Bộ phận thiết kế sản xuất – Người tạo diện mạo cho phim

KuteJac

Newcaster





Người thiết kế sản xuất dùng tiền của nhà đầu tư để biến ý tưởng của đạo diễn và yêu cầu của quay phim thành bối cảnh.



Khi thực hiện một bộ phim, bộ phận thiết kế sản xuất (production design) là thành phần cực kỳ quan trọng. Họ sẽ tạo ra không khí tổng thể của bộ phim và xác định bối cảnh phim diễn ra ở đâu, thời đại nào, trang phục ra sao…



Nghề tiêu tiền



Thiết kế sản xuất thường là bộ phận có nhiều nhân sự nhất và “xài” tiền nhiều nhất của bộ phim. Người phụ trách thiết kế sản xuất (P.D – production designer) làm việc trực tiếp với nhà sản xuất (về kinh phí), đạo diễn (về sáng tạo nghệ thuật) và quay phim (về màu sắc và bố cục khuôn hình) từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc phim.



Sau khi đọc kịch bản và làm việc với ba nhân vật quan trọng kể trên, người P.D sẽ làm việc với từng bộ phận khác như họa sĩ thiết kế, xây dựng bối cảnh, hóa trang, phục trang, mẫu tóc, đạo cụ… để thiết lập tổng thể phần mỹ thuật của bộ phim.



bo-phan-thiet-ke-san-xuat-nguoi-tao-dien-mao-cho-phim-bcef7d.jpg



Bối cảnh phim Les Misérables tạo nhiều thách thức do yếu tố lịch sử.



Ba loại bối cảnh



Tùy theo kịch bản mà bối cảnh phim xoay quanh ba chủ đề: hiện tại, quá khứ và tương lai. Thời hiện tại là những phim có bối cảnh xảy ra trong năm sản xuất phim hoặc chỉ ngược thời gian khoảng 10 năm về trước. Lúc ấy nhà cửa, đường phố, xe cộ, đạo cụ, quần áo, kiểu tóc… dễ thực hiện, dễ tìm hơn. Người P.D chỉ cần thay đổi cấu trúc, màu sắc tùy theo yêu cầu nghệ thuật của đạo diễn.



Kịch bản phim có bối cảnh ở thời hiện tại là ít tốn kém nhất. Bối cảnh thời quá khứ được xem là “cơn ác mộng” của các nhà sản xuất vì tốn kém kinh phí rất lớn. Tuy nhiên, đối với người thiết kế sản xuất, đây lại là loại bối cảnh họ yêu thích nhất.



Bối cảnh này thử thách năng lực ở mức độ cao nhất mà bất cứ ai trong nghề cũng muốn được trải nghiệm. Do bối cảnh quá khứ nên việc sáng tạo nếu có cũng phải dựa trên khuôn khổ các tư liệu lịch sử còn để lại. Các phim sử thi La Mã vĩ đại của các thập niên 1950 và 1960 của Mỹ đều cực kỳ tốn kém và chiếm từ một nửa đến 2/3 kinh phí sản xuất.



Phim về tương lai và giả tưởng cũng khó và tốn kém tương tự như phim về quá khứ. Tuy nhiên, điểm khác là cùng với trí tưởng tượng của đạo diễn, người thiết kế sản xuất hoàn toàn tự do sáng tạo ra những bối cảnh, quần áo, vũ khí, xe cộ… mà chưa ai từng thấy trong thế giới hiện tại.



Ngày nay, sự phát triển của kỹ xảo kỹ thuật số khiến việc làm phim có vẻ đơn giản và ít tốn kém hơn. Nhưng công việc của thiết kế sản xuất trái lại nó còn đòi hỏi phức tạp hơn. Họ buộc phải học hỏi và tìm hiểu cặn kẽ về kỹ xảo kỹ thuật số để có thể phối hợp nhịp nhàng những cảnh thật với cảnh tạo ra từ kỹ thuật số.



bo-phan-thiet-ke-san-xuat-nguoi-tao-dien-mao-cho-phim-4432e4.jpg



Anna Lynch-Robinson và Eve Stewart nhận giải BAFTA 2013.



Anna Lynch-Robinson và Eve Stewart là những người đã nhận đề cử giải Oscar 2013 cho Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất với phim Les Misérables. Trong đó, Eve Stewart (phải) đã từng hai lần nhận đề cử Oscar với phimTopsy- Turvy (1999) và The King’s Speech (2011) trong những vai trò liên quan đến quy trình thiết kế sản xuất.



Theo B.V/ Thế Giới Văn Hóa











 
Back
Top