T
T$
Guest
[h=1]Bầu cử Anh: Chất vấn các đảng phái chính[/h]
Lãnh đạo ba đảng chính tại Anh (từ trái): David Cameron, Nick Clegg, Ed Miliband Thủ tướng Anh David Cameron và lãnh đạo đảng đối lập Ed Miliband đã phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa từ khán giả của chương trình Question Time (Chất vấn) trên kênh truyền hình BBC về các kế hoạch kinh tế của họ.
Đây là lần chất vấn cuối cùng trên truyền hình cuối cùng trong chiến dịch vận động bầu cử của các đảng chính tại Anh.
Thủ tướng Anh, ông Cameron, đã bác bỏ ý kiến nói sẽ cắt giảm 8 tỷ bảng tiền trợ cấp trẻ em mà đảng Dân chủ nói rằng Đảng Bảo thủ của ông Cameron đã đề xuất trong chính phủ.
Ông Ed Miliband cho biết đảng Lao động không chi tiêu vượt quá quyền hạn và rằng ông sẽ không lãnh đạo một chính phủ nếu nó có nghĩa là phải có một thỏa thuận với đảng Dân tộc Scotland (SNP).
Ông Nick Clegg bị quay về chuyện học phí, lòng tin và những thỏa thuận khi tham gia liên minh chính phủ.
Trong khi khẳng định có thể thắng cử với đa số, các nhà lãnh đạo của cả hai đảng Bảo thủ và Lao động đưa ra các chỉ dấu rõ rệt nhất cho tới nay về các điều kiện về các thỏa thuận có thể có sau cuộc bầu cử.
Ông Cameron cam kết rằng sẽ không có chuyện đàm phán về một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có tiếp tục tham gia EU hay không vào năm 2017 mà ông Cameron đã từng với người dân Anh.
Ông Cameron nói ông không muốn cắt tiền trợ cấp trẻ em nếu ông thắng cử nhưng có thể tiết kiệm thêm từ ngân sách phúc lợi xã hội và khi được hỏi liệu ông có đảm bảo điều đó không, ông nói: "Đó là một trong những phúc lợi quan trọng nhất" và không cần thiết phải thay đổi.
[h=2]'Phòng tối'[/h]Với câu hỏi tại sao người dân không tin tưởng đảng Bảo thủ về Dịch vụ y tế Anh (NHS), ông Cameron nói cải thiện dịch vụ y tế là "công việc cả cuộc đời tôi" nhưng chỉ có thể làm được với một nền kinh tế mạnh.
Ông cũng từ chối không đồn đoán về điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp không có một đa số tại Quốc hội và nói rằng ông không muốn có thỏa thuận trong "phòng tối với Nick Clegg".
Ông Ed Miliband cũng phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa, trong đó có người cáo buộc lãnh tụ đảng Lao động là đã dối trá và rằng nói đảng của ông ta đã không chi tiêu quá nhiều trong thời gian cầm quyền là "chuyện lố bịch".
Ông Miliband nói: "Đã xảy ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, có tình trạng thâm hụt cao. Thâm hụt đó chưa được giải quyết. Sứ mệnh của chính phủ do tôi lãnh đạo sẽ là cắt giảm thâm hụt ngân sách mỗi năm và cân bằng lại chi tiêu quốc gia."
Về khả năng có một thỏa thuận hậu bầu cử với đảng SNP, ông nói: "Nếu cái giá để có một chính phủ của đảng Lao động là một thỏa thuận hay một liên minh với đảng SNP thì diều đó sẽ không xảy ra."
Ông Miliband cũng từ chối đưa ra một chỉ tiêu về di trú và trả lời một người chất vấn: "Tôi không muốn trong năm năm tới tôi đứng đây và giải thích tại sao tôi đã thất hứa."
[h=2]"Can đảm và mạnh bạo"[/h]Ông Nick Clegg ngay lập tức bị truy hỏi về chuyện đảng Dân chủ Tự do đã trở cờ về chuyện học phí.
Ông cũng bị những câu hỏi khó về việc tại sao đảng của ông lại không tiết lộ một đề xuất bị cáo giác là của đảng Bảo thủ sẽ cắt giảm trợ cấp trẻ em.
Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do biện hộ cho quyết định tham gia liên minh chính phủ với đảng Bảo thủ sau cuộc bầu cử năm 2010 sau khi một cử tri từng ủng hộ đảng này nói ông thà có thỏa thuận với đảng Lao động. Ông Clegg nói đó là một việc làm "dân chủ" và "một cách cản đảm và mạnh dạn đặt đất nước lên trước đảng phái".
Tuy nhiên, ông Clegg cũng nói năm nay ông có một cái nhìn rõ ràng hơn về "làn ranh giới không thể vượt qua" mà ông sẽ nhất quyết đòi hỏi trong bất cứ thương thuyết nào với đảng Lao động hay Bảo thủ, như yêu cầu gia tăng chi tiêu giáo dục lên 5 tỷ vào năm 2020.
Ông ám chỉ sẽ tìm cách thành lập một liên minh với đảng nào giành nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử vào thứ Năm, 7/5/2015.
Tuy nhiên ông nói ông sẽ chỉ ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý về EU nếu thêm quyền lực được giao cho Brussels, và điều đó khiến ông trở thành đối nghịch với ông Cameron.
Theo BBC Vietnamese
- 1 tháng 5 2015
Đây là lần chất vấn cuối cùng trên truyền hình cuối cùng trong chiến dịch vận động bầu cử của các đảng chính tại Anh.
Thủ tướng Anh, ông Cameron, đã bác bỏ ý kiến nói sẽ cắt giảm 8 tỷ bảng tiền trợ cấp trẻ em mà đảng Dân chủ nói rằng Đảng Bảo thủ của ông Cameron đã đề xuất trong chính phủ.
Ông Ed Miliband cho biết đảng Lao động không chi tiêu vượt quá quyền hạn và rằng ông sẽ không lãnh đạo một chính phủ nếu nó có nghĩa là phải có một thỏa thuận với đảng Dân tộc Scotland (SNP).
Ông Nick Clegg bị quay về chuyện học phí, lòng tin và những thỏa thuận khi tham gia liên minh chính phủ.
Trong khi khẳng định có thể thắng cử với đa số, các nhà lãnh đạo của cả hai đảng Bảo thủ và Lao động đưa ra các chỉ dấu rõ rệt nhất cho tới nay về các điều kiện về các thỏa thuận có thể có sau cuộc bầu cử.
Ông Cameron cam kết rằng sẽ không có chuyện đàm phán về một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có tiếp tục tham gia EU hay không vào năm 2017 mà ông Cameron đã từng với người dân Anh.
[h=2]'Phòng tối'[/h]Với câu hỏi tại sao người dân không tin tưởng đảng Bảo thủ về Dịch vụ y tế Anh (NHS), ông Cameron nói cải thiện dịch vụ y tế là "công việc cả cuộc đời tôi" nhưng chỉ có thể làm được với một nền kinh tế mạnh.
Ông cũng từ chối không đồn đoán về điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp không có một đa số tại Quốc hội và nói rằng ông không muốn có thỏa thuận trong "phòng tối với Nick Clegg".
Ông Ed Miliband cũng phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa, trong đó có người cáo buộc lãnh tụ đảng Lao động là đã dối trá và rằng nói đảng của ông ta đã không chi tiêu quá nhiều trong thời gian cầm quyền là "chuyện lố bịch".
Về khả năng có một thỏa thuận hậu bầu cử với đảng SNP, ông nói: "Nếu cái giá để có một chính phủ của đảng Lao động là một thỏa thuận hay một liên minh với đảng SNP thì diều đó sẽ không xảy ra."
Ông Miliband cũng từ chối đưa ra một chỉ tiêu về di trú và trả lời một người chất vấn: "Tôi không muốn trong năm năm tới tôi đứng đây và giải thích tại sao tôi đã thất hứa."
[h=2]"Can đảm và mạnh bạo"[/h]Ông Nick Clegg ngay lập tức bị truy hỏi về chuyện đảng Dân chủ Tự do đã trở cờ về chuyện học phí.
Ông cũng bị những câu hỏi khó về việc tại sao đảng của ông lại không tiết lộ một đề xuất bị cáo giác là của đảng Bảo thủ sẽ cắt giảm trợ cấp trẻ em.
Tuy nhiên, ông Clegg cũng nói năm nay ông có một cái nhìn rõ ràng hơn về "làn ranh giới không thể vượt qua" mà ông sẽ nhất quyết đòi hỏi trong bất cứ thương thuyết nào với đảng Lao động hay Bảo thủ, như yêu cầu gia tăng chi tiêu giáo dục lên 5 tỷ vào năm 2020.
Ông ám chỉ sẽ tìm cách thành lập một liên minh với đảng nào giành nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử vào thứ Năm, 7/5/2015.
Tuy nhiên ông nói ông sẽ chỉ ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý về EU nếu thêm quyền lực được giao cho Brussels, và điều đó khiến ông trở thành đối nghịch với ông Cameron.
Theo BBC Vietnamese