Nổi danh là Sa Pa thứ hai của Tây Bắc, ít ai ngờ, trên đỉnh trời cao ngất Sìn Hồ này tồn tại một khu chợ nữ lao động của người dân tộc.
Phận nghèo đi bán sức
Thị trấn Sìn Hồ, cách trung tâm tỉnh Lai Châu 40 km đường núi. Ở đây tập trung đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số như người Mông, người Thái, người Dao…Nổi danh là Sa Pa thứ hai của Tây Bắc.
Tờ mờ sáng, từ các bản quanh Sìn Hồ, người ta đã dắt díu nhau ra khu ngã ba bưu điện Sìn Hồ để “họp chợ”.
Chợ lao động nữ họp giữa Thị trấn Sìn Hồ. Ảnh Quỳnh Anh.
Chân thấp chân cao, người đàn bà mảnh khảnh vừa xốc lại chiếc gùi bên trong lỉnh kỉnh cuốc, xẻng, vừa rảo bước đuổi theo đoàn người phía trước. Chị là Chẻo Mí Thim, có thâm niên làm thuê tại đây.
Vội đi cho kịp buổi chợ, nhưng chị đợi đến quá trưa mà chẳng có ai đến thuê làm. Chị Thim lặng ngồi chơ vơ giữa đám đông với những gương mặt xạm đen, phờ phạc đang ngong ngóng chờ việc.
Gương mặt hốc hác, mái tóc đã bạc sương, thật khó ngờ chị Chẻo Mí Thim mới ngoài ba mươi tuổi.
“Nhà mình à, ở bản Tả Phìn cơ. Mình đi bộ ra đây từ bốn giờ sáng đấy…” – chị rụt rè kể về mình, và nguồn cơn đưa chị đến với khu chợ lao động này. “Nhà nghèo nên mình mới phải ra đây làm thôi mà. Mình đi làm được ba năm rồi! Việc gì cũng làm, mỗi ngày cũng được 40- 70 nghìn”.
Tiếng chị nhỏ dần khi kể về người chồng nghiện ngập, chỉ biết hút xách và đánh vợ: “Mình không đi làm, ở nhà thể nào cũng bị đánh. Mang ít tiền về cũng bị đánh”.
Giọng chị chùng xuống, hai tay mân mê vạt áo đã sờn rách. Đôi bàn tay lam lũ đã chai sần, xước xát đầy những sẹo. Đôi bàn tay ấy đã kinh qua hàng trăm thứ việc nặng nhọc vốn chỉ dành cho nam giới như bốc vác xi măng, sắt thép, đào đất, xúc sỏi…
“Mà cả lúc tỉnh thì nó cũng không chịu ra đây làm đâu. Đàn ông Dao hay xấu hổ lắm!”. Vậy là, vì gia đình, vì mưu sinh, những người phụ nữ Dao như chị Thim đành ngậm ngùi nhận hết về mình những nỗi nhọc nhằn, xấu hổ.
Nhọc nhằn đời cửu vạn
Câu chuyện đang dở thì một chiếc xe tải cỡ lớn ì ì đi vào. Những gương mặt khắc khổ tươi tỉnh hẳn lên. Xe chở hàng về cũng có nghĩa họ sắp có việc. Y như rằng, vài phút sau đã có người đàn ông trờ xe tới:
- Cần năm người làm ở kia nhá!
Ông ta chỉ tay về phía xe tải. Đám đông lao xao một lúc, một người phụ nữ cao lớn kéo chị Thim lên trước. Tiếp đó, bốn người nữa lục tục tiến về chiếc xe. Thấy tôi thắc mắc vì sao người đàn ông kia không chọn mà tự các chị phân nhau đi làm, chị Thim cười buồn: “Nhà chúng mình khổ nhất, nên mọi người nhường cho đi làm trước!”.
Vừa nói, chị vừa chỉ cho tôi cô gái Phàn Thị Lan, người trẻ nhất trong những “nữ cửu vạn” ở đây. Mẹ Lan đang ốm nặng, nên mới 17 tuổi, em đã một thân ra đây làm để có tiền thuốc thang cho mẹ. Rồi chị Tẩn Thị Sua, nhà có ba con nhỏ, chồng mất sớm, lang bạt ra Sìn Hồ làm thuê làm mướn… Mỗi người mỗi phận đời, mà so ra, thật khó biết ai khổ hơn ai.
Phận nghèo đi bán sức
Thị trấn Sìn Hồ, cách trung tâm tỉnh Lai Châu 40 km đường núi. Ở đây tập trung đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số như người Mông, người Thái, người Dao…Nổi danh là Sa Pa thứ hai của Tây Bắc.
Tờ mờ sáng, từ các bản quanh Sìn Hồ, người ta đã dắt díu nhau ra khu ngã ba bưu điện Sìn Hồ để “họp chợ”.
Chợ lao động nữ họp giữa Thị trấn Sìn Hồ. Ảnh Quỳnh Anh.
Chân thấp chân cao, người đàn bà mảnh khảnh vừa xốc lại chiếc gùi bên trong lỉnh kỉnh cuốc, xẻng, vừa rảo bước đuổi theo đoàn người phía trước. Chị là Chẻo Mí Thim, có thâm niên làm thuê tại đây.
Vội đi cho kịp buổi chợ, nhưng chị đợi đến quá trưa mà chẳng có ai đến thuê làm. Chị Thim lặng ngồi chơ vơ giữa đám đông với những gương mặt xạm đen, phờ phạc đang ngong ngóng chờ việc.
Gương mặt hốc hác, mái tóc đã bạc sương, thật khó ngờ chị Chẻo Mí Thim mới ngoài ba mươi tuổi.
“Nhà mình à, ở bản Tả Phìn cơ. Mình đi bộ ra đây từ bốn giờ sáng đấy…” – chị rụt rè kể về mình, và nguồn cơn đưa chị đến với khu chợ lao động này. “Nhà nghèo nên mình mới phải ra đây làm thôi mà. Mình đi làm được ba năm rồi! Việc gì cũng làm, mỗi ngày cũng được 40- 70 nghìn”.
Tiếng chị nhỏ dần khi kể về người chồng nghiện ngập, chỉ biết hút xách và đánh vợ: “Mình không đi làm, ở nhà thể nào cũng bị đánh. Mang ít tiền về cũng bị đánh”.
Giọng chị chùng xuống, hai tay mân mê vạt áo đã sờn rách. Đôi bàn tay lam lũ đã chai sần, xước xát đầy những sẹo. Đôi bàn tay ấy đã kinh qua hàng trăm thứ việc nặng nhọc vốn chỉ dành cho nam giới như bốc vác xi măng, sắt thép, đào đất, xúc sỏi…
“Mà cả lúc tỉnh thì nó cũng không chịu ra đây làm đâu. Đàn ông Dao hay xấu hổ lắm!”. Vậy là, vì gia đình, vì mưu sinh, những người phụ nữ Dao như chị Thim đành ngậm ngùi nhận hết về mình những nỗi nhọc nhằn, xấu hổ.
Nhọc nhằn đời cửu vạn
Câu chuyện đang dở thì một chiếc xe tải cỡ lớn ì ì đi vào. Những gương mặt khắc khổ tươi tỉnh hẳn lên. Xe chở hàng về cũng có nghĩa họ sắp có việc. Y như rằng, vài phút sau đã có người đàn ông trờ xe tới:
- Cần năm người làm ở kia nhá!
Ông ta chỉ tay về phía xe tải. Đám đông lao xao một lúc, một người phụ nữ cao lớn kéo chị Thim lên trước. Tiếp đó, bốn người nữa lục tục tiến về chiếc xe. Thấy tôi thắc mắc vì sao người đàn ông kia không chọn mà tự các chị phân nhau đi làm, chị Thim cười buồn: “Nhà chúng mình khổ nhất, nên mọi người nhường cho đi làm trước!”.
Vừa nói, chị vừa chỉ cho tôi cô gái Phàn Thị Lan, người trẻ nhất trong những “nữ cửu vạn” ở đây. Mẹ Lan đang ốm nặng, nên mới 17 tuổi, em đã một thân ra đây làm để có tiền thuốc thang cho mẹ. Rồi chị Tẩn Thị Sua, nhà có ba con nhỏ, chồng mất sớm, lang bạt ra Sìn Hồ làm thuê làm mướn… Mỗi người mỗi phận đời, mà so ra, thật khó biết ai khổ hơn ai.
Vì miếng cơm manh áo, cho dù công việc có nặng nhọc đến mấy họ cũng gồng mình lên để khuân khuân vác vác. Ảnh Quỳnh Anh
Cùng đi làm, cùng ăn ở nên các chị biết rõ cảnh nhà nhau. Những người có hoàn cảnh éo le hơn thường được nhường nhịn, ưu tiên hơn chút ít.
Sức lao động của những người phụ nữ vùng cao này không thua kém gì nam giới. Chị Thim nhanh chóng nhảy lên xe, thoăn thoắt tháo dỡ, chuyển từng bao cho những người đứng dưới. Mỗi bao xi nặng ngót nửa tạ, nặng hơn cả người chị. Gồng mình dưới sức nặng ấy, chị Thim nghiến răng khuân khuân, vác vác. Người đàn bà đầu trần, đội duy nhất chiếc khăn mỏng dường như không đếm xỉa gì đến cái nắng oi bức, gay gắt lúc nửa buổi.
Để cuộc sống bớt đi phần nghèo khó
Làm thuê ở Sìn Hồ là hi vọng duy nhất để cuộc sống của chị Thim và hàng chục chị em khác bớt đi phần nghèo khó. Vậy mà cái nghèo vẫn đeo đuổi họ ngày này sang ngày khác, bám riết họ triền miên.
Trong lúc chờ việc, những người phụ nữ Dao này lại mang khăn mang áo ra để thêu. Ảnh Quỳnh Anh.
Bốc vác gần 10 tấn xi măng, năm người nhận được số tiền công 300 nghìn đồng. Số tiền chia đều cho mỗi người. Không kì kèo thêm bớt, họ lại quay về khu đất trống gần ngã ba bưu điện Sìn Hồ.
Gói ghém cẩn thận những đồng tiền vừa kiếm được, chị Thim tìm một chỗ ngồi tránh nắng rồi lôi từ trong gùi ra đùm cơm nắm với vỏn vẹn vài hạt muối – đó là “bữa trưa” của chị.
Thị trấn Sìn Hồ về trưa yên ả đến lạ lùng. Gió cũng lặng thinh, chỉ còn nghe líu ríu tiếng những phụ nữ Dao đang trò chuyện. Những câu chuyện không đầu, không cuối, nhưng đủ để họ hiểu thêm về nhau, cùng bao bọc nhau trên cao nguyên nắng nỏ này. Vừa nói chuyện, họ vừa đều tay lôi khăn, lôi áo ra thêu. Những người đàn bà Dao lạ thế, dù làm gì, ở đâu, họ vẫn gắn lấy những đường kim, mũi chỉ.
Chị Thim cũng luôn tay thêu một chiếc túi chéo quai. Chị bảo: “Là để cho con gái mình đi học. Nó mới lớp bốn, biết phụ mẹ làm nương rồi. Nó học giỏi lắm. Năm nào cũng được giấy khen, còn được cô giáo đến tận nhà cho phần thưởng”. Tôi nhận rõ trong đôi mắt hằn lên những vết chân chim của chị lấp lánh niềm hạnh phúc.
“Hai đứa lớn nhà mình nghỉ học đi làm nương lâu rồi. Còn đứa út, nhất định mình phải cho nó ra ngoài thị trấn học!”. Có lẽ đó là mơ ước duy nhất của người mẹ nghèo. Và để mơ ước ấy không chỉ là mơ ước, không biết chị sẽ phải gò lưng chở bao nhiêu tấn xi, vác bao nhiêu tấn thép, xúc bao nhiêu đống đất sỏi, và bám trụ bao nhiêu năm trời nữa ở khu chợ lao động Sìn Hồ này.
Theo VNN