Đức sắp bỏ phiếu về chống IS ở Syria

T

T$

Guest



151204114357_tornado_germany_640x360_afp.jpg
Image copyright
AFP



Image caption

Phi cơ Tornado của Đức

Nghị viện Đức đã bỏ phiếu quyết định điều quân đội Đức hỗ trợ quân sự cho liên minh do Hoa Kỳ dẫn dắt trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Thành viên nghị viện thông qua kế hoạch gây nhiều bàn cãi về vai trò không tham chiến của Đức.
Chiến đấu cơ Tornado – phục vụ các chuyến bay do thám – một tàu khu trục hải quân và 1.200 lính sẽ được gửi tới khu vực.
Các bộ trưởng tin rằng, Đức nay cũng trở thành mục tiêu của IS.
“Hai năm trước, tôi không thể tưởng tượng được cái vực chúng ta đang tiến vào sâu tới mức nào,” Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen nói hồi đầu tuần này.
Đây là chiến dịch quân sự lớn nhất của Đức ở nước ngoài.
Buổi bỏ phiếu được tổ chức theo sau thỉnh cầu của Pháp, sau khi xảy ra loạt tấn công khủng bố ở Paris.
Hôm thứ Năm 3/12, lần đầu tiên chiến đấu cơ Anh đã không kích vào các mục tiêu của IS ở Syria sau khi Nghị viện Anh chuẩn thuận hoạt động quân sự.
Quyết định có hiệu lực trong vòng một năm và ước tính tốn khoảng 134 triệu Euro.
Quân đội Đức nói sẽ được điều động "bên trong và bên trên Syria nơi IS đang hoạt động, trên lãnh thổ các quốc gia mà chính quyền đã đồng ý [cho Đức], ở Đông Địa Trung Hải, vùng Vịnh, Hồng Hải và các vùng biển phụ cận".
Bên cạnh các phi cơ, chiến hạm hải quân Sachsen cũng giúp hỗ trợ tàu sân bay Charles de Gaulle ở vùng Đông Địa Trung Hải.
Đức sẽ nâng số quân ở Bắc Iraq từ 100 lên 150. Quân Đức cung cấp vũ khí và đạn dược, đồng thời huấn luyện lực lượng Kurdish Peshmerga chiến đấu chống IS.
[h=2]'Cuộc chiến dài'[/h]





Image copyright
Getty



Image caption

Chiến hạm Sachsen

Liên đoàn quân nhân Đức đã lên tiếng cảnh báo về việc tham gia xung đột mà không có mục đích rõ ràng.
Chủ tịch liên đoàn Andre Wuestner nói trên truyền hình Đức tuần rồi: "Tôi cho là cuộc chiến này, nếu xem xét một cách nghiêm túc, có thể kéo dài cả 10 năm".
Chủ tịch đảng Xanh Simone Peter thì bày tỏ quan ngại về khía cạnh pháp luật của chiến dịch không có nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Cho tới nay, chiến dịch lớn nhất ở ngoại quốc của Đức là tại Afghanistan, nhưng đã thu nhỏ rất nhiều, còn chưa đầy 1.000 quân.
Tuần trước, Đức đồng ý điều 650 quân tới Mali, để cùng 1.500 lính Pháp chiến đấu chống dân quân IS tại đó.
700 lính Đức hiện cũng đang tham gia lực lượng K-For do Nato chỉ đạo tại Kosovo.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top