T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 9:22 AM | 23/03/2011 )Bên trong khu dinh thự của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi ở thủ đô Tripoli, có rất nhiều người đang làm lá chắn sống bảo vệ ông.
Nhiều thường dân bám sát khu dinh thự Bab al-Azizia của ông Gaddafi – Ảnh: Reuters
Theo báo The Los Angeles Times, những người này luôn bám sát khu dinh thự Bab al-Azizia bất chấp bom rơi, lửa cháy. Họ dựng lều trại bên trong "pháo đài" của nhà lãnh đạo ở phía nam Tripoli ngay từ hôm 19.3, trong số đó có cả phụ nữ và trẻ em. Hôm 20.3, liên quân đã phá hủy một tòa nhà nằm ở trung tâm khu Bab al-Azizia và theo như cáo buộc của chính quyền Tripoli thì vị trí đánh bom chỉ cách nơi người dân tụ tập khoảng 400m. Bộ Quốc phòng Anh cũng thừa nhận không quân của họ buộc phải bỏ dở một cuộc không kích sau khi phát hiện dân thường Libya gần một mục tiêu mà họ định nhắm tới.
Báo The Los Angeles Times mô tả không ai trong số những người tập trung tại Bab al-Azizia tỏ ra hoảng sợ. Không ai nói đến chuyện dự trữ gạo hay nước uống. Không có những kế hoạch rời thành phố để về nhà người thân ở thôn quê. Một người tên Mohammad Hadi thậm chí dẫn theo đứa con gái 10 tuổi tham gia lập "lá chắn người" bảo vệ ông Gaddafi. "Đánh bom thì sao? Chúng tôi chưa bao giờ sợ hãi. Nếu sợ, những người này đã chẳng đến đây", Hadi nói. Bà Ghazal Muftah, 52 tuổi, thậm chí còn tỏ ra cứng cựa hơn: "Nếu họ muốn tấn công Gaddafi, họ phải tấn công chúng tôi".
Đến nay, phương Tây vẫn cáo buộc những người này tập trung tại Bab al-Azizia không phải do tự nguyện mà là theo sắp xếp của chính quyền.
Trái với những phát biểu mạnh miệng của những người bảo vệ ông Gaddafi nói trên, nỗi lo sợ chiến tranh đã xuất hiện trong dân chúng Libya. Theo tờ Telegraph, hôm 21.3 là ngày Nghỉ mùa xuân, một ngày lễ quan trọng trong năm dành cho trẻ em Libya. Theo phong tục, trẻ em được tặng quà và bánh ngọt. Như mọi năm, trường Meethaq ở Saraj, ngoại ô Tripoli chuẩn bị nhiều búp bê Barbie và các quà tặng khác cho học sinh. Tuy nhiên, một giáo viên tên Leila Mohammad cho biết chỉ 50 em đến trường trong khi bình thường có 200 học sinh đi học mỗi ngày. "Hầu hết trẻ em không thể đến trường hôm nay. Nhà của một số giáo viên và học sinh bị hư hại trong các vụ đánh bom. Không ai thiệt mạng nhưng một số em bị thương và những em khác không dám đến vì quá sợ", cô giáo Mohammad nói.
Truyền thông nhà nước Libya loan tin đến nay đã có 64 dân thường chết và 150 người bị thương trong các cuộc không kích của liên quân. Dù phương Tây bác bỏ thông tin này, nhưng trước nguy cơ thương vong và tổn thất cho dân thường đang ngày một lớn khi chiến dịch quân sự kéo dài, nhiều nước và tổ chức quốc tế như Đức, Nam Phi và Liên đoàn Ả Rập đã lên tiếng kêu gọi ngừng bắn, đồng thời yêu cầu liên quân tôn trọng tinh thần Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ về "bảo vệ thường dân". Trung Quốc hôm qua kêu gọi lập tức ngừng bắn tại Libya, cáo buộc các đợt không kích gây thương vong cho dân thường và cảnh báo nguy cơ "thảm họa nhân đạo" ở nước này nếu Mỹ và đồng minh tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự, theo AFP. Cùng ngày, CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên lên tiếng phản đối Mỹ đã tham gia chiến dịch không kích Libya. Sky News dẫn lời Tổng thống Bolivia Evo Morales thậm chí kêu gọi tước giải Nobel Hòa bình của Tổng thống Obama.
Trong khi đó, "nhân vật chính" là ông Gaddafi và các thành viên trong gia đình đã không xuất hiện trước công chúng từ ngày 19.3. Giới truyền thông loan tin lãnh đạo này đang ẩn nấp trong một boong-ke bí mật đâu đó bên ngoài thủ đô Tripoli.
Vẫn còn nhiều nhà báo mất tích
Đến nay vẫn còn nhiều nhà báo mất tích tại Libya. Theo AFP, 4 phóng viên của Đài truyền hình Al-Jazeera bị bắt giữ tại Zawiya từ 2 tuần qua vẫn chưa được quân đội Libya thả ra. Ngoài ra, còn có phóng viên ảnh người Pháp Stéphane Lehr, đang cộng tác cho Polaris Images, mất liên lạc từ trưa 20.3. Trong khi đó, 3 nhà báo khác của AFP và Getty Images là Dave Clark, Roberto Schmidt và Joe Raedle cũng bặt vô âm tín. AFP hôm qua dẫn lời tài xế Mohammed Hamed cho biết hôm 19.3, ông chở 3 phóng viên đến Ajdabiyan, một địa điểm giao tranh giữa quân nổi dậy và quân đội Libya. Khi gần đến nơi, xe của họ gặp đoàn chiến xa của quân chính phủ. Ông Hamed cho quay đầu xe bỏ chạy nhưng bị đuổi kịp và cả 3 phóng viên nói trên đều bị bắt giữ.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua cho hay đã nhờ chính quyền Libya cho hồi hương 4 công dân nước này đang giúp việc nhà cho gia đình nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. AFP dẫn lời quan chức Enrico Fos của Bộ Ngoại giao nước này cho hay hồi tuần trước, 4 phụ nữ trên đã gọi điện về nhà cầu cứu vì họ muốn rời Libya do chiến sự ngày càng ác liệt nhưng người chủ, là cháu trai ông Gaddafi, không đồng ý. Sau đó, phía Philippines mất liên lạc với họ. "Thông qua các kênh ngoại giao, chúng tôi đã nhờ chính quyền của ông Gaddafi giúp mau chóng thanh lý hợp đồng để 4 người này về nước", ông Fos nói. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Eduardo Malaya, 4 người này ban đầu làm việc tại Tripoli trước khi được chuyển đến Sirte, quê của ông Gaddafi.
Lan Chi
Trùng Quang
(theo thanhnien)
Nhiều thường dân bám sát khu dinh thự Bab al-Azizia của ông Gaddafi – Ảnh: Reuters
Theo báo The Los Angeles Times, những người này luôn bám sát khu dinh thự Bab al-Azizia bất chấp bom rơi, lửa cháy. Họ dựng lều trại bên trong "pháo đài" của nhà lãnh đạo ở phía nam Tripoli ngay từ hôm 19.3, trong số đó có cả phụ nữ và trẻ em. Hôm 20.3, liên quân đã phá hủy một tòa nhà nằm ở trung tâm khu Bab al-Azizia và theo như cáo buộc của chính quyền Tripoli thì vị trí đánh bom chỉ cách nơi người dân tụ tập khoảng 400m. Bộ Quốc phòng Anh cũng thừa nhận không quân của họ buộc phải bỏ dở một cuộc không kích sau khi phát hiện dân thường Libya gần một mục tiêu mà họ định nhắm tới.
Báo The Los Angeles Times mô tả không ai trong số những người tập trung tại Bab al-Azizia tỏ ra hoảng sợ. Không ai nói đến chuyện dự trữ gạo hay nước uống. Không có những kế hoạch rời thành phố để về nhà người thân ở thôn quê. Một người tên Mohammad Hadi thậm chí dẫn theo đứa con gái 10 tuổi tham gia lập "lá chắn người" bảo vệ ông Gaddafi. "Đánh bom thì sao? Chúng tôi chưa bao giờ sợ hãi. Nếu sợ, những người này đã chẳng đến đây", Hadi nói. Bà Ghazal Muftah, 52 tuổi, thậm chí còn tỏ ra cứng cựa hơn: "Nếu họ muốn tấn công Gaddafi, họ phải tấn công chúng tôi".
Đến nay, phương Tây vẫn cáo buộc những người này tập trung tại Bab al-Azizia không phải do tự nguyện mà là theo sắp xếp của chính quyền.
Trái với những phát biểu mạnh miệng của những người bảo vệ ông Gaddafi nói trên, nỗi lo sợ chiến tranh đã xuất hiện trong dân chúng Libya. Theo tờ Telegraph, hôm 21.3 là ngày Nghỉ mùa xuân, một ngày lễ quan trọng trong năm dành cho trẻ em Libya. Theo phong tục, trẻ em được tặng quà và bánh ngọt. Như mọi năm, trường Meethaq ở Saraj, ngoại ô Tripoli chuẩn bị nhiều búp bê Barbie và các quà tặng khác cho học sinh. Tuy nhiên, một giáo viên tên Leila Mohammad cho biết chỉ 50 em đến trường trong khi bình thường có 200 học sinh đi học mỗi ngày. "Hầu hết trẻ em không thể đến trường hôm nay. Nhà của một số giáo viên và học sinh bị hư hại trong các vụ đánh bom. Không ai thiệt mạng nhưng một số em bị thương và những em khác không dám đến vì quá sợ", cô giáo Mohammad nói.
Truyền thông nhà nước Libya loan tin đến nay đã có 64 dân thường chết và 150 người bị thương trong các cuộc không kích của liên quân. Dù phương Tây bác bỏ thông tin này, nhưng trước nguy cơ thương vong và tổn thất cho dân thường đang ngày một lớn khi chiến dịch quân sự kéo dài, nhiều nước và tổ chức quốc tế như Đức, Nam Phi và Liên đoàn Ả Rập đã lên tiếng kêu gọi ngừng bắn, đồng thời yêu cầu liên quân tôn trọng tinh thần Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ về "bảo vệ thường dân". Trung Quốc hôm qua kêu gọi lập tức ngừng bắn tại Libya, cáo buộc các đợt không kích gây thương vong cho dân thường và cảnh báo nguy cơ "thảm họa nhân đạo" ở nước này nếu Mỹ và đồng minh tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự, theo AFP. Cùng ngày, CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên lên tiếng phản đối Mỹ đã tham gia chiến dịch không kích Libya. Sky News dẫn lời Tổng thống Bolivia Evo Morales thậm chí kêu gọi tước giải Nobel Hòa bình của Tổng thống Obama.
Trong khi đó, "nhân vật chính" là ông Gaddafi và các thành viên trong gia đình đã không xuất hiện trước công chúng từ ngày 19.3. Giới truyền thông loan tin lãnh đạo này đang ẩn nấp trong một boong-ke bí mật đâu đó bên ngoài thủ đô Tripoli.
Vẫn còn nhiều nhà báo mất tích
Đến nay vẫn còn nhiều nhà báo mất tích tại Libya. Theo AFP, 4 phóng viên của Đài truyền hình Al-Jazeera bị bắt giữ tại Zawiya từ 2 tuần qua vẫn chưa được quân đội Libya thả ra. Ngoài ra, còn có phóng viên ảnh người Pháp Stéphane Lehr, đang cộng tác cho Polaris Images, mất liên lạc từ trưa 20.3. Trong khi đó, 3 nhà báo khác của AFP và Getty Images là Dave Clark, Roberto Schmidt và Joe Raedle cũng bặt vô âm tín. AFP hôm qua dẫn lời tài xế Mohammed Hamed cho biết hôm 19.3, ông chở 3 phóng viên đến Ajdabiyan, một địa điểm giao tranh giữa quân nổi dậy và quân đội Libya. Khi gần đến nơi, xe của họ gặp đoàn chiến xa của quân chính phủ. Ông Hamed cho quay đầu xe bỏ chạy nhưng bị đuổi kịp và cả 3 phóng viên nói trên đều bị bắt giữ.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua cho hay đã nhờ chính quyền Libya cho hồi hương 4 công dân nước này đang giúp việc nhà cho gia đình nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. AFP dẫn lời quan chức Enrico Fos của Bộ Ngoại giao nước này cho hay hồi tuần trước, 4 phụ nữ trên đã gọi điện về nhà cầu cứu vì họ muốn rời Libya do chiến sự ngày càng ác liệt nhưng người chủ, là cháu trai ông Gaddafi, không đồng ý. Sau đó, phía Philippines mất liên lạc với họ. "Thông qua các kênh ngoại giao, chúng tôi đã nhờ chính quyền của ông Gaddafi giúp mau chóng thanh lý hợp đồng để 4 người này về nước", ông Fos nói. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Eduardo Malaya, 4 người này ban đầu làm việc tại Tripoli trước khi được chuyển đến Sirte, quê của ông Gaddafi.
Lan Chi
Trùng Quang
(theo thanhnien)