Bánh Gừng Của Người Chăm

Jolie

Member
Trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, bánh gừng chính là loại bánh mang một âm hưởng truyền thống độc đáo. Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya.
3_Nem_thu_banh_gung_1.jpg
Trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, bánh gừng chính là loại bánh mang một âm hưởng truyền thống độc đáo. Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya. Bánh được gọi tên như vậy là vì có hình dạng giống củ gừng, thực ra giống một nhánh san ô hơn. Đây là một loại bánh được làm bằng bột nếp, trứng vịt, đường cát theo một tỉ lệ nhất định. Sau khi trộn đều các nguyên liệu trên thành một khối bột dẻo có màu vàng lợt của lòng đỏ trứng sẽ đến công đọan không kém phần quan trọng đó là nặn bánh. Từ khối bột dẻo sẵn có, với đôi tay khéo léo của các thiếu nữ Chăm, hình dạng những nhánh san hô từ từ hiện ra. Tiếp đến bánh được chiên vàng trong dàu đã đun nóng. Khi bánh chín đều còn được phủ lên một lớp đường cát trắng đã thắng tới. Bánh gừng bây giờ như được khoác lên một chiếc áo rất đẹp.

Theo phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong tất cả các lễ hội lớn và quan trọng. Đặc biệt nhất là trong các lễ cưới, lễ hội, tết Katê, bánh gừng bao giờ cũng đặt trên hết, cùng với bánh tét (paynung) và bánh gang tay (gakiya). Đối với người Chăm ba loại bánh này được coi như một lễ vật rất đặc biệt, có nhiều ý nghĩa sâu sắc: bánh tét – dương tượng trưng cho người chồng, bánh gang tay – âm tượng trưng cho người vợ và bánh gừng – âm dương hòa hợp, tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng.

Bánh gừng dù chỉ là một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng hấp dẫn bởi chính hương vị: thơm ngon, dòn, cay cho những ai đã một lần được tận hưởng. Mỗi khi thưởng thức bánh gừng, người Chăm cho rằng đã nhớ đến hình ảnh thủy chung đẹp nhất của nàng Nai Chrao Cho Phò trong câu chuyện truyền thuyết Chăm, giống như chuyện hòn vọng phu của người Kinh.

banhgung.jpg


Nếu có dịp đến Bắc Bình – Bình thuận bạn đừng quên thưởng thức bánh gừng – bánh thủy chung của người Chăm.

Theo VHNT Ăn uống
 
Back
Top