'Bằng chứng tra tấn tại Syria'

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
17396.jpg
Người dân Syria tiếp tục biểu tình chống chế độ al-Assad

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế đãBấm công bố chi tiết của 88 người mà họ nói đã chết khi bị an ninh giam giữ tại Syria, trong suốt 5 tháng xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Video do tổ chức này công bố cho người ta thấy các tử thi mà dường như minh chứng rằng các tù nhân đã bị đánh, bị làm phỏng, chích điện và chịu nhiều hình thức tra tấn khác.
Trong những tháng xảy ra biểu tình ở Syria, truyền thông quốc tế vẫn hàng ngày đưa tin về người bị giết, làm tác động với người xem theo thời gian tưởng như bị mờ dần.
Nhưng phóng viên BBC Sebastian Usher nói những chi tiết ghê rợn qua báo cáo của Ân xá Quốc tế vẫn bộc lộ tính chất kinh hoàng của bạo lực.
Ân xá nói một số người bị tra tấn chưa đến tuổi 18.
Phóng viên nước ngoài không được vào Syria và các tin tức không thể được xác minh ngay.
Ông Neil Sammonds, nghiên cứu viên về Syria của Ân xá, nói với BBC rằng họ có tên của ít nhất 3000 người đang còn bị giam giữ.
"Người ta nói hiện có 12 đến 15000 người bị giam tại nước này. Chúng tôi biết tra tấn diễn ra phổ biến trong nhiều năm và ngày càng tệ hơn."
Trong báo cáo, Ân xá nói các nạn nhân đều là đàn ông hoặc nam thiếu niên, và trong ít nhất 52 trường hợp, có bằng chứng rằng tra tấn hoặc ngược đãi đã gây ra hoặc góp phần dẫn đến tử vong.
Đàn áp
Trong một diễn biến khác, thêm bảy người bị lực lượng an ninh Syria bắn chết trong một cuộc biểu tình phản đối chính phủ khi ngày lễ Eid al-Fitr vừa bắt đầu, theo các nhà hoạt động nhân quyền.
Hàng ngàn người đã xuống đường đòi lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad sau buổi cầu nguyện sáng trong ngày lễ đánh dấu sự kết thúc tháng Ramadan của người Hồi giáo.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết sáu người đã thiệt mạng ở tỉnh phía nam Deraa, trong đó chỉ riêng ở thị trấn al-Harra là ba người.
Một số người biểu tình cũng bị thương ở ngoại ô Damascus.
Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước Syria chiếu hình ảnh Tổng thống al-Assad đang tham dự lễ cầu nguyện tại một thánh đường Hồi giáo ở thủ đô, uống cà phê và ăn bánh ngọt với những người cùng tham dự lễ cầu nguyện, theo phóng viên BBC Jim Muir ở Beirut.
Sau buổi cầu nguyện Eid al-Fitr vào sáng thứ Ba ngày 30/8, mọi người đã từ các thánh đường tràn ra ngoài trong một hành động biểu tình bộc phát chống Tổng thống al-Assad trên toàn quốc.
Tuy nhiên trung tâm của đợt biểu tình lần này là ở các nghĩa trang. Theo phong tục của người Hồi giáo, họ thường đến thăm viếng mồ mả người thân vào ngày đầu tiên của lễ Eid.
"Chúng có thể bắn giết bao nhiêu tùy thích, nhưng chúng tôi sẽ không ngừng kêu gọi thay đổi chế độ."
Một nhà hoạt động nhân quyền Syria


Tại thành phố miền nam Deraa, các nhà hoạt động nhân quyền cho biết các tín đồ ra khỏi thánh đường al-Omari, nơi đã chứng kiến cảnh đàn áp đẫm máu khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu năm tháng trước, đã làm thành dòng người biểu tình khổng lồ.
Đám đông biểu tình tiến đến nghĩa trang và chạm trán hàng trăm sĩ quan an ninh và dân quân.
“Chúng có thể bắn giết bao nhiêu tùy thích, nhưng chúng tôi sẽ không ngừng kêu gọi thay đổi chế độ,” một nhà hoạt động nhân quyền nói với hãng tin AP qua điện thoại.
Ít nhất ba người bị cho là đã bị giết hại ở al-Harra, một thị trấn nằm về phía bắc Deraa, trong đó có một cậu bé 13 tuổi, khi lực lượng an ninh khai hỏa để giải tán đám đông biểu tình.
Ủy ban điều phối địa phương, một nhóm hoạt động nhân quyền chuyên tổ chức và theo dõi các cuộc biểu tình, cho biết các cuộc tuần hành phản đối cũng diễn ra ở nhiều thị trấn và làng mạc khác ở tỉnh Deraa.
Hai người bị giết ở Inkhil, trong khi ở Nawa, quân đội chính phủ đã nổ súng vào những tín đồ tụ tập trên đường.
Ở khu vực ngoại ô Qaboun của Damascus, một đám đông biểu tình đang trên đường tiến đến nghĩa trang đã bị lực lượng an ninh bao vây và nổ súng. Cơ quan theo dõi nhân quyền Syria cho biết năm người bị thương nặng.
Cũng có tin cho biết quân đội chính phủ đã bắn vào người biểu tình ở thành phố Deir al-Zour ở phía đông, nơi chứng kiến các cuộc tàn sát đẫm máu của lực lượng an ninh vào đầu tháng chay Ramadan.
“Thay vì ăn mừng ngày lễ Eid, chúng tôi xuống đường biểu tình. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc cách mạng của mình cho ̣đến khi đạt được mục tiêu – chúng tôi không muốn có chế độ này nữa. Chúng tôi muốn nó không còn tồn tại,” một người dân Damascus nói với BBC.
“Chúng tôi đã xuống đường được năm tháng, và chúng tôi luôn phải đưa thân mình ra để đối mặt với đạn pháo, và một số người đang hỏi liệu chúng tôi có thể duy trì được bao lâu”
“Tôi nghĩ cộng đồng quốc tế cần phải có trách nhiệm đầy đủ đối với chế độ hiện nay của Syria, phải thực hiện các biện pháp thực tế để chấm dứt chế độ này và bảo vệ dân thường,” ông nói thêm.
Hôm thứ ba ngày 30/8, bà Catherine Ashton, đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu, đã nói bà ‘tiếp tục quan ngại sâu sắc trước tình hình bạo lực mà chế độ Syria đang tiến hành chống lại những người biểu tình một cách hòa bình, những người đấu tranh cho nhân quyền cũng như toàn thể nhân dân Syria.’
"Tôi nghĩ cộng đồng quốc tế cần phải có trách nhiệm đầy đủ đối với chế độ hiện nay của Syria, phải thực hiện các biện pháp thực tế để chấm dứt chế độ này và bảo vệ dân thường"
Một người dân Damascus


“Một lần nữa bà lên án rất rõ ràng những cuộc đàn áp tàn bạo,” người phát ngôn của bà nói một ngày sau khi các quốc gia Liên minh Châu Âu đồng ý ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Syria, biện pháp sẽ được chính thức thi hành trong tuần này.
Sau đó, Hoa Kỳ cũng loan báo đã đóng băng các tài khoản của ba nhân vật, bao gồm Ngoại trưởng Syria Wallid Muallem, cố vấn đồng thời là nữ phát ngôn của Tổng thống al-Assad Bouthaina Shaaban và đại sứ Syria ở Lebanon Ali Abdul Karim Ali.
“Chúng tôi gia tăng thêm áp lực trực tiếp lên ba quan chức cao cấp trong chế độ Assad, những người bảo vệ chủ yếu cho các hành động đàn áp của chế độ,” David Cohen, quan chức của Bộ Tài chính phụ trách tình báo tài chính và chống khủng bố, nói.
Liên Hiệp Quốc nói hơn 2.200 người đã bị giết hại kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bắt đầu từ giữa tháng Ba. Chính phủ Syria đã buộc tội ‘các băng nhóm tội phạm có vũ trang’ đứng sau các cuộc bạo loạn này.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top