[h=2]Thủ đoạn của bọn buôn lậu thời "hậu Phương Ninh Hột" ngày càng tinh vi, chúng còn thiết lập cả một hàng rào bảo kê, cảnh giới nghiêm ngặt trong từng chuyến hàng. Do vậy, việc thâm nhập để có một cái nhìn cận cảnh về hoạt động buôn lậu ở nơi này không phải là việc dễ dàng.[/h]
Cũng như nhiều điểm nóng vùng biên khác, buôn lậu ở TP. Móng Cái (Quảng Ninh) vốn đã trở thành chuyện "xưa như trái đất". Bất chấp việc khủng hoảng kinh tế, bất chấp vụ án chấn động đất mỏ liên quan đến trùm buôn lậu nổi tiếng - anh em Phương "Ninh Hột" (Nguyễn Tiến Phương, Nguyễn Tiến Chung-PV), hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục ở vùng đất này.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Bắc Luân nửa năm trở lại đây có phần bị chững lại. Nhưng dọc theo bờ sông Ka Long, đường biên giới tự nhiên giữa TP.Móng Cái và huyện Đông Hưng (Trung Quốc), hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra nhộn nhịp khác thường.
Xe chở hàng lậu đi ra từ khu vực biên giới.
Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Theo dấu xe "tàng hình"
Đặt chân đến Móng Cái vào lúc 5h sáng, mặc dù rất mệt sau một chuyến đi dài, tôi vẫn quyết định mượn một chiếc xe máy của người quen để đi thăm thú tình hình. Đang trên đường chạy từ cầu Ka Long về phía chợ trung tâm, tôi nghe tiếng nổ giòn cùng mùi khói đặc trưng của dòng xe xăng pha nhớt. Cùng lúc đó, một chiếc Minsk xuất hiện trước mắt tôi sau khi rẽ ra từ một con phố nhỏ với tốc độ khá nhanh. Dự đoán đây chính là một trong những chiếc xe đang trên đường đi chở hàng lậu, tôi quyết định tăng tốc bám theo sau. Cứ thế, tôi chạy theo chiếc Minsk không biển số, vòng vèo qua các khu chợ 1, 2, 3, 4 rồi quặt vào một ngõ hẹp, sâu hun hút, không một bóng người. Khi nhìn thấy một tấm biển lớn màu xanh báo hiệu phía trước là khu vực biên giới cũng là lúc tôi phát hiện hai chiếc Minsk khác, chở đầy hàng hóa đang từ khu vực cấm đi ra. Đó chắc chắn là những chiếc xe chở hàng lậu bởi trong khu vực này, tất cả các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa đều bị cấm tuyệt đối.
Đúng như tôi dự đoán, chiếc xe Minsk phía trước cũng đang trên đường đến nơi tập trung hàng lậu để tẩu tán về thành phố theo những con đường mòn dọc biên giới.
Những chiếc xe Minsk không biển số này chính là lực lượng hùng hậu tham gia đắc lực trong việc vận chuyển hàng lậu từ vùng biên về thành phố. Có thể chủ nhân của chúng đã cố tình gỡ bỏ để dễ bề tẩu thoát khi có biến hoặc cũng có thể chúng đã bị rơi rụng dọc đường sau quá trình lung lay như răng bà lão. Xét thấy, với những chiếc xe rách nát và nham nhở như cóc gặm ấy thì những chiếc biển số của chúng, nếu còn, hẳn cũng không hơn gì một miếng sắt rỉ vô nghĩa lý. Khi bị phát hiện, người chở hàng sẽ nhanh chóng dùng dao cắt dây buộc, trút hết hàng hóa, rồi lẩn trốn rất nhanh vào các ngõ sâu, lối hẹp... Vì không có biển số và xe nào cũng rách nát như xe nào nên rất khó nhận diện được chúng. Có lẽ cũng chính vì những đặc điểm này mà người dân ở đây đã đặt cho chúng cái tên "xe tàng hình".
Vì tiếng nổ của xe Minsk rất lớn nên suốt quãng đường chạy từ trung tâm thành phố vào vùng biên, có vẻ như tôi không hề bị phát hiện. Nhưng khi vừa chạy qua tấm biển báo khu vực biên giới được khoảng 200m, tôi bất ngờ bị chặn lại bởi một gã thanh niên tóc vàng khoảng chừng hơn 20 tuổi. Tim tôi bắt đầu đập mạnh kéo theo cảm giác hồi hộp ngày càng tăng, nhất là khi một gã đàn ông khác lù lù bước ra từ một gốc cây lớn, hất hàm: "Con kia! Mày vào đây làm gì?". Gã này chừng 40 tuổi, có vẻ ngoài đúng hình mẫu giang hồ với thân hình cơ bắp, cắt đầu đinh, đeo một chiếc vòng vàng, mặt Phật to nặng trĩu cổ. Bằng tất cả những gì có thể nghĩ ra được trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể, tôi bắt đầu giải thích mọi việc sao cho thật giống với một vụ lạc đường. Cuối cùng, chúng cũng để tôi đi, không quên cảnh cáo bằng những ánh mắt sắc lạnh khiến tôi sợ nổi da gà. Vừa khi ấy, chiếc xe mà tôi bám theo lúc trước cũng đã quay ra từ khu vực bờ sông cùng gần chục thùng hàng nặng trĩu phía sau.
Vượt đường mòn, cập “bến ma”
Tiếp tục bám theo chiếc xe Minsk lúc này đã được chất đầy hàng hóa, tôi bắt đầu chạy vào một lối mòn khác vô cùng hầm hố với hàng loạt ổ trâu, ổ gà đủ kích cỡ. Chắc hẳn lý do khiến nó không trở ra bằng lối cũ không nhằm mục đích gì khác ngoài việc tránh bị phát hiện. Tuy chở hàng hoá vừa nặng vừa cồng kềnh trên con đường ghồ ghề như vừa bị rải bom nhưng chiếc Minsk vẫn phóng vun vút, không hổ danh là những "chiến binh sắt một thời oanh liệt". Vừa ra khỏi khu vực biên giới, chiếc xe đột ngột rẽ vào một ngõ nhỏ gần khu chợ số 4 và mất hút sau làn khói mỏng. Có lẽ hàng hóa cũng đang được tẩu tán một cách nhanh chóng đến các điểm tiêu thụ để xóa sạch mọi dấu vết.
Cứ như vậy, tôi lần lượt bám theo một số xe Minsk vận chuyển hàng lậu khác. Trong vòng nửa buổi, tôi đã theo dấu gần chục chiếc xe chở hàng lậu và phát hiện ra rằng dọc theo vành đai biên giới có hàng trăm lối mòn như vậy dẫn ra các bến "ma", nơi tập trung hàng lậu từ bên kia biên giới dọc bờ sông Ka Long. Vào vai một người buôn xe cổ đang săn lùng những chiếc Minsk sắp "tuyệt chủng" ở Việt Nam để bán cho dân chơi ở thành phố, tôi cố gắng bắt chuyện với một tay chở hàng lậu, giả vờ hỏi giá chiếc xe.
Thấy tôi cũng có chút am hiểu về xe cộ, tay chở hàng lậu không chút nghi ngờ, bắt đầu "thao thao bất tuyệt" về chiếc xe của mình đồng thời ra giá 25 triệu đồng. Tiện đà, tôi bắt đầu lân la hỏi sang chuyện chở hàng. Gã chở hàng lậu tên Hoan tưởng sẽ bán được chiếc xe với giá hời nên nhiệt tình kể chuyện không chút e ngại. Theo đó, tôi được biết, Hoan đã làm cửu vạn ở Móng Cái được gần chục năm. Ban đầu, Hoan chỉ làm cửu vạn bốc vác trên các đò chở hàng dọc sông Ka Long. Sau khi đã tích lũy được một số vốn nhất định, anh mua lại chiếc Minsk cũ của một người quen và bắt đầu tham gia đội quân chở hàng lậu từ các bến "ma" đến điểm hẹn.
Xe chở hàng lậu về nơi tiêu thụ.
Đại ca “lớn”, đại ca “bé”
Tưởng Hoan làm tự do nhưng sau khi hỏi chuyện tôi mới biết muốn có được một chân trong đội quân chở hàng lậu không hề đơn giản. Hoan bảo ở mảnh đất vùng biên này kiếm ăn cũng dễ mà hiểm nguy cũng nhiều, muốn làm gì cũng phải cạy cục cho bằng được sự cho phép của đại ca bé, đại ca lớn mới mong được yên ổn. Tất cả những con đường, những mảnh đất làm ăn từ nhỏ đến lớn ở miền biên viễn này đều đã được bảo kê bởi những tay giang hồ cộm cán, không dễ gì qua mặt. Phàm là những kẻ mới đến, muốn kiếm miếng cơm đều phải có hội có thuyền, có người đỡ đầu, bảo lãnh nếu không đừng hòng sống nổi ở đất Móng Cái này.
Từ khi chuyển sang công việc chở hàng lậu, thu nhập của Hoan rõ ràng cao và ổn định hơn trước bởi hàng xuất nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Bắc Luân có thể tăng giảm không đều nhưng hàng lậu thì lúc nào cũng sẵn. Chỉ cần một cuộc điện thoại, các đầu nậu bên Việt Nam có thể nhận được lượng hàng theo yêu cầu, không giới hạn về số lượng trong một thời gian ngắn nhất bởi luôn luôn có một lượng hàng hóa khổng lồ của các lái buôn Trung Quốc chờ sẵn bên kia sông đợi lệnh.
Ngay khi nhận được lệnh, các cửu vạn chở hàng sẽ xuất phát đến nơi nhận hàng ở các bến "ma" và tuồn hàng đến các điểm hẹn theo chỉ đạo của các tay cai hoặc đầu nậu. Để bảo vệ cho việc vận chuyển hàng hóa được an toàn, hàng chục "chim lợn" được bố trí mật phục khắp các điểm chốt quan trọng trên địa bàn, chỉ cần có dấu hiệu nguy hiểm sẽ báo động ngay cho các tay chở hàng để kịp thời ứng biến.
Dương Dung
Kỳ 2: Buôn lậu thời "hậu Phương Ninh Hột"
Cũng như nhiều điểm nóng vùng biên khác, buôn lậu ở TP. Móng Cái (Quảng Ninh) vốn đã trở thành chuyện "xưa như trái đất". Bất chấp việc khủng hoảng kinh tế, bất chấp vụ án chấn động đất mỏ liên quan đến trùm buôn lậu nổi tiếng - anh em Phương "Ninh Hột" (Nguyễn Tiến Phương, Nguyễn Tiến Chung-PV), hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục ở vùng đất này.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Bắc Luân nửa năm trở lại đây có phần bị chững lại. Nhưng dọc theo bờ sông Ka Long, đường biên giới tự nhiên giữa TP.Móng Cái và huyện Đông Hưng (Trung Quốc), hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra nhộn nhịp khác thường.
Xe chở hàng lậu đi ra từ khu vực biên giới.
Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Theo dấu xe "tàng hình"
Đặt chân đến Móng Cái vào lúc 5h sáng, mặc dù rất mệt sau một chuyến đi dài, tôi vẫn quyết định mượn một chiếc xe máy của người quen để đi thăm thú tình hình. Đang trên đường chạy từ cầu Ka Long về phía chợ trung tâm, tôi nghe tiếng nổ giòn cùng mùi khói đặc trưng của dòng xe xăng pha nhớt. Cùng lúc đó, một chiếc Minsk xuất hiện trước mắt tôi sau khi rẽ ra từ một con phố nhỏ với tốc độ khá nhanh. Dự đoán đây chính là một trong những chiếc xe đang trên đường đi chở hàng lậu, tôi quyết định tăng tốc bám theo sau. Cứ thế, tôi chạy theo chiếc Minsk không biển số, vòng vèo qua các khu chợ 1, 2, 3, 4 rồi quặt vào một ngõ hẹp, sâu hun hút, không một bóng người. Khi nhìn thấy một tấm biển lớn màu xanh báo hiệu phía trước là khu vực biên giới cũng là lúc tôi phát hiện hai chiếc Minsk khác, chở đầy hàng hóa đang từ khu vực cấm đi ra. Đó chắc chắn là những chiếc xe chở hàng lậu bởi trong khu vực này, tất cả các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa đều bị cấm tuyệt đối.
Đúng như tôi dự đoán, chiếc xe Minsk phía trước cũng đang trên đường đến nơi tập trung hàng lậu để tẩu tán về thành phố theo những con đường mòn dọc biên giới.
Những chiếc xe Minsk không biển số này chính là lực lượng hùng hậu tham gia đắc lực trong việc vận chuyển hàng lậu từ vùng biên về thành phố. Có thể chủ nhân của chúng đã cố tình gỡ bỏ để dễ bề tẩu thoát khi có biến hoặc cũng có thể chúng đã bị rơi rụng dọc đường sau quá trình lung lay như răng bà lão. Xét thấy, với những chiếc xe rách nát và nham nhở như cóc gặm ấy thì những chiếc biển số của chúng, nếu còn, hẳn cũng không hơn gì một miếng sắt rỉ vô nghĩa lý. Khi bị phát hiện, người chở hàng sẽ nhanh chóng dùng dao cắt dây buộc, trút hết hàng hóa, rồi lẩn trốn rất nhanh vào các ngõ sâu, lối hẹp... Vì không có biển số và xe nào cũng rách nát như xe nào nên rất khó nhận diện được chúng. Có lẽ cũng chính vì những đặc điểm này mà người dân ở đây đã đặt cho chúng cái tên "xe tàng hình".
Vì tiếng nổ của xe Minsk rất lớn nên suốt quãng đường chạy từ trung tâm thành phố vào vùng biên, có vẻ như tôi không hề bị phát hiện. Nhưng khi vừa chạy qua tấm biển báo khu vực biên giới được khoảng 200m, tôi bất ngờ bị chặn lại bởi một gã thanh niên tóc vàng khoảng chừng hơn 20 tuổi. Tim tôi bắt đầu đập mạnh kéo theo cảm giác hồi hộp ngày càng tăng, nhất là khi một gã đàn ông khác lù lù bước ra từ một gốc cây lớn, hất hàm: "Con kia! Mày vào đây làm gì?". Gã này chừng 40 tuổi, có vẻ ngoài đúng hình mẫu giang hồ với thân hình cơ bắp, cắt đầu đinh, đeo một chiếc vòng vàng, mặt Phật to nặng trĩu cổ. Bằng tất cả những gì có thể nghĩ ra được trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể, tôi bắt đầu giải thích mọi việc sao cho thật giống với một vụ lạc đường. Cuối cùng, chúng cũng để tôi đi, không quên cảnh cáo bằng những ánh mắt sắc lạnh khiến tôi sợ nổi da gà. Vừa khi ấy, chiếc xe mà tôi bám theo lúc trước cũng đã quay ra từ khu vực bờ sông cùng gần chục thùng hàng nặng trĩu phía sau.
Vượt đường mòn, cập “bến ma”
Tiếp tục bám theo chiếc xe Minsk lúc này đã được chất đầy hàng hóa, tôi bắt đầu chạy vào một lối mòn khác vô cùng hầm hố với hàng loạt ổ trâu, ổ gà đủ kích cỡ. Chắc hẳn lý do khiến nó không trở ra bằng lối cũ không nhằm mục đích gì khác ngoài việc tránh bị phát hiện. Tuy chở hàng hoá vừa nặng vừa cồng kềnh trên con đường ghồ ghề như vừa bị rải bom nhưng chiếc Minsk vẫn phóng vun vút, không hổ danh là những "chiến binh sắt một thời oanh liệt". Vừa ra khỏi khu vực biên giới, chiếc xe đột ngột rẽ vào một ngõ nhỏ gần khu chợ số 4 và mất hút sau làn khói mỏng. Có lẽ hàng hóa cũng đang được tẩu tán một cách nhanh chóng đến các điểm tiêu thụ để xóa sạch mọi dấu vết.
Cứ như vậy, tôi lần lượt bám theo một số xe Minsk vận chuyển hàng lậu khác. Trong vòng nửa buổi, tôi đã theo dấu gần chục chiếc xe chở hàng lậu và phát hiện ra rằng dọc theo vành đai biên giới có hàng trăm lối mòn như vậy dẫn ra các bến "ma", nơi tập trung hàng lậu từ bên kia biên giới dọc bờ sông Ka Long. Vào vai một người buôn xe cổ đang săn lùng những chiếc Minsk sắp "tuyệt chủng" ở Việt Nam để bán cho dân chơi ở thành phố, tôi cố gắng bắt chuyện với một tay chở hàng lậu, giả vờ hỏi giá chiếc xe.
Thấy tôi cũng có chút am hiểu về xe cộ, tay chở hàng lậu không chút nghi ngờ, bắt đầu "thao thao bất tuyệt" về chiếc xe của mình đồng thời ra giá 25 triệu đồng. Tiện đà, tôi bắt đầu lân la hỏi sang chuyện chở hàng. Gã chở hàng lậu tên Hoan tưởng sẽ bán được chiếc xe với giá hời nên nhiệt tình kể chuyện không chút e ngại. Theo đó, tôi được biết, Hoan đã làm cửu vạn ở Móng Cái được gần chục năm. Ban đầu, Hoan chỉ làm cửu vạn bốc vác trên các đò chở hàng dọc sông Ka Long. Sau khi đã tích lũy được một số vốn nhất định, anh mua lại chiếc Minsk cũ của một người quen và bắt đầu tham gia đội quân chở hàng lậu từ các bến "ma" đến điểm hẹn.
Xe chở hàng lậu về nơi tiêu thụ.
Đại ca “lớn”, đại ca “bé”
Tưởng Hoan làm tự do nhưng sau khi hỏi chuyện tôi mới biết muốn có được một chân trong đội quân chở hàng lậu không hề đơn giản. Hoan bảo ở mảnh đất vùng biên này kiếm ăn cũng dễ mà hiểm nguy cũng nhiều, muốn làm gì cũng phải cạy cục cho bằng được sự cho phép của đại ca bé, đại ca lớn mới mong được yên ổn. Tất cả những con đường, những mảnh đất làm ăn từ nhỏ đến lớn ở miền biên viễn này đều đã được bảo kê bởi những tay giang hồ cộm cán, không dễ gì qua mặt. Phàm là những kẻ mới đến, muốn kiếm miếng cơm đều phải có hội có thuyền, có người đỡ đầu, bảo lãnh nếu không đừng hòng sống nổi ở đất Móng Cái này.
Từ khi chuyển sang công việc chở hàng lậu, thu nhập của Hoan rõ ràng cao và ổn định hơn trước bởi hàng xuất nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Bắc Luân có thể tăng giảm không đều nhưng hàng lậu thì lúc nào cũng sẵn. Chỉ cần một cuộc điện thoại, các đầu nậu bên Việt Nam có thể nhận được lượng hàng theo yêu cầu, không giới hạn về số lượng trong một thời gian ngắn nhất bởi luôn luôn có một lượng hàng hóa khổng lồ của các lái buôn Trung Quốc chờ sẵn bên kia sông đợi lệnh.
Ngay khi nhận được lệnh, các cửu vạn chở hàng sẽ xuất phát đến nơi nhận hàng ở các bến "ma" và tuồn hàng đến các điểm hẹn theo chỉ đạo của các tay cai hoặc đầu nậu. Để bảo vệ cho việc vận chuyển hàng hóa được an toàn, hàng chục "chim lợn" được bố trí mật phục khắp các điểm chốt quan trọng trên địa bàn, chỉ cần có dấu hiệu nguy hiểm sẽ báo động ngay cho các tay chở hàng để kịp thời ứng biến.
“Vương quốc” của xe Minsk Hiếm thấy thành phố nào lại có nhiều xe Minsk như ở mảnh đất vùng biên này. Chỉ cần chạy xe lòng vòng trên một vài tuyến đường dẫn ra các trung tâm thương mại, chợ búa, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe Minsk chất đầy hàng hóa phóng vù vù như ma đuổi, thoắt ẩn thoắt hiện giữa phố đông. Hầu hết những chiếc xe này đều đã thuộc vào loại "tã tổ đỉa". Nhìn chúng di chuyển trên đường không khác gì những đống sắt vụn biết đi. Điều đặc biệt nữa là trong số những chiếc xe "vang bóng một thời" này, dường như chẳng chiếc nào chịu đeo biển số. |
Kỳ 2: Buôn lậu thời "hậu Phương Ninh Hột"