T
T$
Guest
Chiếc chiến đấu cơ tàng hình mới của Trung Quốc J-20 gầm rú trên phi đạo rồi cất cánh bay, vụ bay thử đầu tiên của một phi cơ được thiết kế để đối địch với một phi cơ tàng hình của Hoa Kỳ tránh không để bị radar phát hiện.
Những hình ảnh của chuyến bay này bị tiết lộ trên Internet và sau đó được chính phủ Bắc Kinh xác nhận là xác thực đã khiến thế giới tập trung sự chú ý tới vấn đề hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Liên Hiệp Châu Âu đã cấm bán kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc sau vụ trấn áp những người bất đồng chính kiến tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989.
Nhưng, ông Alexander Neill thuộc tổ chức chuyên về phân tích Royal United Services nói rằng ảnh hưởng của việc tăng trưởng tài chánh của Trung Quốc tại Châu Âu bắt đầu lộ diện. Ông nói:
“Với ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đang lan tràn mạnh, nhất là tại Liên Hiệp Châu Âu vào lúc này, chắc chắn là các nước thành viên trong khối cảm thấy áp lực gây ra bởi Trung Quốc. Tôi đoan chắc rằng nhiều lãnh đạo các nước trong liên hiệp sẽ suy nghĩ thận trọng về vấn đề làm sao giao tiếp với Trung Quốc trong lãnh vực đầu tư, vốn rất thiết yếu đối với việc giúp họ thoát ra khỏi những khó khăn kinh tế của họ.
Bắc Kinh vừa mới ký một loạt các hợp đồng trị giá nhiều tỉ đô la với các công ty Châu Âu. Trung Quốc cho biết họ cũng chuẩn bị mua tới 7,9 tỉ đô la các khoản nợ của chính phủ Tây Ban Nha vào lúc mà lo ngại về tương lai của đồng euro đã lên tới cao điểm.
Nhiều nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có trưởng ban chính sách đối ngoại của khối, bà Catherine Ashton, gợi ý rằng đã tới lúc phải duyệt xét lại lệnh cấm xuất khẩu võ khí sang Trung Quốc.
Anh, mặc dầu hoan nghênh phần chia đầu tư của Trung Quốc cho họ, nhưng không đồng ý với các nước trong Liên Hiệp Châu Âu muốn bãi bỏ lệnh cấm vận. Ông Alexander Neill nói tiếp:
“Lập trường của Anh quốc vẫn giữ nguyên như trong những năm vừa qua là hiện nay chưa phải lúc gỡ bỏ lệnh cấm vận.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã viếng thăm thủ đô Washington trong tháng này, tìm cách làm dịu bớt những lo ngại liên quan tới việc đầu tư của Trung Quốc trong lãnh vực quân sự.
Ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Quốc không tham gia cuộc chạy đua võ trang hay gây ra mối đe dọa quân sự đối với bất cứ nước nào và sẽ không bao giờ theo đuổi chính sách bành trướng hay bá quyền.
Mặc dầu chi tiêu cho lãnh vực quân sự của Trung Quốc ước tính khoảng 78 tỉ đô la trong năm 2010, ông Alexander Neill nói rằng quân đội Trung Quốc vẫn còn tụt hậu:
“Nhưng cũng có những lãnh vực đáng lo ngại khi Trung Quốc cố gắng bắt kịp Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lãnh vực kỹ thuật cao và san bằng “khả năng không cân xứng. ”
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 là một thí dụ về những tiến bộ của Trung Quốc trong lãnh vực công nghệ cao.
Những hình ảnh của chuyến bay này bị tiết lộ trên Internet và sau đó được chính phủ Bắc Kinh xác nhận là xác thực đã khiến thế giới tập trung sự chú ý tới vấn đề hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Liên Hiệp Châu Âu đã cấm bán kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc sau vụ trấn áp những người bất đồng chính kiến tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989.
Nhưng, ông Alexander Neill thuộc tổ chức chuyên về phân tích Royal United Services nói rằng ảnh hưởng của việc tăng trưởng tài chánh của Trung Quốc tại Châu Âu bắt đầu lộ diện. Ông nói:
“Với ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đang lan tràn mạnh, nhất là tại Liên Hiệp Châu Âu vào lúc này, chắc chắn là các nước thành viên trong khối cảm thấy áp lực gây ra bởi Trung Quốc. Tôi đoan chắc rằng nhiều lãnh đạo các nước trong liên hiệp sẽ suy nghĩ thận trọng về vấn đề làm sao giao tiếp với Trung Quốc trong lãnh vực đầu tư, vốn rất thiết yếu đối với việc giúp họ thoát ra khỏi những khó khăn kinh tế của họ.
Bắc Kinh vừa mới ký một loạt các hợp đồng trị giá nhiều tỉ đô la với các công ty Châu Âu. Trung Quốc cho biết họ cũng chuẩn bị mua tới 7,9 tỉ đô la các khoản nợ của chính phủ Tây Ban Nha vào lúc mà lo ngại về tương lai của đồng euro đã lên tới cao điểm.
Nhiều nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có trưởng ban chính sách đối ngoại của khối, bà Catherine Ashton, gợi ý rằng đã tới lúc phải duyệt xét lại lệnh cấm xuất khẩu võ khí sang Trung Quốc.
Anh, mặc dầu hoan nghênh phần chia đầu tư của Trung Quốc cho họ, nhưng không đồng ý với các nước trong Liên Hiệp Châu Âu muốn bãi bỏ lệnh cấm vận. Ông Alexander Neill nói tiếp:
“Lập trường của Anh quốc vẫn giữ nguyên như trong những năm vừa qua là hiện nay chưa phải lúc gỡ bỏ lệnh cấm vận.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã viếng thăm thủ đô Washington trong tháng này, tìm cách làm dịu bớt những lo ngại liên quan tới việc đầu tư của Trung Quốc trong lãnh vực quân sự.
Ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Quốc không tham gia cuộc chạy đua võ trang hay gây ra mối đe dọa quân sự đối với bất cứ nước nào và sẽ không bao giờ theo đuổi chính sách bành trướng hay bá quyền.
Mặc dầu chi tiêu cho lãnh vực quân sự của Trung Quốc ước tính khoảng 78 tỉ đô la trong năm 2010, ông Alexander Neill nói rằng quân đội Trung Quốc vẫn còn tụt hậu:
“Nhưng cũng có những lãnh vực đáng lo ngại khi Trung Quốc cố gắng bắt kịp Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lãnh vực kỹ thuật cao và san bằng “khả năng không cân xứng. ”
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 là một thí dụ về những tiến bộ của Trung Quốc trong lãnh vực công nghệ cao.