[h=2]Bị truy tơi tả ở Vĩnh Trinh (Cần Thơ) và nhất là ngọn lửa định mệnh thiêu rụi 14 căn nhà khu “trung tâm đèn màu” năm 2007, những tưởng “xóm ghệ” nổi tiếng nhất miền Tây này sẽ đi vào dĩ vãng, nhưng...[/h]
Theo lời kể của những người từng sống ở ấp Vĩnh Quy, vụ hỏa hoạn là do M., một cô gái làm nghề “buôn hương”, trong một lần bất cẩn để điếu thuốc hút dở bén lửa phát cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, thiêu rụi 14 căn nhà. M. được đưa ra khỏi đám cháy lúc đang mê man (có người nói đang phê thuốc), sau đó bị đưa đi giáo dục bắt buộc 2 năm... Còn các hộ dân bị cháy nhà được di dời vào khu tái định cư mới xây dựng cách đó không xa. Theo lời một người từng là chủ chứa trong xóm, việc di dời này cũng đồng nghĩa dẹp luôn cái “nhưn” của “xóm đèn màu”, vì một chốt công an nhanh chóng được lập lên tại khu vực bị cháy. Lực lượng công quyền mạnh tay hơn, một loạt tú ông, tú bà xộ khám…
Cà phê “tam giác vàng”
Cái “nhưn” không còn, nhưng không có nghĩa “xóm đèn màu” bị diệt tiệt. Khoảng năm 2007 - 2009, những cuộc “di cư” âm thầm diễn ra. Để rồi đến một ngày người ta giật mình nhìn lại thì một “xóm đèn màu” khác đã hình thành cách nơi cũ chỉ vài cây số, ngay tại vùng đất có biệt danh “tam giác vàng”. Gọi “tam giác vàng” vì đây là khu vực hình tam giác có cạnh đứng là một đoạn của QL80, giáp ranh ấp Vĩnh Thành (xã Vĩnh Trinh) tại cầu số 6. Địa hình thì có vẻ lọt thỏm vào H.Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ), nhưng lại do một ấp của xã Phú Thuận (H.Thoại Sơn, An Giang), cách đó một con sông, quản lý. Sự dị biệt này vô tình đã tạo thuận lợi cho “xóm đèn màu” mọc lên, bởi lực lượng công quyền TP.Cần Thơ ở gần đó không thể bước chân qua địa bàn của An Giang “đánh” động chứa như trước đây, trong khi xã Phú Thuận lại cách trở một con sông…
Xóm mới, mô hình “làm ăn” cũng mới. Việc tổ chức hành sự ngay tại chỗ chứa như ở Vĩnh Trinh ngày nào dễ gặp rủi ro, nên các chủ quán ở “tam giác vàng” đổi chiến thuật, săn “em út”, phần lớn là các cô gái còn rất trẻ, ở những vùng quê nghèo khó tới đây với danh nghĩa bán cà phê. Khi có khách, họ dẫn đến các nhà trọ gần đó hành sự. Nhiều ngày điều tra ở đây, chúng tôi ghi nhận được 3 nhà trọ là P.T, B.D và B.H lúc nào cũng nườm nượp gái giang hồ và khách làng chơi. “Làm ăn được”, người ta thấy có những người từ bên này Cần Thơ chuyển khẩu đến “tam giác vàng” để mở quán đèn màu. Đến thời điểm này, khu vực “tam giác vàng” đã gần như thay thế Vĩnh Quy đình đám một thời, trở thành khu đèn màu nổi tiếng ở miền Tây.
Sống như đời “nô lệ”
Cách thức các tú ông, tú bà số trói buộc gái “buôn hương” cũng tinh vi, quỷ quyệt hơn trước. Thậm chí, nhiều cô bị đối xử tàn độc không khác nô lệ của những chủ quán ở đây.
Ở “tam giác vàng”, ai cũng biết chị em ông Bé N. từ Vĩnh Quy chuyển qua. N. săn được các cô gái thuộc hàng trẻ đẹp nhất các quán ở đây, trong đó có 3 cô quê ở Long Bình (H.An Phú, An Giang) là cần câu tiền của y. “Hàng” của y có nhiều loại giá, từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi lần đi khách. Trong đó, có một cô giá 500.000 đồng vì mới “khui hàng”. Một cô gái ở đây nói, cô bé bị người nhà gá cho N., hắn dẫn đi bán trinh cho một đại gia với giá 20 triệu, xong lại mang về “tam giác vàng” tiếp tục “khai thác” với giá cao. Quy tắc của N., cũng như nhiều tú ông, tú bà ở đây là “trói” các cô gái bằng việc cho gia đình các cô mượn một số tiền, rồi buộc các cô làm trả nợ, vừa được tiếng “ân nhân” vừa không sợ gái trốn. Như L. quê ở H.Hòn Đất (Kiên Giang), N. cho mẹ L. vay 100 triệu để xây nhà. Từ đó, L. phải tiếp khách ngày đêm rồi đưa hết tiền cho N. trừ nợ. Mỗi ngày em phải tiếp hàng chục lượt khách, nhưng số nợ thì bản thân em và gia đình không biết đã trừ được bao nhiêu, chỉ biết Bé N. nói “chưa đủ”, vậy là lại tiếp tục phải đi khách.
Cùng hoàn cảnh L., gia đình cô gái tên N. (quê H.An Phú, An Giang) cũng xem Bé N. là “người tốt”, là “ân nhân” với số tiền y đưa trước, mà không biết rằng con của họ phải ngày đêm đi khách để mang tiền về cho y. N. cũng như những cô gái khác ở đây rất sợ Bé N. vì y rất hung bạo. N. kể, có lần một cô gái chiều khách nên về trễ một tí, y đã đánh cô thừa sống thiếu chết. Cô này sau đó bỏ trốn, nhưng gia đình cô thì không thể trốn đi đâu được với khoản nợ treo lơ lửng.
Không phải gặp một chủ chứa hung bạo và quỷ quyệt như Bé N., nhưng số phận của L., cô gái duy nhất tại quán cà phê của một tú bà tật nguyền, không vì thế mà ít hẩm hiu hơn. Không vay được tiền của chủ quán, mẹ của em lại bắt mối với một người cho vay bạc góp ở khu “tam giác vàng”. Mỗi tháng mẹ L. ở TP.Long Xuyên đều đặn tới gặp chủ nợ để lấy tiền, còn L. mỗi ngày phải đi khách ít nhất 6 lần mới đủ đóng tiền góp. L. tâm sự làm “nghề” này phải son phấn để “bắt mắt” khách, nhưng nhiều khi em không dám mua một thỏi son, một hộp phấn vì sợ không đủ tiền góp. Có lần em bị bệnh phụ nữ kéo dài 3 tháng, nhưng không dám nghỉ một ngày vì sợ nợ chồng nợ sẽ không sao trả được.
Thảm nhất là những cô gái “ăn lương” của chủ chứa. Mỗi tháng, các cô được trả 5-7 triệu tiền “lương”. Nhưng ngược lại các cô phải tiếp khách suốt ngày đêm cho chủ, thậm chí những ngày kinh nguyệt cũng phải liên tục tiếp khách...
Nhóm PV CTXH
Mỗi ngày L. (quê Long Xuyên) phải đi khách ít nhất 6 lần mới đủ tiền góp trả nợ cho gia đình |
Cà phê “tam giác vàng”
Cái “nhưn” không còn, nhưng không có nghĩa “xóm đèn màu” bị diệt tiệt. Khoảng năm 2007 - 2009, những cuộc “di cư” âm thầm diễn ra. Để rồi đến một ngày người ta giật mình nhìn lại thì một “xóm đèn màu” khác đã hình thành cách nơi cũ chỉ vài cây số, ngay tại vùng đất có biệt danh “tam giác vàng”. Gọi “tam giác vàng” vì đây là khu vực hình tam giác có cạnh đứng là một đoạn của QL80, giáp ranh ấp Vĩnh Thành (xã Vĩnh Trinh) tại cầu số 6. Địa hình thì có vẻ lọt thỏm vào H.Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ), nhưng lại do một ấp của xã Phú Thuận (H.Thoại Sơn, An Giang), cách đó một con sông, quản lý. Sự dị biệt này vô tình đã tạo thuận lợi cho “xóm đèn màu” mọc lên, bởi lực lượng công quyền TP.Cần Thơ ở gần đó không thể bước chân qua địa bàn của An Giang “đánh” động chứa như trước đây, trong khi xã Phú Thuận lại cách trở một con sông…
Xóm mới, mô hình “làm ăn” cũng mới. Việc tổ chức hành sự ngay tại chỗ chứa như ở Vĩnh Trinh ngày nào dễ gặp rủi ro, nên các chủ quán ở “tam giác vàng” đổi chiến thuật, săn “em út”, phần lớn là các cô gái còn rất trẻ, ở những vùng quê nghèo khó tới đây với danh nghĩa bán cà phê. Khi có khách, họ dẫn đến các nhà trọ gần đó hành sự. Nhiều ngày điều tra ở đây, chúng tôi ghi nhận được 3 nhà trọ là P.T, B.D và B.H lúc nào cũng nườm nượp gái giang hồ và khách làng chơi. “Làm ăn được”, người ta thấy có những người từ bên này Cần Thơ chuyển khẩu đến “tam giác vàng” để mở quán đèn màu. Đến thời điểm này, khu vực “tam giác vàng” đã gần như thay thế Vĩnh Quy đình đám một thời, trở thành khu đèn màu nổi tiếng ở miền Tây.
Sống như đời “nô lệ”
|
Ở “tam giác vàng”, ai cũng biết chị em ông Bé N. từ Vĩnh Quy chuyển qua. N. săn được các cô gái thuộc hàng trẻ đẹp nhất các quán ở đây, trong đó có 3 cô quê ở Long Bình (H.An Phú, An Giang) là cần câu tiền của y. “Hàng” của y có nhiều loại giá, từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi lần đi khách. Trong đó, có một cô giá 500.000 đồng vì mới “khui hàng”. Một cô gái ở đây nói, cô bé bị người nhà gá cho N., hắn dẫn đi bán trinh cho một đại gia với giá 20 triệu, xong lại mang về “tam giác vàng” tiếp tục “khai thác” với giá cao. Quy tắc của N., cũng như nhiều tú ông, tú bà ở đây là “trói” các cô gái bằng việc cho gia đình các cô mượn một số tiền, rồi buộc các cô làm trả nợ, vừa được tiếng “ân nhân” vừa không sợ gái trốn. Như L. quê ở H.Hòn Đất (Kiên Giang), N. cho mẹ L. vay 100 triệu để xây nhà. Từ đó, L. phải tiếp khách ngày đêm rồi đưa hết tiền cho N. trừ nợ. Mỗi ngày em phải tiếp hàng chục lượt khách, nhưng số nợ thì bản thân em và gia đình không biết đã trừ được bao nhiêu, chỉ biết Bé N. nói “chưa đủ”, vậy là lại tiếp tục phải đi khách.
Cùng hoàn cảnh L., gia đình cô gái tên N. (quê H.An Phú, An Giang) cũng xem Bé N. là “người tốt”, là “ân nhân” với số tiền y đưa trước, mà không biết rằng con của họ phải ngày đêm đi khách để mang tiền về cho y. N. cũng như những cô gái khác ở đây rất sợ Bé N. vì y rất hung bạo. N. kể, có lần một cô gái chiều khách nên về trễ một tí, y đã đánh cô thừa sống thiếu chết. Cô này sau đó bỏ trốn, nhưng gia đình cô thì không thể trốn đi đâu được với khoản nợ treo lơ lửng.
Không phải gặp một chủ chứa hung bạo và quỷ quyệt như Bé N., nhưng số phận của L., cô gái duy nhất tại quán cà phê của một tú bà tật nguyền, không vì thế mà ít hẩm hiu hơn. Không vay được tiền của chủ quán, mẹ của em lại bắt mối với một người cho vay bạc góp ở khu “tam giác vàng”. Mỗi tháng mẹ L. ở TP.Long Xuyên đều đặn tới gặp chủ nợ để lấy tiền, còn L. mỗi ngày phải đi khách ít nhất 6 lần mới đủ đóng tiền góp. L. tâm sự làm “nghề” này phải son phấn để “bắt mắt” khách, nhưng nhiều khi em không dám mua một thỏi son, một hộp phấn vì sợ không đủ tiền góp. Có lần em bị bệnh phụ nữ kéo dài 3 tháng, nhưng không dám nghỉ một ngày vì sợ nợ chồng nợ sẽ không sao trả được.
Thảm nhất là những cô gái “ăn lương” của chủ chứa. Mỗi tháng, các cô được trả 5-7 triệu tiền “lương”. Nhưng ngược lại các cô phải tiếp khách suốt ngày đêm cho chủ, thậm chí những ngày kinh nguyệt cũng phải liên tục tiếp khách...
Nhóm PV CTXH