[h=2]Khái niệm đi bar từ lâu vốn được mặc định là nơi ăn chơi, thác loạn và đầy rẫy những tệ nạn xã hội. Có một nghịch lý bất ngờ là bar càng "xịn", các thượng đế càng không dễ thở chút nào mà có nguy cơ bị "âm thầm" kiểm soát hành vi để đảm bảo độ "sạch" của bar.[/h]
Bar càng "sạch", khoảng cách càng lớn
Lần đầu theo chân Hoàng Vũ - một cậu bạn vốn là nhạc công thường xuyên chơi cho bar khách sạn 5 sao tên F. (ở Đống Đa, Hà Nội), tôi chứng kiến độ hoành tráng và sành điệu của một trong những quán bar sang trọng bậc nhất Hà thành. Vũ cho biết, thiết kế của các khách sạn 5 sao ở Hà Nội, hầu hết đều có bar để phục vụ khách lưu trú tại khách sạn và nguồn khách bên ngoài khi có nhu cầu vui chơi, giải trí.
Theo đó, hàng đêm sẽ tổ chức biểu diễn "nhạc sống" để phục vụ khách ghé thăm. Thông thường ở các khách sạn lớn luôn có từ 1 - 2 ban nhạc "ruột" thay nhau phục vụ tất cả các buổi tối trong tuần. Tuy nhiên càng sang trọng, đẳng cấp thì nội quy đi kèm càng nghiêm ngặt. Do yêu cầu cao từ phía quản lý nên việc tuyển chọn những ban nhạc chơi ở bar không hề đơn giản.
Không gian "sạch" của quán bar Bambo (Nha Trang - Khánh Hòa)
Cũng theo Vũ, trong ban nhạc của cậu, các thành viên hầu hết được đào tạo bài bản tại các trường văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội. Ngoài ra, ý thức làm việc nghiêm túc như việc tuân thủ giờ giấc, phối hợp với các thành viên khác trong ban… luôn được chú trọng. Vũ kể: "Đối với các nhạc công thì thời gian đầu tư cho việc luyện tập và "bắt bài" khá quan trọng. Thông thường, đội nhạc công mỗi người đều phải chủ động chuẩn bị cho công việc của mình như: Đưa bài về nghe, ban ngày nghe và "bắt bài", thậm chí ghi ra cho ban nếu có yêu cầu (thường là việc của trưởng ban) còn các thành viên thì người nào ghi và tập phần của người ấy. Thời gian buổi chiều sẽ sắp xếp công việc để ghép với ban nhạc còn việc ghép với ca sỹ thường vào sát giờ diễn".
Trong khi đó, trưởng ban còn là người đứng ra lo toàn bộ công việc liên quan đến ban nhạc: Lên chương trình, ca sỹ, lương, sắp xếp lịch làm việc… Chính việc luyện tập nghiêm túc đó nên kịch bản đêm diễn hầu như đều trôi chảy và ít khi xảy ra sự cố.
Chúng tôi tìm đến các tuyến phố cổ như: Hàng Buồm, Hàng Vôi… vốn là điểm đến của nhiều khách Tây. Theo chân một nhóm bạn đi xả stress tại một số quán bar có tiếng như C.B. và C.A… khác thiết kế hoành tráng của các quán bar ở các khách sạn 5 sao mà ấn tượng lại nằm ở sự ấm cúng trong cách bài trí khéo léo cho một không gian nhỏ hẹp.
Âm nhạc vốn từ xưa tới nay được coi là linh hồn của các quán bar thì khi tới đây, khách đều cảm thấy thư giãn bởi tiếng nhạc hòa tấu piano, violon… với những bản nhạc nhẹ nhàng khúc dạo đầu. Dần dần dưới sự dẫn dắt điêu luyện của những DJ chuyên nghiệp, khách tới quán cảm thấy kích động hơn bởi hệ thống âm thanh sôi động mà không hề chát chúa của những "phù thủy âm thanh".
Anh H. - quản lý bar tại khách sạn F. bật mí: "Do đẳng cấp khách đến đây để thưởng thức cao nên họ đều rất khó tính trong khâu phục vụ. Sự chuyên nghiệp và kỹ thuật của nhân viên phần lớn nằm ở kỹ năng pha chế. Phần lớn người đảm nhiệm công đoạn này đều là nam giới bởi ngoài độ tinh, nhạy trong kỹ thuật, còn phải có sức khỏe".
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, anh H. cắt nghĩa: "Bạn thử tưởng tượng mỗi tối liên tục phải rung, lắc những chai, ly, cốc… kèm theo đó là việc điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm… khi hòa các loại chất vào nhau để cho ra một món đồ uống hoàn hảo và vừa miệng thực khách thì không hề đơn giản. Ai sức khoẻ yếu, không thể làm việc được liên tục…".
Quả đúng như lời anh H. nói, chúng tôi quan sát quán bar, hầu hết đều tuân thủ theo thiết kế mở để tạo không khí giao lưu thân thiện, từ quầy bar đến bàn chính và hệ thống salon bản rộng để khách có thể ngả lưng tùy thích... tất cả đều rất rõ ràng và tuyệt nhiên không hề có những góc khuất, bàn kín... như một số "bar đen".
Anh H. giới thiệu thêm: "Thiết kế này tiện lợi cho dàn nhân viên phục vụ không phải len lỏi qua từng bàn. Do lượng khách đông nên phục vụ ở đây luôn trong tình trạng "bở hơi tai" nên phái nữ hầu như không đảm nhiệm được bởi sức khỏe yếu. Tuyệt nhiên không có cảnh tiếp viên nữ lăn xả vào khách ngả ngớn mời gọi như những nơi khác mà theo anh H., quy định phục vụ ở đây sau khi thực hiện xong các thao tác như mở chai, rót rượu, ghi bill, viết thẻ gửi rượu... cho khách, họ sẽ lui ra phía sau một khoảng cách đủ để quan sát bàn mình phục vụ khi khách có nhu cầu. Thêm vào đó việc chạy đi chạy lại khi khách order (gọi đồ) liên tục cũng khá tốn sức và không phù hợp với những đôi giày cao gót".
Ca sỹ, nhạc công biểu diễn luôn là tâm điểm tại các quán bar kiểu này và nguồn thu nhập từ tiền "típ" (tương tự như tiền "bo" của khách) cũng khá đáng kể. Tuy nhiên, phương tiện để thể hiện lòng ngưỡng mộ của khách với các nghệ sỹ cũng rất kín đáo và lịch sự.
Trang phục lịch sự của đội ngũ nhạc công khi chơi tại quán bar của các khách sạn lớn.
Ghi điểm bằng... kỹ thuật
Ngoài những bàn chính cho khách, nhiều khách có thói quen ngồi quanh quầy để thưởng thức nên tính chất công việc của các nhân viên pha chế không phải thực hiện ở... bàn giấy mà luôn phải đứng, vừa để tiện pha chế lại thể hiện cách phục vụ tôn trọng khách. Cho đến khi câu chuyện cởi mở hơn, anh H. bật mí thêm:"Hầu hết khách tìm đến đây là dân có tiền và đều rất "tinh" trong việc thưởng thức những món đồ ăn, thức uống sang trọng. Họ chỉ cần nhìn thoáng qua các thao tác làm việc của nhân viên là có thể biết được trình độ của người làm ở ngưỡng nào...".
Không chỉ tại những quán bar đẳng cấp, sang trọng mới áp dụng những quy định nghiêm túc đối với khách hàng và đội ngũ phục vụ mà trên hết "độ sạch" của quán bar còn nằm ở mức giá phù hợp với dịch vụ của khách được hưởng. Đồ uống các loại vốn được tiêu thụ với số lượng lớn ở những quán bar, đặc biệt là rượu mạnh. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ lại tìm đến bar đơn giản chỉ là mê một món đồ uống nào đó được pha chế một cách điêu luyện.
Trong một chuyến du lịch tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), chúng tôi có dịp mục sở thị không khí sôi động tại quán bar Bambo trên đường Lý Thái Tổ rồi lân la bắt chuyện với Phương An. "Bình thường bọn mình sẽ xài colktail với mức giá dao động 60.000 - 100.000 đồng/ly, vừa nhâm nhi vừa nghe nhạc để thư giãn. Còn nếu muốn thêm một chút kích thích để thưởng nhạc thì sẽ dùng rượu pha với nước ngọt. Loại rượu dùng để pha chế không quá đắt tiền mà chỉ là dòng rượu bình dân như vang, chivas độ nhẹ...", Phương An nháy mắt tinh nghịch cho biết.
Linh Nhi
Bar càng "sạch", khoảng cách càng lớn
Lần đầu theo chân Hoàng Vũ - một cậu bạn vốn là nhạc công thường xuyên chơi cho bar khách sạn 5 sao tên F. (ở Đống Đa, Hà Nội), tôi chứng kiến độ hoành tráng và sành điệu của một trong những quán bar sang trọng bậc nhất Hà thành. Vũ cho biết, thiết kế của các khách sạn 5 sao ở Hà Nội, hầu hết đều có bar để phục vụ khách lưu trú tại khách sạn và nguồn khách bên ngoài khi có nhu cầu vui chơi, giải trí.
Theo đó, hàng đêm sẽ tổ chức biểu diễn "nhạc sống" để phục vụ khách ghé thăm. Thông thường ở các khách sạn lớn luôn có từ 1 - 2 ban nhạc "ruột" thay nhau phục vụ tất cả các buổi tối trong tuần. Tuy nhiên càng sang trọng, đẳng cấp thì nội quy đi kèm càng nghiêm ngặt. Do yêu cầu cao từ phía quản lý nên việc tuyển chọn những ban nhạc chơi ở bar không hề đơn giản.
Không gian "sạch" của quán bar Bambo (Nha Trang - Khánh Hòa)
Cũng theo Vũ, trong ban nhạc của cậu, các thành viên hầu hết được đào tạo bài bản tại các trường văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội. Ngoài ra, ý thức làm việc nghiêm túc như việc tuân thủ giờ giấc, phối hợp với các thành viên khác trong ban… luôn được chú trọng. Vũ kể: "Đối với các nhạc công thì thời gian đầu tư cho việc luyện tập và "bắt bài" khá quan trọng. Thông thường, đội nhạc công mỗi người đều phải chủ động chuẩn bị cho công việc của mình như: Đưa bài về nghe, ban ngày nghe và "bắt bài", thậm chí ghi ra cho ban nếu có yêu cầu (thường là việc của trưởng ban) còn các thành viên thì người nào ghi và tập phần của người ấy. Thời gian buổi chiều sẽ sắp xếp công việc để ghép với ban nhạc còn việc ghép với ca sỹ thường vào sát giờ diễn".
Trong khi đó, trưởng ban còn là người đứng ra lo toàn bộ công việc liên quan đến ban nhạc: Lên chương trình, ca sỹ, lương, sắp xếp lịch làm việc… Chính việc luyện tập nghiêm túc đó nên kịch bản đêm diễn hầu như đều trôi chảy và ít khi xảy ra sự cố.
Chúng tôi tìm đến các tuyến phố cổ như: Hàng Buồm, Hàng Vôi… vốn là điểm đến của nhiều khách Tây. Theo chân một nhóm bạn đi xả stress tại một số quán bar có tiếng như C.B. và C.A… khác thiết kế hoành tráng của các quán bar ở các khách sạn 5 sao mà ấn tượng lại nằm ở sự ấm cúng trong cách bài trí khéo léo cho một không gian nhỏ hẹp.
Không có hành vi phản văn hoá"Tuyệt đối không có chuyện nghệ sỹ vừa biểu diễn vừa có những hành vi phản cảm với khách hay những hành vi như nhét tiền vào chỗ nhạy cảm... của nghệ sỹ mà chúng tôi luôn hướng khán giả đến thứ văn hóa giao tiếp chuẩn mực. Theo đó, phục vụ sẽ chuẩn bị những cành hoa, hay bưu thiếp nhỏ vừa để làm quà tặng lại vừa có thể cài tiền vào đó một cách kín đáo cho khách hàng có nhu cầu..." - anh H. cho biết thêm. |
Anh H. - quản lý bar tại khách sạn F. bật mí: "Do đẳng cấp khách đến đây để thưởng thức cao nên họ đều rất khó tính trong khâu phục vụ. Sự chuyên nghiệp và kỹ thuật của nhân viên phần lớn nằm ở kỹ năng pha chế. Phần lớn người đảm nhiệm công đoạn này đều là nam giới bởi ngoài độ tinh, nhạy trong kỹ thuật, còn phải có sức khỏe".
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, anh H. cắt nghĩa: "Bạn thử tưởng tượng mỗi tối liên tục phải rung, lắc những chai, ly, cốc… kèm theo đó là việc điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm… khi hòa các loại chất vào nhau để cho ra một món đồ uống hoàn hảo và vừa miệng thực khách thì không hề đơn giản. Ai sức khoẻ yếu, không thể làm việc được liên tục…".
Quả đúng như lời anh H. nói, chúng tôi quan sát quán bar, hầu hết đều tuân thủ theo thiết kế mở để tạo không khí giao lưu thân thiện, từ quầy bar đến bàn chính và hệ thống salon bản rộng để khách có thể ngả lưng tùy thích... tất cả đều rất rõ ràng và tuyệt nhiên không hề có những góc khuất, bàn kín... như một số "bar đen".
Anh H. giới thiệu thêm: "Thiết kế này tiện lợi cho dàn nhân viên phục vụ không phải len lỏi qua từng bàn. Do lượng khách đông nên phục vụ ở đây luôn trong tình trạng "bở hơi tai" nên phái nữ hầu như không đảm nhiệm được bởi sức khỏe yếu. Tuyệt nhiên không có cảnh tiếp viên nữ lăn xả vào khách ngả ngớn mời gọi như những nơi khác mà theo anh H., quy định phục vụ ở đây sau khi thực hiện xong các thao tác như mở chai, rót rượu, ghi bill, viết thẻ gửi rượu... cho khách, họ sẽ lui ra phía sau một khoảng cách đủ để quan sát bàn mình phục vụ khi khách có nhu cầu. Thêm vào đó việc chạy đi chạy lại khi khách order (gọi đồ) liên tục cũng khá tốn sức và không phù hợp với những đôi giày cao gót".
Ca sỹ, nhạc công biểu diễn luôn là tâm điểm tại các quán bar kiểu này và nguồn thu nhập từ tiền "típ" (tương tự như tiền "bo" của khách) cũng khá đáng kể. Tuy nhiên, phương tiện để thể hiện lòng ngưỡng mộ của khách với các nghệ sỹ cũng rất kín đáo và lịch sự.
Trang phục lịch sự của đội ngũ nhạc công khi chơi tại quán bar của các khách sạn lớn.
Ghi điểm bằng... kỹ thuật
Ngoài những bàn chính cho khách, nhiều khách có thói quen ngồi quanh quầy để thưởng thức nên tính chất công việc của các nhân viên pha chế không phải thực hiện ở... bàn giấy mà luôn phải đứng, vừa để tiện pha chế lại thể hiện cách phục vụ tôn trọng khách. Cho đến khi câu chuyện cởi mở hơn, anh H. bật mí thêm:"Hầu hết khách tìm đến đây là dân có tiền và đều rất "tinh" trong việc thưởng thức những món đồ ăn, thức uống sang trọng. Họ chỉ cần nhìn thoáng qua các thao tác làm việc của nhân viên là có thể biết được trình độ của người làm ở ngưỡng nào...".
Không chỉ tại những quán bar đẳng cấp, sang trọng mới áp dụng những quy định nghiêm túc đối với khách hàng và đội ngũ phục vụ mà trên hết "độ sạch" của quán bar còn nằm ở mức giá phù hợp với dịch vụ của khách được hưởng. Đồ uống các loại vốn được tiêu thụ với số lượng lớn ở những quán bar, đặc biệt là rượu mạnh. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ lại tìm đến bar đơn giản chỉ là mê một món đồ uống nào đó được pha chế một cách điêu luyện.
Trong một chuyến du lịch tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), chúng tôi có dịp mục sở thị không khí sôi động tại quán bar Bambo trên đường Lý Thái Tổ rồi lân la bắt chuyện với Phương An. "Bình thường bọn mình sẽ xài colktail với mức giá dao động 60.000 - 100.000 đồng/ly, vừa nhâm nhi vừa nghe nhạc để thư giãn. Còn nếu muốn thêm một chút kích thích để thưởng nhạc thì sẽ dùng rượu pha với nước ngọt. Loại rượu dùng để pha chế không quá đắt tiền mà chỉ là dòng rượu bình dân như vang, chivas độ nhẹ...", Phương An nháy mắt tinh nghịch cho biết.
Linh Nhi