[h=2]Xahoi - Theo ông Nguyễn Nay, chiếc bàn cổ có khả năng tự xoay theo ý nghĩ kỳ lạ, nó được làm bằng gỗ mít già, mít cũ và đó không phải là chiếc bàn kỳ diệu duy nhất.[/h]
Chiếc bàn để không của ông Nguyễn Nay được đặt ngay cửa ra vào.
Nguồn gốc của "chiếc bàn diệu kỳ"
Chiếc bàn được sưu tầm từ một ngôi làng ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam) từ mấy chục năm trước. Truyền rằng những nghệ nhân làng Văn Hà ngày ấy làm ra những chiếc bàn gỗ mít này như một mặt hàng gia dụng, bán cho nhà dân trong vùng Quảng Nam và lân cận. Người thợ không cố ý nhưng những chiếc bàn theo một nguyên lý nào đó chưa giải thích được, có khả năng tự xoay kỳ lạ.
Chiếc bàn cổ theo lời kể của ông Nguyễn Nay được sưu tầm cách đây mười mấy năm từ một ngôi làng ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam). Theo ông, chiếc bàn cổ có khả năng tự xoay theo ý nghĩ kỳ lạ, nó được làm bằng gỗ mít già, mít cũ và đó không phải là chiếc bàn kỳ diệu duy nhất.
Ngoài chiếc đang để ở phòng làm việc của ông Nay thì ông Huỳnh Tuyên ở Hội An cũng đang có một chiếc giống y nhưng có màu nâu gần 200 năm tuổi, ngoài ra còn có chị Huỳnh Thị Dãi ở thôn 5, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh cũng có một cái nhưng nay đã bán cho một doanh nghiệp ở thành phố Tam Kỳ, ông Nguyễn Toàn ở Hội An cũng sở hữu 1 cái, 1 cái của làng Văn Hà cũng đã được một doanh nhân bỏ tiền mua đưa lên vùng cao nguyên Lâm Đồng phục vụ khách.
Hiện nay anh Đặng Công Dung, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Phước cũng đang sở hữu một cái. Tất cả đều xuất xưởng cách đây hàng trăm năm từ làng mộc Văn Hà, làng mộc tiếng tăm nay chỉ còn “vang bóng một thời” ở Phú Ninh, Quảng Nam.
Kết cấu đơn giản làm nên điều kỳ diệu
Theo quan sát thực tế và qua lời giải thích của ông Nguyễn Nay, thì kết cấu chiếc bàn khá đơn giản. Bàn bằng gỗ mít, chỉ cao ngang bụng. Mặt bàn tròn, dáng bàn rất thanh mảnh, có một trụ tròn với chân ba trụ gắn với mặt bàn bằng một khối gỗ vuông nhỏ có bốn chân trụ ngắn, mặt bàn được đỡ bởi một trục chính tâm. Đây cũng là điểm tựa để mặt bàn có thể xoay quanh trục của nó.
Kết cấu đơn giản của chiếc bàn.
Phần mặt bàn có đường kính khoảng 80 cm, được tạo thành bởi hai mảnh gỗ hình bán nguyệt ghép vào nhau. Khe hở giữa hai mảnh gỗ này chạy dọc thành một đường kính tự nhiên. So với các loại bàn để uống trà khác thì nó không có gì khác biệt nếu không muốn nói là có phần đơn giản. Chính cái sự giản đơn về cấu tạo mới gây ngạc nhiên lớn đối với mọi người khi tận mắt chứng kiến công năng của nó.
Đó là nếu khách tham quan cùng úp tay lên mặt bàn và thống nhất tâm niệm nó tự quay theo chiều nào lập tức mặt bàn từ từ chuyển động xoay tròn. Nếu mọi người vẫn giữ nguyên tay và bước chân theo vòng xoay của mặt bàn thì nó sẽ chuyển động nhanh dần theo hướng đó. Khi có ai đó kêu lên: "Dừng lại" lập tức nó đột ngột dừng lại... Bàn sẽ xoay theo chiều phải hay trái, nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và mệnh lệnh của khách. Tuy nhiên không phải cuộc thử nghiệm nào cũng thành công.
Để thỏa mãn trí tò mò tôi và anh Phan Thanh Tuấn, chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở VH-TT&DL Quảng Nam, người đi cùng đặt sấp nhẹ hai bàn tay lên mặt bàn, tập trung ý nghĩ. Sau một khoảng thời gian không lâu chưa đầy một phút, chiếc bàn phát một âm thanh như tiếng các khối gỗ xoắn vào nhau và xoay theo chiều đúng với ý nghĩ của người đặt tay lên bàn.
Mặt bàn là 2 hình bán nguyệt ghép lại, ghi chữ “Bàn xoay diệu kỳ”
Khi đồng loạt lật ngửa cả hai bàn tay, mặt bàn lập tức dừng lại và xoay theo chiều ngược lại. Nhìn chiếc bàn quay khi mình chẳng tác động một lực nào, tôi cứ cảm giác như mình có năng lượng hay khí công truyền vào nó vậy.
“Sự kỳ diệu của chiếc bàn ở chỗ nó tự xoay theo ý nghĩ chứ không theo sự điều khiển của đôi bàn tay vì bàn tay chỉ đặt hờ trên mặt bàn, thể hiện ở tốc độ xoay nhanh hay chậm, thời gian từ khi đặt tay đến khi chiếc bàn tự xoay cũng tùy thuộc vào từng người. Có thể là do năng lượng, điện tích từng người yếu mạnh khác nhau.
Chiếc bàn kỳ diệu ở chỗ chưa ai giải thích được nguyên lý hoạt động của nó chứ không phải nó là chiếc bàn thần tiên, thần thánh gì. Nhiều người đến đây, họ không hề tin thần thánh hoặc những chuyện ly kỳ hư ảo nhưng hoạt động tự xoay theo ý nghĩ một cách kỳ lạ của chiếc bàn cuốn hút họ. Họ cứ thử đi thử lại, nó vẫn như vậy”, anh Tuấn hào hứng chia sẻ.
Có phải là thần bí?
Đi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tìm kiếm rất nhiều sách báo đề cập đến các vấn đề bí ẩn của con người như trường năng lượng con người, trường năng lượng vũ trụ, năng lượng sinh học, hiện tượng siêu việt, khí công, thiền định... nhưng tất cả những tài liệu chúng tôi tiếp cận đều chưa có ai chính thức đề cập đến chiếcbàn xoay và giải thích được sự diệu kỳ này.
Anh Phan Thanh Tuấn đang thử cảm giác đặt tay điều khiển cho bàn xoay theo ý nghĩ.
Theo ông Vũ Thế Khanh, thành viên nhóm nghiên cứu của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng, hiện tượng chiếc bàn tự động xoay không hề có sự tác động siêu nhiên nào. Trên thực tế, mặt bàn chỉ có thể quay được khi người chơi đặt tay trực tiếp vào mâm tạo momen quay cho mâm và liên tục đọc khẩu lệnh thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị.
Dần dần, người thử nghiệm bị rơi vào ảo giác giống như đang có lực vô hình nào đó làm cho mâm quay và cảm thấy mâm chuẩn bị quay, nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay đã được định hướng trong đầu. Trong khi đó, người thử nghiệm không thể biết rằng chính họ là “thủ phạm” đã tác động mạnh mẽ dẫn đến mặt bàn phải quay.
Còn theo ông Nguyễn Nay giải thích thì có một luồng khí âm dương nào đó giữa mặt bàn (bằng gỗ mít) và bàn tay con người sinh ra nhiệt, điện từ tới một mức độ nhất định sẽ tạo chuyển động quanh trục bàn. Ông Nay còn nói vui, chiếc bàn này là chiếc bàn đầy “ma lực”.
Bàn xoay diệu kỳ được làm từ gỗ mít, kết cấu đơn giản, vậy mà bên trong cấu trúc đơn giản ấy, quả thật còn ẩn chứa nhiều kỳ thú chưa có lời giải đáp xác đáng nào. Người đóng chiếc bàn xoay duy nhất chỉ còn "lão thợ mộc" Đinh Thẩm của làng mộc Văn Hà, Phú Ninh ngày xưa, nay cũng đã cái tuổi gần đất xa trời.
Chiếc bàn để không của ông Nguyễn Nay được đặt ngay cửa ra vào.
Nguồn gốc của "chiếc bàn diệu kỳ"
Chiếc bàn được sưu tầm từ một ngôi làng ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam) từ mấy chục năm trước. Truyền rằng những nghệ nhân làng Văn Hà ngày ấy làm ra những chiếc bàn gỗ mít này như một mặt hàng gia dụng, bán cho nhà dân trong vùng Quảng Nam và lân cận. Người thợ không cố ý nhưng những chiếc bàn theo một nguyên lý nào đó chưa giải thích được, có khả năng tự xoay kỳ lạ.
Chiếc bàn cổ theo lời kể của ông Nguyễn Nay được sưu tầm cách đây mười mấy năm từ một ngôi làng ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam). Theo ông, chiếc bàn cổ có khả năng tự xoay theo ý nghĩ kỳ lạ, nó được làm bằng gỗ mít già, mít cũ và đó không phải là chiếc bàn kỳ diệu duy nhất.
Ngoài chiếc đang để ở phòng làm việc của ông Nay thì ông Huỳnh Tuyên ở Hội An cũng đang có một chiếc giống y nhưng có màu nâu gần 200 năm tuổi, ngoài ra còn có chị Huỳnh Thị Dãi ở thôn 5, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh cũng có một cái nhưng nay đã bán cho một doanh nghiệp ở thành phố Tam Kỳ, ông Nguyễn Toàn ở Hội An cũng sở hữu 1 cái, 1 cái của làng Văn Hà cũng đã được một doanh nhân bỏ tiền mua đưa lên vùng cao nguyên Lâm Đồng phục vụ khách.
Hiện nay anh Đặng Công Dung, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Phước cũng đang sở hữu một cái. Tất cả đều xuất xưởng cách đây hàng trăm năm từ làng mộc Văn Hà, làng mộc tiếng tăm nay chỉ còn “vang bóng một thời” ở Phú Ninh, Quảng Nam.
Kết cấu đơn giản làm nên điều kỳ diệu
Theo quan sát thực tế và qua lời giải thích của ông Nguyễn Nay, thì kết cấu chiếc bàn khá đơn giản. Bàn bằng gỗ mít, chỉ cao ngang bụng. Mặt bàn tròn, dáng bàn rất thanh mảnh, có một trụ tròn với chân ba trụ gắn với mặt bàn bằng một khối gỗ vuông nhỏ có bốn chân trụ ngắn, mặt bàn được đỡ bởi một trục chính tâm. Đây cũng là điểm tựa để mặt bàn có thể xoay quanh trục của nó.
Kết cấu đơn giản của chiếc bàn.
Phần mặt bàn có đường kính khoảng 80 cm, được tạo thành bởi hai mảnh gỗ hình bán nguyệt ghép vào nhau. Khe hở giữa hai mảnh gỗ này chạy dọc thành một đường kính tự nhiên. So với các loại bàn để uống trà khác thì nó không có gì khác biệt nếu không muốn nói là có phần đơn giản. Chính cái sự giản đơn về cấu tạo mới gây ngạc nhiên lớn đối với mọi người khi tận mắt chứng kiến công năng của nó.
Đó là nếu khách tham quan cùng úp tay lên mặt bàn và thống nhất tâm niệm nó tự quay theo chiều nào lập tức mặt bàn từ từ chuyển động xoay tròn. Nếu mọi người vẫn giữ nguyên tay và bước chân theo vòng xoay của mặt bàn thì nó sẽ chuyển động nhanh dần theo hướng đó. Khi có ai đó kêu lên: "Dừng lại" lập tức nó đột ngột dừng lại... Bàn sẽ xoay theo chiều phải hay trái, nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và mệnh lệnh của khách. Tuy nhiên không phải cuộc thử nghiệm nào cũng thành công.
Để thỏa mãn trí tò mò tôi và anh Phan Thanh Tuấn, chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở VH-TT&DL Quảng Nam, người đi cùng đặt sấp nhẹ hai bàn tay lên mặt bàn, tập trung ý nghĩ. Sau một khoảng thời gian không lâu chưa đầy một phút, chiếc bàn phát một âm thanh như tiếng các khối gỗ xoắn vào nhau và xoay theo chiều đúng với ý nghĩ của người đặt tay lên bàn.
Mặt bàn là 2 hình bán nguyệt ghép lại, ghi chữ “Bàn xoay diệu kỳ”
Khi đồng loạt lật ngửa cả hai bàn tay, mặt bàn lập tức dừng lại và xoay theo chiều ngược lại. Nhìn chiếc bàn quay khi mình chẳng tác động một lực nào, tôi cứ cảm giác như mình có năng lượng hay khí công truyền vào nó vậy.
“Sự kỳ diệu của chiếc bàn ở chỗ nó tự xoay theo ý nghĩ chứ không theo sự điều khiển của đôi bàn tay vì bàn tay chỉ đặt hờ trên mặt bàn, thể hiện ở tốc độ xoay nhanh hay chậm, thời gian từ khi đặt tay đến khi chiếc bàn tự xoay cũng tùy thuộc vào từng người. Có thể là do năng lượng, điện tích từng người yếu mạnh khác nhau.
Chiếc bàn kỳ diệu ở chỗ chưa ai giải thích được nguyên lý hoạt động của nó chứ không phải nó là chiếc bàn thần tiên, thần thánh gì. Nhiều người đến đây, họ không hề tin thần thánh hoặc những chuyện ly kỳ hư ảo nhưng hoạt động tự xoay theo ý nghĩ một cách kỳ lạ của chiếc bàn cuốn hút họ. Họ cứ thử đi thử lại, nó vẫn như vậy”, anh Tuấn hào hứng chia sẻ.
Có phải là thần bí?
Đi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tìm kiếm rất nhiều sách báo đề cập đến các vấn đề bí ẩn của con người như trường năng lượng con người, trường năng lượng vũ trụ, năng lượng sinh học, hiện tượng siêu việt, khí công, thiền định... nhưng tất cả những tài liệu chúng tôi tiếp cận đều chưa có ai chính thức đề cập đến chiếcbàn xoay và giải thích được sự diệu kỳ này.
Anh Phan Thanh Tuấn đang thử cảm giác đặt tay điều khiển cho bàn xoay theo ý nghĩ.
Theo ông Vũ Thế Khanh, thành viên nhóm nghiên cứu của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng, hiện tượng chiếc bàn tự động xoay không hề có sự tác động siêu nhiên nào. Trên thực tế, mặt bàn chỉ có thể quay được khi người chơi đặt tay trực tiếp vào mâm tạo momen quay cho mâm và liên tục đọc khẩu lệnh thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị.
Dần dần, người thử nghiệm bị rơi vào ảo giác giống như đang có lực vô hình nào đó làm cho mâm quay và cảm thấy mâm chuẩn bị quay, nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay đã được định hướng trong đầu. Trong khi đó, người thử nghiệm không thể biết rằng chính họ là “thủ phạm” đã tác động mạnh mẽ dẫn đến mặt bàn phải quay.
Còn theo ông Nguyễn Nay giải thích thì có một luồng khí âm dương nào đó giữa mặt bàn (bằng gỗ mít) và bàn tay con người sinh ra nhiệt, điện từ tới một mức độ nhất định sẽ tạo chuyển động quanh trục bàn. Ông Nay còn nói vui, chiếc bàn này là chiếc bàn đầy “ma lực”.
Bàn xoay diệu kỳ được làm từ gỗ mít, kết cấu đơn giản, vậy mà bên trong cấu trúc đơn giản ấy, quả thật còn ẩn chứa nhiều kỳ thú chưa có lời giải đáp xác đáng nào. Người đóng chiếc bàn xoay duy nhất chỉ còn "lão thợ mộc" Đinh Thẩm của làng mộc Văn Hà, Phú Ninh ngày xưa, nay cũng đã cái tuổi gần đất xa trời.