"Aftershock" làm chấn động trái tim mọi khán giả

T

T$

Guest
Aftershock - Đường Sơn đại địa chấn
101014Cineashok09.jpg


Trong số các nhà làm phim hiện nay tại Trung Quốc đại lục, có thể nói Phùng Tiểu Cương là đạo diễn “chẳng giống ai”. Mặc dù được coi là cùng thế hệ (ít hơn vài tuổi) với những nhân vật lẫy lừng thuộc thế hệ đạo diễn thứ 5 như Trương Nghệ Mưu, Điền Tráng Tráng, Trần Khải Ca, nhưng phong cách làm phim của Phùng Tiểu Cương hoàn toàn khác xa. Ông cũng không đi chung đường với thế hệ đạo diễn thứ 6 (Giả Chương Kha, Lâu Diệp, Vương Tiểu Soái...), đang rất thành công khi mô tả chân thực về đời sống xã hội Trung Quốc đương đại.

101014Cineashok02.jpg

Một mình một ngựa, Phùng Tiểu Cương đã tạo nên trào lưu phim Tết vào nửa cuối thập niên 90 với hàng loạt tác phẩm mang đậm tính thương mại như Dream Factory, Be There or Be Square, Sorry Baby, A Sign hay sau này là Big Shot’s Funeral, Cell Phone. Những bộ phim trên hầu hết thuộc thể loại hài, mang tính giải trí cao, phù hợp với đại đa số người dân trong dịp đầu năm mới. Phải mãi vài năm trở lại đây, ông mới thay đổi phong cách khi tập trung nhiều hơn vào các đề tài nghiêm túc. Trừ If You Are the One hồi năm 2008, ba tác phẩm The Banquet, Assembly Aftershock đều thuộc thể loại tâm lý / lịch sử "khó nuốt". Mặc dù vậy, chúng vẫn cực kỳ ăn khách tại thị trường Trung Quốc cùng vô số kỷ lục doanh thu được lập nên. Tất nhiên Aftershock cũng không phải là một ngoại lệ.

101014Cineashok08.jpg


Trong một đêm hè cuối tháng 7 năm 1976, một cơn động đất 7,8 độ Richter kéo dài trong 23 giây đã cướp đi sinh mạng của 240 nghìn người dân (theo một số báo cáo thì con số trên có thể còn cao hơn) tại thành phố Đường Sơn. Đây được coi là trận địa chấn có sức tàn phá về người khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Không những gây thiệt hại nặng nề tại thời điểm đó mà sự đau thương, mất mát còn đeo đẳng số ít người may mắn sống sót trong suốt mấy chục năm.

101014Cineashok03.jpg


Chỉ vài giây sau khi người chồng bị chết, Lí Nguyên Ni (Từ Phàm) rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Đội cứu hộ chỉ có thể giải thoát được một trong hai đứa con của cô. Không còn sự lựa chọn nào khác, Nguyên Ni đành phải chấp nhận hy sinh cô chị Phương Đăng để cứu cậu con trai Phương Đạt. Nhưng trong cái ngày bi thảm đó, điều kỳ diệu vẫn xảy ra. Phương Đăng sống sót và tỉnh dậy sau khi đội cứu hộ tưởng cô bé đã chết. Nhưng nỗi đau đớn vì quyết định của mẹ không bao giờ có thể phai mờ trong ký ức Phương Đăng.

101014Cineashok05.jpg


101014Cineashok01.jpg


Nếu như trong hai tác phẩm Dạ Yến Lệnh Tập Kết, tính bi được đạo diễn Phùng Tiểu Cương khai thác ở mức độ vừa phải thì với Đường Sơn Đại Địa Chấn, sự bi thảm trong câu chuyện được đưa lên mức cùng cực. Số phận nghiệt ngã, đau thương của các nhân vật có sức lay động mãnh liệt mọi trái tim khán giả. Có lẽ phải đến 90% khán giả nữ khi xem bộ phim này sẽ rơm rớm nước mắt, đặc biệt là trong trường đoạn động đất.

101014Cineashok06.jpg

Do cơn địa chấn kéo dài 23 giây, sau khi đưa lên phim cùng lắm là thêm được vài phút nên kịch bản không đơn giản chỉ dừng lại ở việc mô tả quá trình cứu hộ. Trận động đất chỉ là cái cớ để các nhà làm phim phát triển câu chuyện. Sau khi thất lạc gia đình, Phương Đăng được hai vợ chồng trung niên nhận làm con nuôi. Còn Phương Đạt, cùng mẹ, sau bao ngày tháng khó khăn cũng trụ vững tại Đường Sơn. Bộ phim đưa người xem suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc trong 32 năm. Gia đình họ chỉ đoàn tụ sau trận động đất tại Tứ Xuyên xảy ra vào năm 2008.

101014Cineashok07.jpg

Những trường đoạn đầu của bộ phim được Phùng Tiểu Cương thực hiện rất tốt, gây được nhiều cảm xúc cho người xem, nhưng càng đi sâu vào khai thác các tuyến nhân vật, câu chuyện càng đi vào ngõ cụt. Ông quá sa đà vào việc mô tả cuộc sống của Phương Đăng, Phương Đạt, Nguyên Ni, cùng vợ chồng bố mẹ nuôi khiến bộ phim trở nên lê thê và mệt mỏi. Nếu bỏ bớt đi một vài trường đoạn không cần thiết ở giữa phim, Đường Sơn Đại Địa Chấn sẽ tròn trịa, xúc tích hơn. Chỉ đến khi Phương Đăng, Phuơng Đạt tới Tứ Xuyên góp sức cứu hộ, sự hấp dẫn của bộ phim mới thực sự trở lại. Bên cạnh đó, diễn xuất tuyệt vời của Từ Phàm, Trần Đạo MinhLý Thân đã góp phần không nhỏ trong việc lấy nước mắt khán giả.

101014Cineashok04.jpg


Bộ phim có nhiều chi tiết cảm động, khiến người xem khóc sụt sùi từ đầu tới cuối nhưng có những sự thật bị chôn vùi mà không phải ai cũng biết được. Khi tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử của trận động đất cũng như quá khứ làm phim của Phùng Tiểu Cương (qua tác phẩm Lệnh Tập Kết), ta có thể dễ dàng nhận thấy Đường Sơn Đại Địa Chấn mang đậm tính tuyên truyền. Nhưng dẫu sao, đây vẫn là tác phẩm đáng xem của mùa thu 2010.

kenh 14

 
Back
Top