“Buôn bán vừa vừa thôi, đúng là đồ đàn bà. Đã nghèo kiết xác lại còn ra vẻ hào phóng hão huyền. Tôi còn lạ gì mấy cô nữa? Chắc lại đến kể xấu chồng là cùng chứ gì?”.Từ kiếp “người ăn, kẻ ở”!
Thu là cô giáo cấp 2, lương ba cọc ba đồng. Còn Kiên, chồng cô làm quản lý cho một xí nghiệp nhỏ. Số tiền mỗi tháng lên lớp của Thu chả bõ bèn gì so với chồng nên cô tự thấy mình rất lép vế. Thu phụ thuộc chồng về mặt kinh tế. Còn Kiên sợ vợ tiêu pha vung phí nên anh nắm “chìa khóa hòm” luôn.
Tất cả nhất nhất mọi thứ, cái gì Thu cũng phải chịu sự sắp xếp của chồng. Dường như cô chỉ giống “người ăn kẻ ở” trong nhà vậy. Lúc nào Thu cũng phải “cơm dâng nước rót” cho chồng nhưng mấy khi được đáp lại bằng những chử chỉ yêu thương, nhẹ nhàng và tôn trọng đâu?
Nhiều ông chồng tỏ ra coi thường vợ (ảnh minh họa)
Làm vợ nhưng phải chờ chồng đưa tiền mua thức ăn hàng ngày nên nhiều lúc Thu cảm thấy rất nhục nhã nhưng nghĩ lại mình không kiếm ra tiền nên cô đành phải lặng thinh chấp nhận. Đã thế, nhiền lần Kiên còn hạch sách: “Nếu biết cô vô dụng thế này thì ngày trước tôi đã không thèm cưới cô làm vợ nữa”. Lần khác thì anh lại tuyên bố: “Vợ chẳng là cái thá gì. Thằng này đi ra ngoài còn có khối đứa con gái xin chết. Có cô trong nhà cũng bằng thừa”.
Mới sống với nhau chừng 7 năm mà Kiên đã dùng những lời lẽ nặng nề ấy để nói với vợ. Thấy vợ qua lại nhà bố mẹ đẻ thường xuyên (vì nhà cô cách nhà bố mẹ chỉ có chưa đầy ba cây số), Kiên mát mẻ: “Bây giờ ông bà ấy còn khỏe, sống sờ sờ ra đấy mà cô còn suốt ngày núp mặt bên ấy cơm nước hầu hạ. Mai mốt họ già yếu chắc cô ở luôn lại đó cũng nên ấy nhỉ?”. Những lúc ấy Thu chỉ biết nuốt nỗi đau vào trong để gia đình được êm ấm.
Những ngày lễ, nhà trường tổ chức đại hội, thấy vợ mặc áo dài, Kiên chỉnh luôn: “Bây giờ còn làm duyên làm dáng cho ma nó ngắm à?”. Nghe những lời đó Thu thực sự rất tổn thương. Hình như bất kể chuyện gì Kiên cũng có lý do để chê trách vợ.
Thi thoảng Kiên còn kiểm tra các cuộc điện thoại của vợ. Có lần Thu đang trò chuyện vui vẻ với cô bạn thân, Kiên ngồi ngoài nói vọng vào: “Buôn bán vừa vừa thôi, đúng là cái đồ đàn bà. Đã nghèo kiết xác lại còn ra vẻ hào phóng. Tôi còn lạ gì mấy cô nữa? Chắc lại đến kể xấu chồng là cùng chứ gì?”.
Thu một tay che ống nói, một tay gạt nước mắt. Cô lại vội vã tắt máy. Mấy lần góp ý chồng thì anh Kiên bảo “bày đặt” và nói cô lắm mồm và lý sự cùn. Bạn bè Thu đến nhà chơi, người ta chào hỏi nồng nhiệt bao nhiêu thì anh lại tỏ ra khô khan, hờ hững bấy nhiêu: “Dạo này cô có vẻ nhiều thời gian nhỉ?”.
Kiên không muốn vợ giao lưu nhiều với bạn bè nên thường đuổi khéo bạn của vợ về làm Thu đôi lúc rất ê mặt. Cô đành phải “chữa cháy” cho chồng bằng việc hẹn bạn hôm khác đến chơi. Nhưng ai đến nhà Thu lần đầu thì cũng sẽ không bao giờ muốn đặt chân đến lần nữa.
Xấu hổ nhất là gần đây, cái hôm vợ chồng Thu đi ăn cưới một người bạn thời đại học của cô. Khi một người bạn nam khen Thu vẫn xinh như ngày xưa, bỗng nhiên Kiên sa sầm nét mặt, nặng lời với người bạn nam kia. Thu can ngăn, anh càng được nước văng tục, nói cô “vào hùa” để chồng yếu thế, rồi hầm hầm bỏ về.
Đến hôn nhân… tan vỡ!
Tình cảm và sự tôn trọng dành cho chồng cứ cạn kiệt, tắt ngấm dần, Thu rất mệt mỏi và thất vọng. Trước đến nay cô chưa từng làm điều gì để chồng phải xấu hổ hay không yên tâm về vợ. Nhưng hết lần này đến lần khác, Kiên làm cô bị tổn thương ghê gớm. Kiên thường bào chữa cho mình rằng anh phải gia trưởng thì mới giữ được gia đình, vợ con.
Dù mới cưới nhau được vài năm nhưng Thu đành nuốt nước mắt đâm đơn li dị chồng. Kiên hết lời cầu xin vợ tha thứ, cũng đã nhiều lần Thu bỏ qua cho anh nhưng “bản tính khó rời” nên đâu lại vào đấy. Đến giờ phút này đây, Thu thấy chồng đã không còn là người quan trọng đối với cô nữa.
Thu nhận ra 7 năm qua chung sống với chồng chả khác gì “người ăn kẻ ở”. Cô không thể tiếp tục chịu đựng được người chồng vô tình và áp đặt như thế nữa. Có một điều vốn dĩ xảy ra, đó là hôn nhân rất dễ tan vỡ nếu như chồng gia trưởng, áp đặt.
Theo Eva
Thu là cô giáo cấp 2, lương ba cọc ba đồng. Còn Kiên, chồng cô làm quản lý cho một xí nghiệp nhỏ. Số tiền mỗi tháng lên lớp của Thu chả bõ bèn gì so với chồng nên cô tự thấy mình rất lép vế. Thu phụ thuộc chồng về mặt kinh tế. Còn Kiên sợ vợ tiêu pha vung phí nên anh nắm “chìa khóa hòm” luôn.
Tất cả nhất nhất mọi thứ, cái gì Thu cũng phải chịu sự sắp xếp của chồng. Dường như cô chỉ giống “người ăn kẻ ở” trong nhà vậy. Lúc nào Thu cũng phải “cơm dâng nước rót” cho chồng nhưng mấy khi được đáp lại bằng những chử chỉ yêu thương, nhẹ nhàng và tôn trọng đâu?
Nhiều ông chồng tỏ ra coi thường vợ (ảnh minh họa)
Làm vợ nhưng phải chờ chồng đưa tiền mua thức ăn hàng ngày nên nhiều lúc Thu cảm thấy rất nhục nhã nhưng nghĩ lại mình không kiếm ra tiền nên cô đành phải lặng thinh chấp nhận. Đã thế, nhiền lần Kiên còn hạch sách: “Nếu biết cô vô dụng thế này thì ngày trước tôi đã không thèm cưới cô làm vợ nữa”. Lần khác thì anh lại tuyên bố: “Vợ chẳng là cái thá gì. Thằng này đi ra ngoài còn có khối đứa con gái xin chết. Có cô trong nhà cũng bằng thừa”.
Mới sống với nhau chừng 7 năm mà Kiên đã dùng những lời lẽ nặng nề ấy để nói với vợ. Thấy vợ qua lại nhà bố mẹ đẻ thường xuyên (vì nhà cô cách nhà bố mẹ chỉ có chưa đầy ba cây số), Kiên mát mẻ: “Bây giờ ông bà ấy còn khỏe, sống sờ sờ ra đấy mà cô còn suốt ngày núp mặt bên ấy cơm nước hầu hạ. Mai mốt họ già yếu chắc cô ở luôn lại đó cũng nên ấy nhỉ?”. Những lúc ấy Thu chỉ biết nuốt nỗi đau vào trong để gia đình được êm ấm.
Những ngày lễ, nhà trường tổ chức đại hội, thấy vợ mặc áo dài, Kiên chỉnh luôn: “Bây giờ còn làm duyên làm dáng cho ma nó ngắm à?”. Nghe những lời đó Thu thực sự rất tổn thương. Hình như bất kể chuyện gì Kiên cũng có lý do để chê trách vợ.
Thi thoảng Kiên còn kiểm tra các cuộc điện thoại của vợ. Có lần Thu đang trò chuyện vui vẻ với cô bạn thân, Kiên ngồi ngoài nói vọng vào: “Buôn bán vừa vừa thôi, đúng là cái đồ đàn bà. Đã nghèo kiết xác lại còn ra vẻ hào phóng. Tôi còn lạ gì mấy cô nữa? Chắc lại đến kể xấu chồng là cùng chứ gì?”.
Thu một tay che ống nói, một tay gạt nước mắt. Cô lại vội vã tắt máy. Mấy lần góp ý chồng thì anh Kiên bảo “bày đặt” và nói cô lắm mồm và lý sự cùn. Bạn bè Thu đến nhà chơi, người ta chào hỏi nồng nhiệt bao nhiêu thì anh lại tỏ ra khô khan, hờ hững bấy nhiêu: “Dạo này cô có vẻ nhiều thời gian nhỉ?”.
Nhục nhã bao năm làm vợ và kết cục ly hôn (ảnh minh họa)
Kiên không muốn vợ giao lưu nhiều với bạn bè nên thường đuổi khéo bạn của vợ về làm Thu đôi lúc rất ê mặt. Cô đành phải “chữa cháy” cho chồng bằng việc hẹn bạn hôm khác đến chơi. Nhưng ai đến nhà Thu lần đầu thì cũng sẽ không bao giờ muốn đặt chân đến lần nữa.
Xấu hổ nhất là gần đây, cái hôm vợ chồng Thu đi ăn cưới một người bạn thời đại học của cô. Khi một người bạn nam khen Thu vẫn xinh như ngày xưa, bỗng nhiên Kiên sa sầm nét mặt, nặng lời với người bạn nam kia. Thu can ngăn, anh càng được nước văng tục, nói cô “vào hùa” để chồng yếu thế, rồi hầm hầm bỏ về.
Đến hôn nhân… tan vỡ!
Tình cảm và sự tôn trọng dành cho chồng cứ cạn kiệt, tắt ngấm dần, Thu rất mệt mỏi và thất vọng. Trước đến nay cô chưa từng làm điều gì để chồng phải xấu hổ hay không yên tâm về vợ. Nhưng hết lần này đến lần khác, Kiên làm cô bị tổn thương ghê gớm. Kiên thường bào chữa cho mình rằng anh phải gia trưởng thì mới giữ được gia đình, vợ con.
Dù mới cưới nhau được vài năm nhưng Thu đành nuốt nước mắt đâm đơn li dị chồng. Kiên hết lời cầu xin vợ tha thứ, cũng đã nhiều lần Thu bỏ qua cho anh nhưng “bản tính khó rời” nên đâu lại vào đấy. Đến giờ phút này đây, Thu thấy chồng đã không còn là người quan trọng đối với cô nữa.
Thu nhận ra 7 năm qua chung sống với chồng chả khác gì “người ăn kẻ ở”. Cô không thể tiếp tục chịu đựng được người chồng vô tình và áp đặt như thế nữa. Có một điều vốn dĩ xảy ra, đó là hôn nhân rất dễ tan vỡ nếu như chồng gia trưởng, áp đặt.
Theo Eva