‘EU có nhiều lợi ích ở Biển Đông’

T

T$

Guest
  • 17 tháng 3 2015
Chia sẻ
150311063142_1_640x360_na_nocredit.jpg
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 quan chức và diễn giả từ các nước trên thế giới EU ngày càng có nhiều lợi ích ở Biển Đông và có thể đóng vai trò vai trò trung gian cho một thỏa thuận chung cho các quốc gia có tranh chấp, theo một chuyên gia nước ngoài.
Trả lời báo giới sau Hội thảo quốc tế Biển Đông tại Bỉ mới đây, Giáo sư luật Erik Franck, thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA) nói việc tổ chức Hội thảo này tại một đất nước thứ 3, như tại Bỉ, là điều hết sức quan trọng vì có thể tiến tới điều ông gọi là "những thảo luận thẳng thắn hơn".
"Mục đích là để làm rõ Luật quốc tế và các đường viền của các quốc gia có tranh chấp. Xác định được những hạn chế mà luật pháp ép buộc các bên liên quan phải chấp nhận tại tất cả các bên đều tham gia Công ước năm 1982, nghĩa là tất cả các bên đều chấp nhận khuôn khổ luật pháp này, vì thế việc làm rõ khuôn khổ luật pháp này theo tôi là rất quan trọng.
Trước câu hỏi về vai trò và lợi ích của EU trong tranh chấp tại Biển Đông, Giáo sư Franck nói:
"EU ngày càng có nhiều lợi ích tại khu vực. Cụ thể như có rất nhiều hàng hóa được vận chuyển qua khu vực này và hoàn toàn có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế châu Âu trong tương lai.
Nếu luật pháp không tồn tại thì sẽ thực sự rất khó khăn cho Việt Nam khi nhìn dưới góc độ sức mạnh quốc gia. Khuôn khổ pháp luật chính là thứ giúp tự động hạn chế việc sử dụng sức ép của một nước lớnGiáo sư luật Erik Franck, Thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA)​

"Hơn nữa, EU có thể đóng vai trò là nước thứ 3 trong vấn đề khu vực do không có lợi ích trực tiếp. EU cũng như Bỉ có thể đóng vai trò người trung gian hòa bình, thúc đẩy một thỏa thuận chung giữa các quốc gia có tranh chấp tại khu vực. Đây là một thế mạnh của EU.’’
Giáo sư Frank cho rằng với vị thế một nước nhỏ trong cuộc tranh chấp không cân sức với Trung Quốc thì sự lựa chọn về luật pháp ở đây là vô cùng quan trọng.
"Lập trường của TQ là rất cứng rắn: TQ đòi hỏi quyền lợi tại các “Vùng đặc quyền kinh tế” (ZEE) trong khi các quốc gia ven bờ khác thì lại coi những quyền lợi đó không tồn tại.
"Khi có những quốc gia lưu thông tại khu vực này với các thuyền chiến (ví dụ như Mỹ), họ đánh giá rằng họ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia ven bờ.
"Có thêm một sự phân đôi giữa hai khái niệm giữa TQ và Mỹ. Ở đây có hai ý kiến trái chiều tuy nhiên thêm một lần nữa phần lớn các quốc gia ủng hộ việc các tàu chiến có một số quyền lưu thông trên biển và trong ZEE.
140909114154_china_construction_spratlys_640x360_bbc_nocredit.jpg
Trung Quốc mới đây khẳng định lập trường tự do xây đảo nhân tạo tại biển Đông. "Theo tôi, TQ đang dần trở thành một thế lực hải quân và khi chúng ta chuyển từ một thế lực quân bộ sang thế lực hải quân, chúng ta thay đổi cách suy nghĩ.
"Nếu luật pháp không tồn tại thì sẽ thực sự rất khó khăn cho Việt Nam khi nhìn dưới góc độ sức mạnh quốc gia. Khuôn khổ pháp luật chính là thứ giúp tự động hạn chế việc sử dụng sức ép của một nước lớn.’
Được biết nhân viên ngoại giao từ Đại sứ quán Philippines có tham gia hội thảo kể trên nhưng họ chỉ là những người nghe chứ không có diễn giả từ nước hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại khu vực này.
"Tất cả mọi người đều trông chờ quyết định của Tòa án về vấn đề này [vụ kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế], dự kiến đáp án sẽ có vào đầu năm sau," Giáo sư Franck cho biết.
Giáo sư này cũng cho hay trong 100 đại biểu tham dự hội thảo này thì đã có một số diễn giả được lựa chọn từ cả các nước nằm xa khu vực tranh chấp như Úc, Canada và Anh, tất cả đều là các chuyên gia về khu vực châu Á Thái Bình Dương và vấn đề Biển Đông.
Các chủ đề được mô tả là ‘’quan trọng và nóng’’ được thảo luận là điểm mạnh của Hội thảo lần này có cả vấn đề “đánh bắt cá quá mức” và các công trình xây dựng trên các mặt đá ngầm đang tàn phá tài nguyên đất cát và các rạn san hô.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top