Hồi 71  -  Tam Quốc Chí  -  La Quán Trung

Huỳnh Trung lấy Ðối San
Triệu Vân lấy Hán Thủy

Khổng Minh chiều ý, sai Pháp Chánh theo Huỳnh Trung. 

Minh nói với Huyền Ðức : 

- Tôi nói khích y, có thế y mới thành công. Tuy vậy, Chúa công cũng phải đem binh tới tiếp ứng mới được. 

Lưu Phong và Mạnh Ðạt được sai đến đóng nơi hiểm yếu, rải rác để làm giặc nghi sợ . Ðồng thời, Khổng Minh sai người qua Hạ Biên trao kế cho Mã Siêu, sai Nghiêm Nhan qua Ba Tây, sai Trương Phi và Ngụy Diên đi lấy Hán Trung.
Trong khi đó, Trương Hấp và Hầu Thượng đến gặp Hạ Hầu Uyên nói : 

- Thiên Ðản San đã mất, Hàng Hạo và Hầu Ðức tử trận. Lại có tin Lưu Bị đem binh đến Hớn Trung, vậy phải tâu ngay với Ngụy Vương xin sớm phát binh chống cự. Uyên báo Tào Hồng, Hồng suốt đêm về ra mắt Tào Tháo. 

Tháo được tin bèn nghe lời Lưu Hoa, đích thân dẫn bốn mươi vạn binh, phân ra ba đạo kéo đi. Tiên phong là Hạ Hầu Ðôn. Tào Tháo lãnh trung quân, Tào Hưu đi hậu tập. 

Tháo cưởi ngựa bạch, mặc áo gấm, mang đai ngọc, với đủ nghi vệ tả phù hữu bật. 

Khi ra đến ải Ðông Quan, đi ngang qua khu rừng rậm, Tào Tháo hỏi : 

- Ðây là đâu ?

Tả hữu thưa  : 

- Ðây là rừng Lam Ðiền, trong đó có nàng Thái Ðạm, con gái cố tướng Thái Ung, chồng nàng Ðổng Kỳ (Tháo quen với Thái Ung, còn Thái Ðạm trước kia là tướng Vệ Ðạo Giới, Sau quân phương Bắc nổi lên giết chồng nàng và bắt nàng đem làm vợ, sinh được hai con. Khi ở Bắc nàng làm được 18 khúc kèn rợ Hồ, truyền đến Trung Nguyên. Tháo cảm thương, chuộc lại Vua phương Bắc là Tả Hiền sợ Tháo đành chịu. Tháo gả nàng cho Ðổng Kỳ). 

Nhớ lại chuyện xưa, Tháo truyền quan quân vào nhà ấy . Tới nơi, Ðổng Kỳ đi xa, chỉ mình Thái Ðạm ở nhà. Nghe tin Tháo đến, sửa soạn nghênh tiếp. Lúc đứng trước bức tranh bi vân, Tháo hỏi lai lịch, Thái Ðạm kể : Ðó là tấm bia của nàng Tào Nga con người lên đồng tên Tào Vu. Vu chết vì uống rượu. Thấy cha chết Nga bèn nhãy xuống sông chết theo. Năm ngày sau thây nổi lên được vớt và chôn ở mé sông, sau được phong tặng hiếu nữ, được dựng bia ghi khắc bài miếu rất hay . Cha thiếp là Thái Ung đến xem có phê vào sau tấm bia 8 chữ . Tháo bước lại gần đọc lớn : Huỳnh Quyến ấu phụ ngoại Tôn Phi Bạch ". 

Ðọc xong hỏi rằng : 

- Nàng hiễu 8 chữ ấy không ? 

Thái Ðạm đáp : 

- Dạ, không rõ .

Tào Tháo hỏi chư tướng : 

- Ai hiểu được ?
Dương Tu đáp : 

- Tôi hiểu .

Tào Tháo nhìn Dương Tu : 

- Khoan , đừng nói !

Sau đó từ giã nàng Thái Ðạm trở ra . Ði được 5 dặm, Tháo bảo Dương Tu : 

- Ngươi thử nói ta nghe .

Dương Tu đáp : 

- Ðó là ẩn ngử : Huỳnh Quyến là Nhan Sắc chi tư, một bên chữ Sắc, bên kia chữ Tư thành ra chữ Tuyệt. Ấu phụ là Thiếu Nữ , bên chữ Nữ, thêm chữ Thiếu thành ra chữ Diệu . Ngoại Tôn là nữ chi Tử : một bên chữ Nữ, thêm chữ Tử thành ra chữ Hảo . Phi Bạch là Thọ ngũ Tân, bên chữ Thọ, thêm chữ Tân thành chữ Từ . Tám chữ ráp thành : Tuyệt Diệu Hảo Từ .

Tháo cả kinh, thầm khen : 

- Thật hợp ý ta ! 

Ai nấy đều phục Dương Tu .


Binh ra khỏi ải Ðồng Quan nhắm Nam Trịnh mà tiến phát. 

Tào Hồng thuật hết việc của Trương Hấp. 

Tháo nói : 

- Ðó không phải tội Hấp. Việc thắng bại là lẽ thường .

Hồng thưa : 

- Lưu Bị sai Huỳnh Trung đánh Ðịnh Quân San. Hạ Hầu Uyên được lệnh đại vương đến cố thủ mà không chịu ra đánh . 

Tháo nói : 

- Nếu không ra đánh thì nhát quá ! Nói xong, truyền Hạ Hầu Uyên tấn binh. 

Lưu Hoa can : 

- Hạ Hầu Uyên tính nóng e trúng gian kế .

Tháo bèn viết thư trao Hầu Uyên.
Tiếp được thư, Uyên đọc :
" Xưa nay Dũng, Trí thường đi đôi thì mới lợi . Nếu ỷ mạnh, chỉ đánh được một người, lấy Trí đánh đuợc nhiều người . Làm tướng phải có kinh quyền. Nay ta đến Nam Trịnh là để xem tài của tướng quân. Chớ làm mất tài năng của mình ! " 


Xem xong Hầu Uyên mừng rỡ, nói với Trương Hấp : 

- Ngụy vương đóng tại Nam Trịnh cố trừ Lưu Bị, nếu ta cố thủ hoài sao lập được đại công. Chi bằng xuất trận đánh Huỳnh Trung xem sao . 

Hấp nói :
-  Huỳnh Trung tài trí có dư, lại có Pháp Chánh giúp. Thiệt khó mà đánh !

Hầu Uyên nói : 

- Cứ cố thủ , mặt mũi nào nhìn đại vương . Nói xong truyền lệnh : 

- Ai dám ra cự địch ? 

Hạ Hầu Thượng lớn tiếng : 

- Tôi dám ? 

Hạ Hầu Uyên nói : 

- Ðánh Huỳnh Trung thì nên thua, chớ nên thắng. Ta có kế...

Hầu Thượng vâng lệnh, kéo quân khỏi trại .
Huỳnh Trung và Pháp Chánh nghe binh Tháo từ núi kéo xuống khai chiến, Trung muốn đi, Pháp Chánh can : 

- Ta mới đến, chưa rõ binh tình, vậy phải chọn tướng ra dò binh lực của nó đã .

Huỳnh Trung hỏi : 

-  Ai dám ra trước ?

Trần Thức lớn tiếng :

- Có tôi !

Trung bèn khiến Thức ra sau Khẩu dàn trận. 

Vừa giao chiến vài hiệp, Hạ Hầu  Thượng giả chạy Thức rượt theo thì bị Hạ Hầu Uyên xua binh lướt tới, Thức cự không nổi bị Uyên bắt sống , quân lính đầu hàng rất nhiều .
Huỳnh Trung biết tin Trần Thức thua, sai Pháp Chánh đến hỏi, Chánh nói : 

- Hầu Uyên tánh nóng, nên dụ y mà đánh. Cứ cho quân đến sát bên thành trêu tức nó ra đánh, ắt không còn nghĩ ra kế gì .
Huỳnh Trung y kế Pháp Chánh. 

Hầu Uyên muốn ra đánh. 

Trương Hấp can : 

- Ấy là kế của giặc ! 

Hầu Uyên giận lắm, bèn khiến Hạ Hầu Thượng ra đánh. 

Huỳnh Trung xuất trận, đánh chưa được vài hiệp đã bắt sống được Hầu Thượng. 

Hầu Uyên hay tin, khiến người đến thương nghị đổi Trần Thức lấy Hầu Thượng. 

Huỳnh Trung ước hẹn ngày mai trao đổi tù tại trận. 

Hôm sau, Trung và Uyên kéo quân bố trận. Trung dắt Hầu Thượng, Uyên dắt Trần Thức. Hai người đều không cho mặc giáp cầm thương, cởi ngựa . Hồi trống vang lên, Thức và Thượng cứ nhắm ngay trận của mình mà chạy về .

Về được nửa đường thì Hạ Hầu Thượng trúng tên của Huỳnh Trung. Thấy thế Hầu Uyên giận lắm, vung thương đến đánh. Huỳnh Trung mừng rỡ ra cự địch. Hai bên đánh nhau không phân thắng bại . Thấy vậy, Trương Hấp lui quân trở
về . 

Hầu Uyên hỏi thì Hấp đáp : 

- Tôi nghe nói có cờ cửa quân Thục trên núi, sợ tướng quân mắc mưu địch . 

Nghe lời, Hầu Uyên cố thủ không ra nữa đánh phá cả ngày không thắng nổi, Huỳnh Trung cũng lui binh trở về .
Pháp Chánh nói : 

- Ðể tôi lên đỉnh núi ngang tầm với Ðịnh Quân San xem tình hình. Lão tướng nên đóng quân giữa núi . Hễ quân sĩ
địch mạnh mẽ tôi phất cờ trắng , hễ chúng mỏi mệt; tôi phất cờ đỏ . Lúc đó, lão tướng xuống núi mà áp. Thế là ta lấy khỏe đánh mệt vậœy .
Thấy Pháp Chánh dò xét binh tình, Hầu Uyên kéo quân vây núi Ðối San. Huỳnh Trung vẫn cố thủ giữa núi .

Hầu Uyên la mắng cả ngày, còn Pháp Chánh cứ phất cờ trắng lám hiệu . Xế chiếu, thấy quân sĩ địch mệt mỏi, bỏ thương, xuống ngựa, Pháp Chánh bèn phất cờ đỏ .
Thấy cờ hiệu, Huỳnh Trung kéo binh xuống. Hầu Uyên chưa kịp đề phòng thì Huỳnh Trung đã đến trước mặt, hét lớn, hươi đao chém Hầu Uyên thành hai đoạn.
Giết được Hạ Hầu Uyên, Huỳnh Trung bèn xua quân tiến mạnh , binh Tào chết như rạ .

Trương Hấp hay tin dẫn quân tiếp cứu, nhưng bị Huỳnh Trung giáng cho một trận, Hấp bỏ chạy về Ðịnh Quân San.
Một lát sau, thấy Thường Sơn Triệu Tử Long. Hấp thất kinh, tìm đường thối thân.
Ði được mấy dặm, bỗng có Ðỗ Tập kéo quân đến thưa : 

- Ðịnh Quân San đã bị Lưu Phong và Mạnh Ðạt chiếm rồi !

Hấp kinh hoàng dẫn Ðỗ Tập chạy về Hán Thủy rồi sai ngươi báo tin cho Tào Tháo .
Nghe tin Hầu Uyên chết . Tháo khóc rống mắng Huỳnh Trung rằng :
- Lão tặc, ta quyết không dung ngươi .

Sau đó, dẫn quân đến Ðịnh Quân San trả thù cho Hầu Uyên, sai Từ Quáng đi tiên phuông.
Ðến Hán Thủy, Hấp và Ðỗ Tập thưa : 

- Ðịnh Quân San đã mất. vậy nên dời lương thảo qua Bắc San lo việc tiến binh.
Huỳnh Trung đem đầu Hạ Hầu Uyên về dâng . Huyền Ðức mừng rỡ , mở tiệc ăn mừng. 

Bỗng nghe tin đại binh Tào Tháo đến báo thù cho Hầu Uyên và Trương Hấp đang dời lương qua Bắc San nơi
Hớn Thủœy .
Khổng Minh nói : 

- Tào Tháo đem quân tới đây, nhưng sợ thiếu lương thực không dám tới, nếu cho quân đốt hết lương thì chúng phải
tan rã hàng ngũ .
Huỳnh Trung xin lãnh mệnh.
Khổng Minh nói : 

- Tháo đâu phải như Hầu Uyên. Chớ nên khinh địch !.
Huyền Ðức nói : 

- Hầu Uyên tuy là Thống Soái, nhưng hữu dũng vô mưu, sao bằng Trương Hấp. Nếu chém được Hấp còn hơn nữa .
Huỳnh Trung thưa : 

- Tôi xin đi chém tên Hấp cho . 

Khổng Minh nói :
- Lão tướng phải hợp với Triệu Vân thống lãnh quân sĩ .
Triệu Vân và Huỳnh Trung lãnh quân ra đi liền.
Tríệu Vân hỏi : 

- Lão tướng hứa với chúa công đi cướp trại của Tào Tháo, mà binh Tháo ở Bắc San hơn 50 vạn. Vậy lão tướng liệu kế
sao ?

Huỳnh Trung nói :

- Ta đi trước thử coi . 

Triệu Vân giành đi trước nhưng Huỳnh Trung nói : 

- Ta là chánh tướng , ngươi là phó tướng, sao lại đi trước được . 

Triệu Vân nói : 

- Chúng ta cùng vì chúa mà ra sức, hà tất phải phân chánh phó ?

Huỳnh Trung nói :

-  Vậy bắt thăm . 

Triệu Vân chịu liền. Rốt cuộc, Huỳnh Trung đi trước. 

Triệu Vân bàn : 

-  Vậy phải cho đúng hẹn, nếu giờ ấy mà lão tướng không về thì tôi đến tiếp ứng . 

Huỳnh Trung đồng ý .

Triệu Vân về trại dặn Trương Dực : 

-  Mai lão tướng đi cướp trại Tháo đúng ngọ mà không về  ta phải đi tiếp ứng ngay . Ngươi ở nhà lo doanh trại . 

Huỳnh Trung cũng nói với Trương Trứ : 

- Mai ta đi đốt lương Tháo Qua canh tư , phó tướng phải rời khỏi trại đến chân núi Bắc San, trước hết phải lấy đầu
Trương Hấp, sau đốt lương .
Trương Trứ vâng lệnh. Huỳnh Trung kéo binh đi trước, Trương Trứ theo sau, qua sông Hán Thủy  đến Bắc San thì mặt trời đã ló, thấy lương chất như núi, quân canh giữ rất ít, Huỳnh Trung cả mừng, khiến quân lính chất rơm quanh đống lương, đánh đuổi quân canh rồi nổi lửa. Nhưng bỗng thấy Hấp đem binh tới, Trung chận đánh. Tháo được tin sai Từ Quáng đến tiếp cứu. Quáng vây Trung vào giữa, Trương Trứ vừa muốn thoát thân thì gặp quân của Văn Sánh. Trương Trứ lại bị quân Tháo vây phía hậu, cố đánh mà không thoát được.
Triệu Vân thấy đúng ngọ mà Huỳnh Trung không trở về dẫn quân đi, gần đến núi thì gặp tướng Mô Dũng Liệt cản lại. Triệu Vân bèn đâm Dũng Liệt một đao chết tốt. Binh Tào vỡ chạy ! Triệu Vân thừa thế rượt thẳng, gặp một tướng khác tên Tiêu Bình, bèn giáng cho một đao chết liền.
Giết tan binh Tào, Triệu Vân thẳng tới núi Bắc San, thấy Tù Quáng và Trương Hấp đang vây Huỳnh Trung, vội hươi thương như gió bão tới giữa vòng vây, ào ào như chỗ không người, khiến Từ Quáng và Trương Hấp thất kinh. Cứu Huỳnh Trung ra rồi, hai người vừa đánh vừa chạy. Triệu Vân tới đâu binh Tào chết tới đó. Tháo thấy vậy cả kinh
bèn hỏi quân sĩ :

- Ðó là tên nào ? 

Tất cả thưa lớn :

- Thường Sơn Triệu Tủ Long .

Tháo nói : 

- Ðương Dương Trường Bản, anh hùng thuở xưa, nay vẫn còn sao ?

Nói xong, truyền lệnh :

-  Hễ y tới đâu hãy đề phòng cho kỹ !
Thay Trương Trứ còn bị vây, Triệu Vân bèn hươi thương tiến chém. Quân Tào cả kinh, không dám ra cự .

Trương Trứ được cứu dễ dàng. Thấy Triệu Vân  Ðông xông Tây đột, cứu Huỳnh Trung và Trương Trứ quá dễ, Tào Tháo cả giận, bèn đích thân rượt theo nhưng Vân đã về tới trại rồi.
Triệu Vân đến trại, thì binh Tào cũng vừa theo kịp, Trương Dực ra tiếp, vừa thấy Tào rượt theo, liền đóng chặt cửa trại. Triệu Vân nói :
- Ðừng lo . Trước kia nơi Ðương Dương Trương Bản, chỉ một mình ta còn không ngán huống chi lúc này. Nói đoạn, cứ cầm thương mà đứng ngay trước cửa trại. Khi Trương Hấp và Từ Quáng đến, thấy Triệu Vân đứng đó, còn quân sĩ cờ xí trong trại vắng ngắt, bèn sinh nghi không dám vào. Phía sau, Tào Tháo thấy vậy cũng truyền quân rút lui.
Triệu Vân liền hươi thương chỉ lên, ba quân bèn nổi dậy, cung tên bắn ra như mưa. Binh Tào đạp nhau mà chạy. Huỳnh Trung, Trương Trứ, Triệu Vân rượt theo. Tào cắm đều chạy, không dám ngó lại, bỗng phía trước có quân của Lưu Phong, Mạnh Ðạt. Nhờ Trương Hấp và Từ Quáng cứu mà Tào thoát chết. Còn Phong và Ðạt tiến đến Bắc San nổi
lửa đốt binh lương của Tào Tháo. Thấy lương thảo bị cháy ngút trời , Tào và binh tướng kéo về Nam Trịnh.
Toàn thắng Triệu Vân, Huỳnh Trung đưa tin về cho Huyên Ðức. Ðức cả mừng, bèn cùng Khổng Minh kéo đến Hán Thủy. 

Ðức hỏi quân lính về mưu kế của Triệu Vân , quân lính kể hết đầu đuôi, Ðức khen Vân không hết lời. 

Hôm sau, được tin Từ kéo binh đến Tà Cốc, đánh Hán Thủy, Ðức bèn chuẩn bị đối phó. 

Tào khiến Từ Quáng đi trả thù , nhưng có người tên Tây Xuyên , tự xưng thuộc hết đường tình nguyện giúp Tào đi trả thù. Người đó là Vương Bình, Tào bèn sai đi cùng Từ Quáng để giúp đở .
Từ Quáng , Vương Bình đi tiên phong. 

Quáng sai quân sĩ phải qua sông mà đóng trại. 

Vương Bình can : 

- Trại đóng bên kia sông, đâu như muốn chạy thì sao ? 
Từ Quáng cười : 

- Xưa Hàn Tín bày trận, phía sau có sông, mà vẫn không chết !

Vương Bình nói : 

- Không phải thế :

- Xưa Hàn Tín biết giặc vô mưu nên mới dám khinh, nay ta có thể thắng Triệu Vân được không  ? 
Từ Quáng nói : 

- Ta cầm binh đã nữa đời mà còn sợ chúng sao ? 
Nói rồi đốc quân tiến tới.

Hết 71  -  Tam Quốc Chí  -  La Quán Trung
Xem Hồi 72