì thế mà người bán hàng được phép xua đuổi họ ngay trong quán của người Việt. Đã kinh doanh thì phải biết tôn trọng khách như “thượng đế”. Bình tĩnh, nhã nhặn với khách trong mọi hoàn cảnh thì mới tạo thiện cảm, thu hút khách nhiều hơn.
Cứ xem các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Việt Nam thì biết, bạn có vào cửa hàng ngắm chán chê mê mỏi, nhân viên giới thiệu mỏi miệng nhưng mình không mua thì họ vẫn vui vẻ tiễn chân mình ra cửa. Còn ra nước ngoài thì khỏi phải bàn, họ phục vụ khách hàng hết ý luôn, nó là chiến lược kinh doanh của người ta rồi.
Theo tôi quan trọng nhất là thái độ của người bán hàng kìa, anh mở cửa hàng ra bán là phải chấp nhận 100 khách đến có 10 khách mua là vui rồi. Còn chê khách mình mặc cả nhiều không muốn bán thì xin thưa cũng tại các anh nói thách quá, gấp 3-4 lần bình thường. Không ai muốn mình là thằng ngu, bị chặt chém thế mà không mặc cả.
Còn chuyện dân mình ồn ào, xả rác bừa bãi khi đi du lịch cũng có lý do của nó. Tại các nước phát triển như Singapore, Thái Lan, rất đơn giản để kiếm một thùng rác công cộng. Nhưng ở Việt Nam do kinh tế chưa đủ phát triển để trang bị thùng rác ở tất cả các nơi công cộng thì rác có thể vứt ở đâu nếu không vứt trên lề đường? Lâu dần nó thành thói quen thôi.
Nói đi nói lại cũng chỉ một vấn đề “đã kinh doanh thì phải coi khách hàng là thượng đế”. Cái kiểu xua đuổi khách như nhà hàng Cát Vàng cần phải chấn chỉnh, nếu không sau này đi thăm quan các thắng cảnh ở Việt Nam mà bắt gặp cái bảng treo trước quán :"Không tiếp khách người Việt" các bạn sẽ nghĩ sao?!
Độc giả Trần Huy
Thường thì dân kinh doanh phải thuộc nằm lòng câu: "Khách hàng là thượng đế" mới phải. Khi làm trong lĩnh vực dịch vụ thì càng phải chiều khách hơn cả chiều thượng đế. Đằng này lại khinh khách ta, trọng khách Tây rồi xua đuổi khách thế này.
Tôi còn nhớ có lần ra Hà Nội thăm lăng Bác cùng mẹ, sáng sớm vào hàng phở trong ngõ gần nhà nghỉ ăn sáng. Lần đầu tiên được nếm mùi “phở chửi” của Hà Nội: - Ăn cái đéo gì mà lâu thế, nhanh nhanh cho người ta còn bán hàng! - 2 người mà ăn 1 bát thôi à? 1 bát thì 1 người ngồi thôi, 1 ghế! Tôi phát hãi với kiểu bỏ tiền đi ăn mà như ăn mày.
Nhà hàng từ chối ... người Việt đang gây phẫn nộ dư luận
Đúng là chỉ có ở Việt Nam mới có cái kiểu như thế!
Cũng phải công nhận là một số khách du lịch Việt Nam có “thói quen” mặc cả khi mua bán. Nhưng không thể vì thế mà người bán hàng được phép xua đuổi họ ngay trong quán của người Việt. Đã kinh doanh thì phải biết tôn trọng khách như “thượng đế”. Bình tĩnh, nhã nhặn với khách trong mọi hoàn cảnh thì mới tạo thiện cảm, thu hút khách nhiều hơn.
Cứ xem các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Việt Nam thì biết, bạn có vào cửa hàng ngắm chán chê mê mỏi, nhân viên giới thiệu mỏi miệng nhưng mình không mua thì họ vẫn vui vẻ tiễn chân mình ra cửa. Còn ra nước ngoài thì khỏi phải bàn, họ phục vụ khách hàng hết ý luôn, nó là chiến lược kinh doanh của người ta rồi.
Theo tôi quan trọng nhất là thái độ của người bán hàng kìa, anh mở cửa hàng ra bán là phải chấp nhận 100 khách đến có 10 khách mua là vui rồi. Còn chê khách mình mặc cả nhiều không muốn bán thì xin thưa cũng tại các anh nói thách quá, gấp 3-4 lần bình thường. Không ai muốn mình là thằng ngu, bị chặt chém thế mà không mặc cả.
Còn chuyện dân mình ồn ào, xả rác bừa bãi khi đi du lịch cũng có lý do của nó. Tại các nước phát triển như Singapore, Thái Lan, rất đơn giản để kiếm một thùng rác công cộng. Nhưng ở Việt Nam do kinh tế chưa đủ phát triển để trang bị thùng rác ở tất cả các nơi công cộng thì rác có thể vứt ở đâu nếu không vứt trên lề đường? Lâu dần nó thành thói quen thôi.
Nói đi nói lại cũng chỉ một vấn đề “đã kinh doanh thì phải coi khách hàng là thượng đế”. Cái kiểu xua đuổi khách như nhà hàng Cát Vàng cần phải chấn chỉnh, nếu không sau này đi thăm quan các thắng cảnh ở Việt Nam mà bắt gặp cái bảng treo trước quán :"Không tiếp khách người Việt" các bạn sẽ nghĩ sao?!
Độc giả Trần Huy