[h=2]Đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín) nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh, trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng.[/h]
Người dân ở đây truyền tụng 9 miệng giếng thiêng là nơi Cô Chín cai ngự, và xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ đến khó tin.
Chín miệng giếng thiêng
Cách đền Sòng 1km về phía đông, ngược dốc rồi rẽ phải chừng 200m là đến chân đền Cô Chín. Con đường dẫn xuống suối trước là một thung lũng uốn mình trong rặng tre già, giờ chỉ còn là một khe hẹp “bó mình” giữa hai quán nước chật kín những dãy bàn ghế.
Phong cảnh suối thiêng hữu tình chẳng khác nào tranh vẽ. Xung quanh suối là những miệng giếng trong xanh, sâu thăm thẳm đùn nước lên thành từng nhịp. Chỉ tay xuống suối, anh Huấn - đang làm nhiệm vụ ghi công đức trong đền - nói: “Trong số 9 giếng, miệng giếng thứ chín sâu nhất quanh năm đùn nước là nơi Cô Chín đang ngự”.
Cảnh quan khu giếng sơn thủy hữu tình, với 9 miệng giếng sâu, không đáy, quanh năm đùn nước không bao giờ vơi cạn.
Ông Hà Văn Châu - người trông coi đền lâu năm, đã chứng kiến nhiều sự đổi thay xung quanh đền Chín Giếng - cho biết: “Đền Cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều Vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) và chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 đền được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ngôi đền đã có lúc bị tàn phá hoàn toàn, ngay cả những bức tượng cổ cũng bị hủy hoại, thất lạc”.
Ông Châu kể lại: 9 miệng giếng thiêng trước đền đã có từ lâu, xuất hiện trong truyền thuyết Cô Chín - tức Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Cửu Thiên Huyền Nữ là một tiên cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những vậy, cô “làm cho trăm trứng hiểm nghèo/ khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.
Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ, trong những năm chinh chiến loạn lạc, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô, trước đền có 9 miệng giếng tự nhiên do cô cai quản. Thế nhưng đó cũng chỉ là lý giải theo tích xưa.
Phải đến mấy chục năm sau, người ta mới thực sự hóa giải được câu hỏi giếng thiêng xuất hiện từ đâu? Ông Châu suy tư một hồi lâu rồi tiếp tục câu chuyện:“Tôi không nhớ chính xác vào năm nào, chỉ nhớ đó là một năm hạn hán, khi nước sinh hoạt khan hiếm, người dân quanh vùng đã đi tìm nguồn nước đào giếng. Cứ 4-5 người chung nhau đào, họ tìm đến suối Sòng khoan giếng.
Đào liên tục 8 miệng giếng vẫn chưa tìm thấy một giọt nước nào. Kiên trì đặt mũi khoan tới miệng giếng thứ chín, khoan sâu được 8-9m thì bất ngờ xuất hiện một mạch nước lớn đùn lên ào ào. Cả làng được cứu sống nhờ mạch nước này và cũng từ đây xuất hiện 9 miệng giếng thiêng.
Sau đó, có những đoàn ở Hà Nội về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn xuống lòng sâu, họ kết luận: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, dự đoán chảy từ dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn)”.
Ông Hà Văn Châu - người trông coi đền lâu năm - kể lại những câu chuyện bí ẩn về 9 miệng giếng thiêng.
Lý giải những câu chuyện khó tin
Ở thời kỳ đầu khi người ta phát hiện khu giếng thiêng này, ở miệng giếng thứ 9 rộng, sâu như một hườm đá được đẽo gọt tỉ mỉ xuất hiện cá chuối, cá trắm từng đàn, có con to như bắp đùi người lớn. Người dân đổ xô đi câu, đánh kích, vây lưới bắt cá về bán. Trong số những người bắt cá bằng kích điện, có hai trường hợp chẳng may bị điện giật chết. Chuyện đánh kích điện chết vì điện giật thì không lạ, nhưng người dân nhân việc này tuyên truyền đó là cá thần báo oán, từ đó việc đánh bắt cá ở đây bặt dừng.
Vào mùa hè, khách hành hương sau khi lên đền Cô Chín đều xuống dòng suối này tắm vì có nhiều đồn thổi tắm nước suối tiên sẽ trắng da, xanh tóc, khỏe mạnh phi thường. Nhưng cũng đã có tới 2-3 vụ chết đuối ở đây.
“Do nước giếng không bao giờ cạn, đặc biệt miệng giếng thứ 9 sâu không đáy rất nguy hiểm, những miệng giếng còn lại có cạn cũng lút đầu người lớn, nên ban quản lý đền đã gác tạm tấm bêtông lên miệng giếng, đứng trên cao nhìn xuống ai cũng tưởng giếng cạn, có đáy” - anh Huấn nói. Như vậy, việc có người chết đuối cũng là điều được lý giải.
Ở đây còn có câu chuyện, rằng vào mùa mưa, nước suối dâng cao, sau khi khấn vái trên đền xong xuôi, các con nhang có đem lộc thả xuống suối, trong đó có quả bưởi vàng và những xấp tiền xu 200 đồng đã được đánh dấu theo bản hội. Chẳng biết có phép nhiệm màu nào mà chỉ mấy ngày sau, quả bưởi đó đã có mặt ở một giếng khác thuộc địa phận xã Hà Thanh. Cũng trong tháng đó những đồng xu 200 được khắc chữ phía sau đã được cư dân vùng biển Nga Sơn ở cách đó rất xa tìm thấy trong quá trình đi biển.
Những câu chuyện kỳ lạ đó vẫn còn truyền cho tới ngày nay mà chưa có một lời lý giải xác đáng. Có lẽ dòng sông ngầm dưới giếng (như các nhà khoa học đã phán đoán) là một sự lý giải có căn cứ?
Vốn trông đền lâu năm, ông Châu từng chứng kiến những cảnh dở khóc dở cười: “Có những ông vận quần áo sang trọng, đến đền bệ vệ, oai nghiêm. Thế nhưng vừa bước vào cửa điện đã van xin, khóc lóc rồi đập đầu vào chân điện thờ”.
Thời gian gần đây, do quá trình đô thị hóa, nhiều hộ dân ở đây đã lấp đi một vài miệng giếng nhỏ ngay dưới chân đền để xây nhà, làm quán. Vì thế đường đi xuống khu giếng thần trở nên hẹp dần, trong khi lượng khách hành hương đổ về đây ngày một đông. Ông Châu khẳng định, Ban quản lý đền sẽ tiếp tục đầu tư, quy hoạch trong thời gian tới, như xây dựng bãi đỗ xe, mở rộng đường dẫn xuống suối thiêng... để đền Chín Giếng không chỉ là nơi linh thiêng mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khách thập phương.
Theo Lao động
Người dân ở đây truyền tụng 9 miệng giếng thiêng là nơi Cô Chín cai ngự, và xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ đến khó tin.
Chín miệng giếng thiêng
Cách đền Sòng 1km về phía đông, ngược dốc rồi rẽ phải chừng 200m là đến chân đền Cô Chín. Con đường dẫn xuống suối trước là một thung lũng uốn mình trong rặng tre già, giờ chỉ còn là một khe hẹp “bó mình” giữa hai quán nước chật kín những dãy bàn ghế.
Phong cảnh suối thiêng hữu tình chẳng khác nào tranh vẽ. Xung quanh suối là những miệng giếng trong xanh, sâu thăm thẳm đùn nước lên thành từng nhịp. Chỉ tay xuống suối, anh Huấn - đang làm nhiệm vụ ghi công đức trong đền - nói: “Trong số 9 giếng, miệng giếng thứ chín sâu nhất quanh năm đùn nước là nơi Cô Chín đang ngự”.
Cảnh quan khu giếng sơn thủy hữu tình, với 9 miệng giếng sâu, không đáy, quanh năm đùn nước không bao giờ vơi cạn.
Ông Hà Văn Châu - người trông coi đền lâu năm, đã chứng kiến nhiều sự đổi thay xung quanh đền Chín Giếng - cho biết: “Đền Cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều Vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) và chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 đền được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ngôi đền đã có lúc bị tàn phá hoàn toàn, ngay cả những bức tượng cổ cũng bị hủy hoại, thất lạc”.
Ông Châu kể lại: 9 miệng giếng thiêng trước đền đã có từ lâu, xuất hiện trong truyền thuyết Cô Chín - tức Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Cửu Thiên Huyền Nữ là một tiên cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những vậy, cô “làm cho trăm trứng hiểm nghèo/ khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.
Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ, trong những năm chinh chiến loạn lạc, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô, trước đền có 9 miệng giếng tự nhiên do cô cai quản. Thế nhưng đó cũng chỉ là lý giải theo tích xưa.
Phải đến mấy chục năm sau, người ta mới thực sự hóa giải được câu hỏi giếng thiêng xuất hiện từ đâu? Ông Châu suy tư một hồi lâu rồi tiếp tục câu chuyện:“Tôi không nhớ chính xác vào năm nào, chỉ nhớ đó là một năm hạn hán, khi nước sinh hoạt khan hiếm, người dân quanh vùng đã đi tìm nguồn nước đào giếng. Cứ 4-5 người chung nhau đào, họ tìm đến suối Sòng khoan giếng.
Đào liên tục 8 miệng giếng vẫn chưa tìm thấy một giọt nước nào. Kiên trì đặt mũi khoan tới miệng giếng thứ chín, khoan sâu được 8-9m thì bất ngờ xuất hiện một mạch nước lớn đùn lên ào ào. Cả làng được cứu sống nhờ mạch nước này và cũng từ đây xuất hiện 9 miệng giếng thiêng.
Sau đó, có những đoàn ở Hà Nội về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn xuống lòng sâu, họ kết luận: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, dự đoán chảy từ dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn)”.
Ông Hà Văn Châu - người trông coi đền lâu năm - kể lại những câu chuyện bí ẩn về 9 miệng giếng thiêng.
Lý giải những câu chuyện khó tin
Ở thời kỳ đầu khi người ta phát hiện khu giếng thiêng này, ở miệng giếng thứ 9 rộng, sâu như một hườm đá được đẽo gọt tỉ mỉ xuất hiện cá chuối, cá trắm từng đàn, có con to như bắp đùi người lớn. Người dân đổ xô đi câu, đánh kích, vây lưới bắt cá về bán. Trong số những người bắt cá bằng kích điện, có hai trường hợp chẳng may bị điện giật chết. Chuyện đánh kích điện chết vì điện giật thì không lạ, nhưng người dân nhân việc này tuyên truyền đó là cá thần báo oán, từ đó việc đánh bắt cá ở đây bặt dừng.
Vào mùa hè, khách hành hương sau khi lên đền Cô Chín đều xuống dòng suối này tắm vì có nhiều đồn thổi tắm nước suối tiên sẽ trắng da, xanh tóc, khỏe mạnh phi thường. Nhưng cũng đã có tới 2-3 vụ chết đuối ở đây.
“Do nước giếng không bao giờ cạn, đặc biệt miệng giếng thứ 9 sâu không đáy rất nguy hiểm, những miệng giếng còn lại có cạn cũng lút đầu người lớn, nên ban quản lý đền đã gác tạm tấm bêtông lên miệng giếng, đứng trên cao nhìn xuống ai cũng tưởng giếng cạn, có đáy” - anh Huấn nói. Như vậy, việc có người chết đuối cũng là điều được lý giải.
Ở đây còn có câu chuyện, rằng vào mùa mưa, nước suối dâng cao, sau khi khấn vái trên đền xong xuôi, các con nhang có đem lộc thả xuống suối, trong đó có quả bưởi vàng và những xấp tiền xu 200 đồng đã được đánh dấu theo bản hội. Chẳng biết có phép nhiệm màu nào mà chỉ mấy ngày sau, quả bưởi đó đã có mặt ở một giếng khác thuộc địa phận xã Hà Thanh. Cũng trong tháng đó những đồng xu 200 được khắc chữ phía sau đã được cư dân vùng biển Nga Sơn ở cách đó rất xa tìm thấy trong quá trình đi biển.
Những câu chuyện kỳ lạ đó vẫn còn truyền cho tới ngày nay mà chưa có một lời lý giải xác đáng. Có lẽ dòng sông ngầm dưới giếng (như các nhà khoa học đã phán đoán) là một sự lý giải có căn cứ?
Vốn trông đền lâu năm, ông Châu từng chứng kiến những cảnh dở khóc dở cười: “Có những ông vận quần áo sang trọng, đến đền bệ vệ, oai nghiêm. Thế nhưng vừa bước vào cửa điện đã van xin, khóc lóc rồi đập đầu vào chân điện thờ”.
Thời gian gần đây, do quá trình đô thị hóa, nhiều hộ dân ở đây đã lấp đi một vài miệng giếng nhỏ ngay dưới chân đền để xây nhà, làm quán. Vì thế đường đi xuống khu giếng thần trở nên hẹp dần, trong khi lượng khách hành hương đổ về đây ngày một đông. Ông Châu khẳng định, Ban quản lý đền sẽ tiếp tục đầu tư, quy hoạch trong thời gian tới, như xây dựng bãi đỗ xe, mở rộng đường dẫn xuống suối thiêng... để đền Chín Giếng không chỉ là nơi linh thiêng mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khách thập phương.
Theo Lao động