"Đàn ông ai mà chẳng có nhu cầu sinh lí, chẳng lẽ suốt 5 năm vợ đi chúng tôi phải “nhịn”?” – đó là tâm sự chung của nhiều ông chồng có vợ đi xuất khẩu lao động xứ người.
“Ông ăn chả…”
Vợ anh Minh (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) sang Hàn Quốc làm ăn đã gần 5 năm nay, để lại cho chồng 5 sào ruộng và 3 đứa con gái. Lúc đầu anh định đi nhưng vợ cản lại, vì anh Minh sức khỏe không được tốt. Anh ở nhà làm ruộng và sống trong cảnh “gà trống nuôi con” chờ vợ về.
Năm đầu vợ gửi tiền về để trang trải số nợ mà vợ chồng anh mượn để vợ đi xuất khẩu lao động. Sau đó, chị tiếp tục kiếm thêm tiền cho chồng xây nhà, mua xe, chữa bệnh… Bệnh đỡ, nhà cửa ổn định ai cũng nghĩ nhà anh tốt phúc vì chờ hết hạn 3 năm thì vợ chồng đoàn tụ.
Nhưng đến năm thứ 3, vợ anh điện về cho biết công việc làm ăn đang thuận lợi nên muốn cố làm thêm năm nữa về lấy thêm vốn sau này cho con cái đi học.
Bỏ lại gia đình, những người phụ nữ này bắt đầu cuộc mưu sinh gian khó nơi đất khách quê người
Cứ lần lữa mãi không thấy vợ về, anh Minh bắt đầu sốt ruột. Sống trong cảnh xa vợ lâu ngày, lại được bạn bè rủ rê nên anh cũng nhiều lần đi “giải quyết sự cô đơn”.
Đến khi cô vợ về thì ngày đoàn tụ là ngày anh chìa lá đơn li hôn ra trước sự ngỡ ngàng của chị, toàn bộ nhà cửa, xe cộ đều đứng tên anh. Mặc cho vợ khóc lóc, con cái van nài đức ông chồng này vẫn bỏ ngoài tai.
Khi cả 2 bên gia đình tìm đủ cách khuyên can, anh Minh đã phải đồng ý không li dị, nhưng vợ chồng họ sống trong cảnh “thân ai nấy lo”. Nhiều đêm anh Minh đi không về, chị vợ chỉ biết tự trách mình quá tham công tiếc việc mới ra nông nỗi này.
Nhà anh Hợi (Nghệ An) và hai cậu con trai cũng sống trong cảnh xa vợ, xa mẹ từ năm 2006. Khi anh chị thành thân, hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng lận đận mãi vẫn phải suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Mong muốn đổi đời, chị Tâm vợ anh xin chồng cho đi nước ngoài để sau này về nhà còn có chút vốn làm ăn.
Vợ đi, anh Hợi lầm lũi ở nhà với con, ngày mùa còn có việc mà làm. Hết mùa, anh ra vào thẫn thờ như người mất hồn. Chịu đựng được thời gian đầu nhưng sang năm thứ hai, ông chồng này thậm thụt qua lại với một chị hàng xóm chồng mất đã lâu.
Lấy cớ giúp “hàng xóm” xây hàng rào, lợp lại cái giàn, chặt cây tránh bão… anh Hợi có mặt thường xuyên trong ngôi nhà nhỏ ấy. Hàng xóm đồn đại nhiều, anh Hợi không những không ngại, còn ngang nhiên qua lại không còn nể sợ gì nữa.
Đến lúc mẹ vợ qua nhà nói bóng nói gió, anh vẫn bỏ ngoài tai và tiếp tục “giúp đỡ chị ta vì chồng mất, con dại”. Gia đình vợ gọi điện cho chị Tâm bảo về giải quyết chuyện chồng con, nhưng công việc làm ăn dang dở, chị lần lữa hết lần này lượt khác không về.
Đến khi chị Tâm từ Hàn Quốc về thì cũng là lúc chị kia bụng đã lùm lùm sau vạt áo. Đức ông chồng thì quyết không nhận “sản phẩm”, quả phụ thì đến kêu cửa, người vợ khóc lóc…câu chuyện đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Những người quanh xóm chỉ biết chép miệng: “Có phải kiếm được nhiều tiền là sướng đâu”.
Chồng ham vợ bé, con gái bỏ nhà theo trai
Cũng hoàn cảnh tương tự có vợ đi xuất khẩu lao động là anh Hà (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại bực dọc vì luôn nghe lời dèm pha của xóm làng. Chị vợ bơ vơ đất khách quê người kiếm tiền lại không được lời động viên, mà thường xuyên nhận những lời thóa mạ, nghi kị của chồng nên đâm ra chán nản. Có khi nhiều tháng trời chị không thèm gọi về nhà lần nào.
Em Hồng Trung (Nghi Lộc, Nghệ An) có bố đi xuất khẩu lao động tám năm chưa về một lần. Em vừa đi học vừa phụ mẹ làm việc nhà.
Anh Hà thấy thế lại càng đinh ninh vợ mình có bồ và đâm ra chán nản, cáu bẳn với tất cả mọi người. Có lần say xỉn anh còn đánh cả con cái trong nhà một cách vô cớ.
Để “trả đòn”, anh Hà cùng với một số ông chồng cùng cảnh vợ đi xuất khẩu lao động thường xuyên rủ nhau đi “giải quyết nhu cầu”. Ban đầu chỉ là tình qua đêm, vài tháng sau anh “chấm” được một cô sinh viên cao đẳng.
Hai người ăn ở với nhau như vợ chồng. Tiền vợ gửi về cho con học hành, anh đem "nướng" hết vào cờ bạc và bao gái “cho bõ tức”. Cha thờ ơ, mẹ ở xa, hậu quả là những đứa con anh Hà cũng dần đổi tính đổi nết.
Cô chị đầu bước vào tuổi dậy thì, đang lúc cần bàn tay mẹ quan tâm thì không có ai bên cạnh để chỉ đường vẽ lối cho em. Cô bé quen một anh chàng qua mạng rồi lấy trộm tiền của bà ngoại bỏ lên thành phố đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Những câu chuyện từ thực tế cho thấy, khi tổ ấm thiếu vắng người đàn bà thì thật khó khăn cho người đàn ông, vừa phải lo toan gia đình vừa chăm sóc con cái. Điều mà nhiều người đàn ông cần nhất có lẽ là mái ấm có bàn tay người vợ, chứ chưa hẳn là thật nhiều tiền.
Về vấn đề này chị Lê Báo (Hội phụ nữ xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết: “Cũng khó mà trách được những người chồng, vợ đi biền biệt mấy năm trời, họ cũng khó để không xảy ra chuyện “ăn chả, ăn nem”.
Chị Nguyễn Thị Lan, một phụ nữ từng đi xuất khẩu lại có cái nhìn thoáng hơn: “Nếu chồng tôi nói sẽ một mực chung thủy với vợ tôi cũng rất khó tin! Chị em đi làm hàng năm trời cũng phải chấp nhận đôi khi chồng có lúc “ngoài vùng phủ sóng”, nhưng chỉ mong chồng mình đi "giải quyết nhu cầu" chứ vẫn là người chồng, người cha của gia đình”.
Theo Afamily
“Ông ăn chả…”
Vợ anh Minh (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) sang Hàn Quốc làm ăn đã gần 5 năm nay, để lại cho chồng 5 sào ruộng và 3 đứa con gái. Lúc đầu anh định đi nhưng vợ cản lại, vì anh Minh sức khỏe không được tốt. Anh ở nhà làm ruộng và sống trong cảnh “gà trống nuôi con” chờ vợ về.
Năm đầu vợ gửi tiền về để trang trải số nợ mà vợ chồng anh mượn để vợ đi xuất khẩu lao động. Sau đó, chị tiếp tục kiếm thêm tiền cho chồng xây nhà, mua xe, chữa bệnh… Bệnh đỡ, nhà cửa ổn định ai cũng nghĩ nhà anh tốt phúc vì chờ hết hạn 3 năm thì vợ chồng đoàn tụ.
Nhưng đến năm thứ 3, vợ anh điện về cho biết công việc làm ăn đang thuận lợi nên muốn cố làm thêm năm nữa về lấy thêm vốn sau này cho con cái đi học.
Bỏ lại gia đình, những người phụ nữ này bắt đầu cuộc mưu sinh gian khó nơi đất khách quê người
Cứ lần lữa mãi không thấy vợ về, anh Minh bắt đầu sốt ruột. Sống trong cảnh xa vợ lâu ngày, lại được bạn bè rủ rê nên anh cũng nhiều lần đi “giải quyết sự cô đơn”.
Đến khi cô vợ về thì ngày đoàn tụ là ngày anh chìa lá đơn li hôn ra trước sự ngỡ ngàng của chị, toàn bộ nhà cửa, xe cộ đều đứng tên anh. Mặc cho vợ khóc lóc, con cái van nài đức ông chồng này vẫn bỏ ngoài tai.
Khi cả 2 bên gia đình tìm đủ cách khuyên can, anh Minh đã phải đồng ý không li dị, nhưng vợ chồng họ sống trong cảnh “thân ai nấy lo”. Nhiều đêm anh Minh đi không về, chị vợ chỉ biết tự trách mình quá tham công tiếc việc mới ra nông nỗi này.
Nhà anh Hợi (Nghệ An) và hai cậu con trai cũng sống trong cảnh xa vợ, xa mẹ từ năm 2006. Khi anh chị thành thân, hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng lận đận mãi vẫn phải suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Mong muốn đổi đời, chị Tâm vợ anh xin chồng cho đi nước ngoài để sau này về nhà còn có chút vốn làm ăn.
Vợ đi, anh Hợi lầm lũi ở nhà với con, ngày mùa còn có việc mà làm. Hết mùa, anh ra vào thẫn thờ như người mất hồn. Chịu đựng được thời gian đầu nhưng sang năm thứ hai, ông chồng này thậm thụt qua lại với một chị hàng xóm chồng mất đã lâu.
Lấy cớ giúp “hàng xóm” xây hàng rào, lợp lại cái giàn, chặt cây tránh bão… anh Hợi có mặt thường xuyên trong ngôi nhà nhỏ ấy. Hàng xóm đồn đại nhiều, anh Hợi không những không ngại, còn ngang nhiên qua lại không còn nể sợ gì nữa.
Đến lúc mẹ vợ qua nhà nói bóng nói gió, anh vẫn bỏ ngoài tai và tiếp tục “giúp đỡ chị ta vì chồng mất, con dại”. Gia đình vợ gọi điện cho chị Tâm bảo về giải quyết chuyện chồng con, nhưng công việc làm ăn dang dở, chị lần lữa hết lần này lượt khác không về.
Đến khi chị Tâm từ Hàn Quốc về thì cũng là lúc chị kia bụng đã lùm lùm sau vạt áo. Đức ông chồng thì quyết không nhận “sản phẩm”, quả phụ thì đến kêu cửa, người vợ khóc lóc…câu chuyện đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Những người quanh xóm chỉ biết chép miệng: “Có phải kiếm được nhiều tiền là sướng đâu”.
Chồng ham vợ bé, con gái bỏ nhà theo trai
Cũng hoàn cảnh tương tự có vợ đi xuất khẩu lao động là anh Hà (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại bực dọc vì luôn nghe lời dèm pha của xóm làng. Chị vợ bơ vơ đất khách quê người kiếm tiền lại không được lời động viên, mà thường xuyên nhận những lời thóa mạ, nghi kị của chồng nên đâm ra chán nản. Có khi nhiều tháng trời chị không thèm gọi về nhà lần nào.
Em Hồng Trung (Nghi Lộc, Nghệ An) có bố đi xuất khẩu lao động tám năm chưa về một lần. Em vừa đi học vừa phụ mẹ làm việc nhà.
Anh Hà thấy thế lại càng đinh ninh vợ mình có bồ và đâm ra chán nản, cáu bẳn với tất cả mọi người. Có lần say xỉn anh còn đánh cả con cái trong nhà một cách vô cớ.
Để “trả đòn”, anh Hà cùng với một số ông chồng cùng cảnh vợ đi xuất khẩu lao động thường xuyên rủ nhau đi “giải quyết nhu cầu”. Ban đầu chỉ là tình qua đêm, vài tháng sau anh “chấm” được một cô sinh viên cao đẳng.
Hai người ăn ở với nhau như vợ chồng. Tiền vợ gửi về cho con học hành, anh đem "nướng" hết vào cờ bạc và bao gái “cho bõ tức”. Cha thờ ơ, mẹ ở xa, hậu quả là những đứa con anh Hà cũng dần đổi tính đổi nết.
Cô chị đầu bước vào tuổi dậy thì, đang lúc cần bàn tay mẹ quan tâm thì không có ai bên cạnh để chỉ đường vẽ lối cho em. Cô bé quen một anh chàng qua mạng rồi lấy trộm tiền của bà ngoại bỏ lên thành phố đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Những câu chuyện từ thực tế cho thấy, khi tổ ấm thiếu vắng người đàn bà thì thật khó khăn cho người đàn ông, vừa phải lo toan gia đình vừa chăm sóc con cái. Điều mà nhiều người đàn ông cần nhất có lẽ là mái ấm có bàn tay người vợ, chứ chưa hẳn là thật nhiều tiền.
Về vấn đề này chị Lê Báo (Hội phụ nữ xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết: “Cũng khó mà trách được những người chồng, vợ đi biền biệt mấy năm trời, họ cũng khó để không xảy ra chuyện “ăn chả, ăn nem”.
Chị Nguyễn Thị Lan, một phụ nữ từng đi xuất khẩu lại có cái nhìn thoáng hơn: “Nếu chồng tôi nói sẽ một mực chung thủy với vợ tôi cũng rất khó tin! Chị em đi làm hàng năm trời cũng phải chấp nhận đôi khi chồng có lúc “ngoài vùng phủ sóng”, nhưng chỉ mong chồng mình đi "giải quyết nhu cầu" chứ vẫn là người chồng, người cha của gia đình”.
Theo Afamily