Thành phố biển Nha Trang nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh, những bãi biển nên thơ trải dài và những món ăn hải sản đậm chất miền biển. Ở đâu đó giữa lòng Nha Trang, bạn có thể tìm thấy một nét gần gũi và giản dị qua những món ăn dân dã.
Và nếu đã một lần được thưởng thức qua món bánh căn của miền biển này, chắc có lẽ bạn sẽ không thể quên được cái hương vị quyến rũ của nó.
Bánh căn là một loại bánh khá là phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bánh căn ở bất cứ nơi nào ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần giống với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm lại hoàn toàn khác.
Nguyên liệu chính để làm nên món bánh căn là bột gạo được pha chế theo một công thức đặc biệt
Nguyên liệu chính để làm nên món bánh căn là bột gạo được pha chế theo một công thức đặc biệt. Gạo được đem ngâm nước cho mềm, rồi mới xay thành dạng bột lỏng. Bí quyết để có những chiếc bánh ngon, giòn, nở là khi pha bột làm bánh, người ta cho thêm một ít bột cơm nguội đã phơi khô qua nhiều nắng. Nếu như bánh khọt, người ta dùng loại bột gạo “chiên” (vì có dùng dầu mỡ) thì ở bánh căn là loại bột gạo “nướng”.
Trước tiên, người ra sẽ đặt khuôn bánh lên những bếp than và đợi cho nó thật nóng
Bánh căn có hình dáng gần giống với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm lại hoàn toàn khác
Làm bánh căn, người ta cần phải dùng đến khuôn đúc đặc biệt, là loại khuôn được làm từ đất nung và có 10 lỗ tròn đều trên bề mặt khuôn. Và đặc biệt là làm bánh căn, nhất định phải làm trên bếp than hồng thì bánh mới có được vị ngon đặc trưng của riêng nó.
Đợi cho dầu đã nóng thì mới bắt đầu cho từng muỗng bột vào. Cuối cùng là đến nhân bánh có thể là trứng, thịt, hải sản,…
Trước tiên, người ra sẽ đặt khuôn bánh lên những bếp than và đợi cho nó thật nóng. Tiếp theo sau đó, người đổ bánh sẽ dùng một cây que đầu có quấn bông nhúng vào dầu hay mỡ heo để thoa đều lên mặt khuôn, đợi cho dầu đã nóng thì mới bắt đầu cho từng muỗng bột vào và cuối cùng là đến nhân bánh. Với cách làm này thì khi bánh chín, chúng ta có thể lấy bánh ra được dễ dàng hơn vì bánh sẽ không bị dính vào khuôn. Tùy vào thói quen ăn uống của từng vùng miền, cũng như của từng người ăn mà nhân bánh có thể là trứng, là thịt, hay là hải sản,…
Với du khách, việc ngồi chờ đợi những chiếc bánh căn “ra lò” lại vô cùng thích thú. Bởi trong thời gian đó, bạn có thể tha hồ ngồi ngắm nhìn từng thao tác “điêu luyện” của người làm bánh. Nhìn những khuôn bánh tròn đều cứ chốc lát lại cho “ra lò” những chiếc bánh ngon lành và thơm phức lại cảm thấy yêu thêm cái nét giản dị trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Vì bánh căn khá nhỏ nên thường được tính theo cặp chứ không tính theo cái
Vì bánh căn khá nhỏ nên thường được tính theo cặp chứ không tính theo cái. Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt… hoặc nước cá kho (thường là cá nục). Khi ăn, bạn sẽ nhúng nguyên cái bánh vào chén nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Ngoài ra, khi ăn, bánh căn còn được ăn kèm với khế chua, xoài… để đỡ đi cảm giác ngấy.
Bánh căn phải ăn nóng, ngay khi bánh vừa được lấy ra khỏi khuôn thì mới cảm nhận được hết cái sự ngon lành của nó. Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng… tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thích thú cho người ăn. Nhiều khi ăn xong cả một đĩa bánh đã no căng cả bụng nhưng vẫn cứ thèm được ăn nữa.
theo: amthuc365
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn