Điều gì đã tạo ra sóng thần?

T

T$

Guest
Sóng thần là một loạt những đợt sóng lớn gây ra bởi sự chuyển động đột ngột trên thềm đại dương, có thể là kết quả của một trận động đất, một vụ đất lở ở dưới biển, một vụ núi lửa phun hay một thiên thạch lớn đụng vào trái đất, nhưng chuyện này rất hiếm.

Tuy nhiên, những trận động đất mạnh dưới đáy biển là nguyên nhân gây ra hầu hết các sóng thần. Các chuyên gia nghiên cứu địa chấn nói rằng, chỉ có các trận động đất với cường độ đo được hơn 7.0 độ trên địa chấn kế Ritchter thì mới có thể gây ra một sóng thần lớn.

Hầu hết các trận động đất gây ra các sóng thần – trong đó có trận động đất hôm thứ Sáu tuần trước ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nhật Bản – xảy ra trong những khu vực được gọi là những vùng hút chìm, nơi những lớp vỏ trái đất đè lên nhau. Hiện tượng “hút chìm” có nghĩa là một một lớp địa tằng trượt dưới một lớp khác và chìm sâu vào vỏ trái đất.

Sự cọ sát giữa hai lớp địa tằng di chuyển chậm của vỏ trái đất tạo ra một số lượng lớn năng lượng địa chấn được thoát ra dưới hình thức một trận động đất.

Khi một trận động đất mạnh dưới đáy biển xảy ra trong một khoảng cách tương đối ngắn dưới thềm đại dương, thì nó đẩy lên cao đột ngột một trong những lớp địa tằng lớn của vỏ trái đất.

Hiện tượng đó di chuyển đột ngột một khối lượng lớn nước biển và trở thành một sóng thần lan từ trung tâm trận động đất ra xa theo mọi chiều hướng, giống như những đợt sóng lăn tăn trên mặt ao, chỉ khác là với một tầm cỡ lớn hơn nhiều.

Sóng thần được tạo ra trên đại dương thì có vẻ chỉ là những đợt sóng nhỏ, nhưng chúng có thể gia tăng tầm cỡ nhanh chóng khi lan tới những vùng nước cạn, trước khi đập vào các khu định cư trên bờ biển. Những đợt sóng cao tới 9 mét đã được ghi nhận trong nhiều trường hợp, và người ta tin rằng những sóng thần cao tới 30 mét cũng đã từng xảy ra.

Sự tàn phá thường tệ hại trong những khu vực gần nhất với trận động đất dưới đáy biển bởi vì những đợt sóng di chuyển nhanh, thường hay đập vào đất liền quá mau. Sóng thần tỏa ra khắp phía từ trung tâm trận động đất dưới đáy biển nhanh gần bằng vận tốc một máy bay phản lực nhưng vì diện tích Thái Bình Dương quá rộng, nên các hệ thống báo động cần được đặt để báo cho những ai đang trên đường sóng thần đang tiến tới.

Tiếng Anh dùng từ “tsunami” để chỉ sóng thần, từ này được phiên âm từ tiếng Nhật, ghép lại từ hai từ “cảng” và “sóng.”
 
Back
Top