T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Một tin nhắn giả cảnh báo rằng phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị rò rỉ ra ngoài nước Nhật làm nhiều người khắp châu Á phát hoảng.
Cơ quan môi trường quốc gia Singapore cho hay nước này sẽ không bị ảnh hưởng bởi mưa phóng xạ, do các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật nằm cách xa Singapore – và mưa phóng xạ chỉ xảy ra khi lò phản ứng bị tan chảy hoàn toàn.
Tin nhắn SMS, ngụ ý được phát đi từ hãng tin BBC, đã được lan truyền khắp các nước châu Á từ hôm thứ hai vừa qua.
Tin nhắn cảnh báo mọi người chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa cần thiết, nhằm tránh khả năng bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.
Mặc dù BBC không đưa ra bất kỳ thông tin nào như thế, nhưng tin nhắn giả đã khiến nhiều người tại châu Á, đặc biệt là ở Philippines, hoảng loạn.
Một số hãng tin còn cho biết công nhân và học sinh ở đó đã được cho về nhà, sau khi tin đồn lan rộng, khiến giới chức chính phủ Philippines phải ra phủ nhận chính thức.
Kiểu lợi dụng tình hình ở Nhật như thế này thường nhằm phục vụ mưu đồ không chân chính, dụ dỗ người dùng tải về các phần mềm ác tính hoặc đơn giản là gây ra nỗi sợ hãi.
Cơ quan Phản ứng nhanh Máy tính của Mỹ (US-CERT) cho biết người dùng máy tính nên cảnh giác với những e-mail liên quan đến thảm họa động đất/sóng thần ở Nhật.
Tại Philippines, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức một cuộc họp báo, tái khẳng định với công chúng rằng họ hoàn toàn an toàn, thậm chí nếu lượng phóng xạ ở Nhật có tăng cao.
Vào sáng ngày thứ ba, lò phản ứng số 2 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima trở thành lò phản ứng thứ ba phát nổ trong 4 ngày tại Nhật.
Lượng phóng xạ đã tăng tới mức nguy hiểm, nhưng không có bằng chứng cho thấy nó sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ vùng nào ngoài vùng trực tiếp quanh đó.
Giới chức trách Nhật đã mở rộng vùng nguy hiểm, cảnh báo người dân trong vòng bán kính 30km đi sơ tán hoặc ở trong nhà.
Theo Philippine Star, các nhà điều tra nước này đã được lệnh điều tra nguồn gốc của tin nhắn hôm thứ hai vừa qua.
Trong một diễn biến riêng rẽ khác, một gia đình Australia tin rằng con gái họ đã chết trong sóng thần chỉ vì ai đó đã đăng tên cô con gái này trong danh sách những người thiệt mạng được khẳng định. Họ đã đăng tên thật của cô, tên thật của một bệnh viện và số điện thoại của bệnh viên, nhưng lại dùng tên giả của một bác sỹ.
Ashley Russell, bố của cô gái cho biết: “Có một số người ngoài kia thật như ác quỷ. Sếp của con bé nói với tôi rằng mọi người cũng phải hứng chịu những trò đùa ác ý như thế”.
Cảnh sát ở New Zealand cũng cảnh báo mọi người cảnh giác trước việc nhiều người đóng giả là giới chức địa phương, giả vờ quyên góp tiền cho người sống sót trong trận động đất.
Cơ quan môi trường quốc gia Singapore cho hay nước này sẽ không bị ảnh hưởng bởi mưa phóng xạ, do các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật nằm cách xa Singapore – và mưa phóng xạ chỉ xảy ra khi lò phản ứng bị tan chảy hoàn toàn.
Tin nhắn SMS, ngụ ý được phát đi từ hãng tin BBC, đã được lan truyền khắp các nước châu Á từ hôm thứ hai vừa qua.
Tin nhắn cảnh báo mọi người chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa cần thiết, nhằm tránh khả năng bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.
Mặc dù BBC không đưa ra bất kỳ thông tin nào như thế, nhưng tin nhắn giả đã khiến nhiều người tại châu Á, đặc biệt là ở Philippines, hoảng loạn.
Một số hãng tin còn cho biết công nhân và học sinh ở đó đã được cho về nhà, sau khi tin đồn lan rộng, khiến giới chức chính phủ Philippines phải ra phủ nhận chính thức.
Kiểu lợi dụng tình hình ở Nhật như thế này thường nhằm phục vụ mưu đồ không chân chính, dụ dỗ người dùng tải về các phần mềm ác tính hoặc đơn giản là gây ra nỗi sợ hãi.
Cơ quan Phản ứng nhanh Máy tính của Mỹ (US-CERT) cho biết người dùng máy tính nên cảnh giác với những e-mail liên quan đến thảm họa động đất/sóng thần ở Nhật.
Tại Philippines, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức một cuộc họp báo, tái khẳng định với công chúng rằng họ hoàn toàn an toàn, thậm chí nếu lượng phóng xạ ở Nhật có tăng cao.
Vào sáng ngày thứ ba, lò phản ứng số 2 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima trở thành lò phản ứng thứ ba phát nổ trong 4 ngày tại Nhật.
Lượng phóng xạ đã tăng tới mức nguy hiểm, nhưng không có bằng chứng cho thấy nó sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ vùng nào ngoài vùng trực tiếp quanh đó.
Giới chức trách Nhật đã mở rộng vùng nguy hiểm, cảnh báo người dân trong vòng bán kính 30km đi sơ tán hoặc ở trong nhà.
Theo Philippine Star, các nhà điều tra nước này đã được lệnh điều tra nguồn gốc của tin nhắn hôm thứ hai vừa qua.
Trong một diễn biến riêng rẽ khác, một gia đình Australia tin rằng con gái họ đã chết trong sóng thần chỉ vì ai đó đã đăng tên cô con gái này trong danh sách những người thiệt mạng được khẳng định. Họ đã đăng tên thật của cô, tên thật của một bệnh viện và số điện thoại của bệnh viên, nhưng lại dùng tên giả của một bác sỹ.
Ashley Russell, bố của cô gái cho biết: “Có một số người ngoài kia thật như ác quỷ. Sếp của con bé nói với tôi rằng mọi người cũng phải hứng chịu những trò đùa ác ý như thế”.
Cảnh sát ở New Zealand cũng cảnh báo mọi người cảnh giác trước việc nhiều người đóng giả là giới chức địa phương, giả vờ quyên góp tiền cho người sống sót trong trận động đất.