Bí ẩn giếng 'thần' giúp gái ế 'xuất giá'

Jolie

Member
[h=2]Nghe lời ông thầy địa lí vô danh, dân làng Trung Thịnh, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã tu bổ giếng 'thần' và bỗng dưng, nguyện ước của bao nhiêu người trở thành sự thật, khi rất nhiều 'gái ế' trong làng tìm được chồng.[/h]
Sự việc đầy màu sắc huyền bí này gây xôn xao và suốt thời gian vừa qua, hàng trăm người đã tìm đến giếng “thần” với hy vọng sẽ tìm được người chồng ưng ý.
Coi khinh giếng “thần”, dân làng bị quở phạt?
Lần theo những lời rỉ tai của người dân, chúng tôi tìm đến làng Trung Thịnh, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) để tìm hiểu thực hư câu chuyện giống như một giai thoại này. Người dân cho biết, giếng “thần” này trước đây còn có tên gọi là giếng Trung Thịnh, nằm ngay ở cổng làng. Tuy mới được trùng tu lại nhưng nó vẫn giữ nguyên nét cổ kính của thời xưa.
Cụ Lê Tiến Lào (81 tuổi), nguyên là cán bộ xã và được xem là người lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa của làng. Tiếp chuyện với chúng tôi, ông vui vẻ cho biết: “Cái giếng này đã có từ lâu đời, chẳng biết chính xác nó có từ năm nào.
Khi tôi còn nhỏ đã thấy, hễ ai đi làm đồng về là ghé qua rửa chân, có người thì tắm gội, gánh nước về nấu ăn. Nước giếng đó còn dùng nấu cỗ trong các dịp hội hè của làng. Trai gái thời trẻ lấy cái cớ đi gánh nước, đi tắm gội để hẹn hò, nên duyên. Nhiều đôi trai gái đã nên duyên nhờ cái giếng làng này”.
Từ bao đời nay, người dân trong làng vẫn coi giếng đó là báu vật của làng, bởi căn nguyên giếng chẳng bao giờ cạn và rất gần gũi với sinh hoạt cộng đồng của người dân. Tuy nhiên, trong khoảng chục năm trở lại đây, khi kinh tế phát triển thì để tiện lợi cho cuộc sống, mỗi gia đình tự đào cho mình một cái giếng riêng ngay tại nhà.
Nếu không, họ cũng có giếng khoan sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, chỉ bật công tắc điện là nước chảy đến trong tích tắc. Vậy là, giếng làng cũng từ đây đã bị lãng quên và chối bỏ. Đau xót hơn, trẻ con hoặc một vài người vô ý đã ném vào giếng những thứ rác rưởi, xác súc vật, và bất cứ thứ gì bỏ đi.
cs0711138.jpg

Giếng làng sau khi được tu bổ vẫn giữ được nét cổ kính như xưa.
Giếng đầy dần, hôi hám và không ai tới nữa vì không chịu được mùi thối. Xung quanh, cỏ mọc um tùm che khuất cả thành giếng rêu phong đổ nát, người ở nơi khác tới đôi khi không thể phát hiện đằng sau lớp cỏ dại là chiếc giếng một thời được coi như báu vật của làng.
Nhưng có một điều kì lạ, từ ngày giếng bị “thất sủng”, người làng cho rằng cuộc sống của mình thường xuyên gặp bất trắc. Họ đã cố gắng chăm chỉ làm ăn nhưng hạn hán, mất mùa xảy ra liên miên. Cùng với sự bủa vây của cái nghèo là hàng loạt tai ương đổ xuống. Những trai tân, gái đẹp của làng đều lần lượt chết yểu do ngã xe, ung thư, chết trôi…
Đặc biệt, gái làng không đến nỗi bị hạn mất mạng nhưng lại “ế sưng ế xỉa”, nhiều cô xinh đẹp nết na vô cùng nhưng không sao lấy nổi một tấm chồng. Trước tình cảnh đó, dân làng đã mời nhiều thầy cúng giỏi nhất trong vùng đến để “giải bùa” nhưng tất cả đều vô vọng.
Cho tới một ngày, cách đây khoảng 6 năm, một ông lão tự xưng là “thầy” địa lý từ nới khác ghé qua làng. Vừa đến đầu làng, ông nhìn chăm chăm vào chiếc giếng cổ khuất sâu đằng sau lớp cỏ dại um tùm. Lắc đầu, ông buông lời phán:
“Giếng này nằm ở vị trí “long mạch” rất linh thiêng. Nếu nó không được khôi phục mà bị vùi lấp đi và ô nhiễm thế này thì cả làng sẽ gặp nhiều điều xui xẻo, thanh niên trong làng sẽ dần bị tàn lụi, gái làng sẽ không lấy được chồng”. Phán xong, ông lão kỳ lạ lắc đầu bỏ đi không bao giờ quay lại
Không ai để ý đến lời ông cụ tóc bạc phơ, có khuôn mặt hiền hậu đó. Họ cho rằng, ông chỉ đi ngang qua làng, thấy cái giếng như thế rồi nói lung tung mà thôi. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều năm trôi qua, dân làng vẫn gặp nhiều rủi ro, số người chết trẻ ngày càng nhiều, trẻ con trong làng nheo nhóc và đặc biệt, gái “ế chồng” tăng lên chóng mặt. Quá lo sợ, trưởng làng kêu mọi người họp lại, tìm cách thay đổi vận xui cho làng. Trong số những người dự họp, bỗng nhiên có một người nhớ tới lời phán của ông lão bí ẩn năm xưa.
Thực hư giếng “thần” giải thoát gái ế
Lúc đầu, nói đến lời ông thầy địa lý vô danh đó dân làng hầu như ai cũng phản đối, nhất quyết không chịu làm theo vì cho rằng đó là lời nói suông của một ông lão qua đường. Chỉ đến khi, có một già làng lên tiếng cho cho rằng, dân làng nên nghe theo ông thầy địa lý, vì giếng làng gắn bó với người dân đã lâu, cần tu bổ để giữ nét văn hóa, thêm vào đó theo kinh nghiệm của ông, việc “xú uế” giếng làng là đã động đến long mạnh của cả làng nên tai họa mới ập xuống.
Nghiệm tới những lần gặp nạn lớn sau khi cái giếng làng bị lãng quên, họ bắt đầu hoang mang lo lắng. Theo các cụ già trong làng, thời xưa, khu vực giếng làng này có thể là nơi chôn vàng, là nơi linh thiêng giúp làng trở nên phồn thịnh. Nhưng không ai đoái hoài đến việc dưới giếng có vàng hay không, họ chỉ mong rằng dân làng “tai qua nạn khỏi”, tránh được mất mùa để dân làng thoát khỏi cái đói mà thôi.
Và kế hoạch khôi phục giếng cổ được bắt đầu theo nguyện vọng của tất cả mọi người. Không ai bảo ai, mọi người đóng góp tùy theo khả năng tài chính của mình. Làng Trung Thịnh nghèo khó, nhiều nhà con đói ăn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã huy động được mấy chục triệu đồng để “tân trang” chiếc giếng cổ này.
Cụ Lào cho biết: “Sắp đến ngày khởi công, trời bỗng nhiên mưa xối xả, bầu trời không có chút ánh sáng, khiến cho dân làng nhốn nháo vì lo sợ. Tuy nhiên, đúng ngày khởi công như đã định, trời bỗng tạnh ráo, bầu trời trong xanh lạ thường, cả làng hớn hở lập đàn “khấn thần linh” rồi bắt tay vào công cuộc khôi phục giếng cổ trăm tuổi này”.
Thời gian tu sửa, người dân nơi đây thực hiện bằng cách đào mấy chục cái giếng bình thường xung quanh cái giếng “thần”. Họ chăm chút rất kì công, để các vị thần linh không còn nổi giận và giúp cho dân làng có cuộc sống an bình. Sau gần ba năm tu sửa, đến đầu năm 2012, đã có hẳn một “lãnh địa” riêng dành cho chiếc giếng.
Khuôn viên giếng cổ nằm cạnh cổng làng Trung Thịnh, rộng đến hàng trăm mét vuông, cổng hoành tráng, bốn phía xây tường bao rào sắt chắc chắn để ngăn không cho trâu bò, gà vịt vào làm ô uế “nơi linh thiêng”. Họ cấm người dân vứt rác bừa bãi quanh khu vực giếng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nặng.
Thành giếng không còn bong tróc rêu mốc mà được tu sửa mịn màng, xung quanh không có lấy một cọng cỏ dại. Người dân còn lát gạch đỏ vòng quanh miệng giếng khiến nền giếng trở nên ấm áp tươi mới, đồng thời trồng cây cối xanh tốt để tô điểm khuôn viên.
Cũng từ ngày đó, làng có những sự thay đổi mang tính “cách mạng”. Sự trùng hợp ngẫu nhiên càng khiến cho người dân nơi đây bái phục ông thầy địa lý năm xưa. Thanh niên trai tráng đã không còn chết yểu và nhà nhà không nơm nớp sợ như trước nữa. Mùa màng liên tiếp bội thu, nhà nhà đều no ấm, tiếng cười xuất hiện ở khắp làng, ngõ xóm.
“Lúc đầu khi nghe tin đồn về câu phán của ông lão lạ mặt tui không tin, nhưng sự thật là sau khi tu sửa giếng, người làng đều gặp nhiều may mắn hơn. Có lẽ cái giếng này đúng là giếng thần nằm ở vị trí long mạch ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của làng như lời ông thầy kia phán”, ông Lào cho biết thêm.
Điều đặc biệt hơn nữa, từ khi giếng làng được lên kế hoạch khởi công cho đến khi hoàn thành, nhóm gái ế của làng đều lần lượt xuất giá. Có những chị U40, U50 tưởng đã chấp nhận đời cô đơn cho đến già thì tự nhiên đều có người tìm đến “rước” đi. Chỉ trong vòng mấy năm, gần 20 cô gái trên 30 tuổi trong làng tìm được chồng.
Anh Nguyễn Văn Sơn, một người trong làng Trung Thịnh cho biết: “Đó là một sự việc kì lạ, sau khi tu bổ giếng, làng trở nên “thịnh”, gái ế của làng bỗng dưng đồng loạt xuất giá khiến cho người dân nơi đây vô cùng hạnh phúc. Không ai có thể lí giải được điều lạ lùng này, nhưng cái giếng trở thành báu vật lớn của làng”.
Tin vào giếng “thần”, nhiều cô gái trẻ chưa lấy chồng còn lén ra giếng để cầu duyên mong tìm được người chồng hợp với ý mình. Mỗi khi trong nhà có người bị đau ốm, họ đều đến bên giếng ‘thần” để cầu khấn. Thậm chí hay tin, hàng trăm cô gái lớn tuổi của làng khác hoặc ở rất xa cũng sắm lễ vật đến cầu khấn với hy vọng tìm được ý trung nhân.
Giếng thần lại trở về với vai trò như xưa, trở thành nơi “tám chuyện” của dân làng, nơi nam thanh nữ tú hẹn hò và là tụ điểm vui chơi của các em nhỏ. -Ông Lê Văn Hoài, Chủ tịch xã Bắc Sơn cho biết: “Tôi không bàn về chuyện giếng thần vì nó chỉ trong cổ tích, huyền thoại. Có một thực tế, dân làng Trung Thịnh làm như vậy là ý thức được tầm quan trọng của những giá trị văn hóa của làng. Chiếc giếng được giữ gìn, bảo tồn vừa làm đẹp làng quê, vừa giáo dục truyền thống cho con cháu. Đó cũng là cái hay, cần được phát huy”.
BTV

Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn







 
Back
Top