Hồi Thứ 29  -  Hán Sở Tranh Hùng  -  Mộng Bình Sơn dịch

Thành Ðại Châu, Trương Ðồng chết theo Hạ Duyệt 
Trận Bối Thủy , Hàn Tín phá tan Triệu quân

Thúc Tôn Thông nghe Hạng vương nói, liền tâu :

- Tôi tuy ở Hán, song thường ngày bị Hán vương chửi mắng măi, nhục không thể chiu nổi lâu nay vẫn muốn về Sở. Tôi đã bàn với Vương Lăng rồi. Xin Ðại vương cho tôi trở về báo với Vương Lăng biết và cả hai chúng tôi sẽ đến đây hàng phục.

Hạng vương hỏi :

- Quân, tướng trong thành Huỳnh Dương hiện còn bao nhiêu ?

Thúc Tôn Thông nói :

- Quân còn hơn hai mươi vạn, tương ước hơn bảy chục tên , lương thực đầy kho . Ðai vương rất khó lòng vây hảm. 

Hán vương chờ Hàn Tín dẹp xong Ngụy sẽ họp binh đánh Sở , xin Ðại vương khá đề phòng .

Hạng vương hỏi :

- Ngươi trở về Huỳnh Dương , đến bao giờ sẽ cùng Vương Lăng sang đầu hàng ?

Thúc Tôn Thông đáp :

- Lúc nào có cơ hội chúng tôi sẽ sang ngay.

Nói xong, Thúc Tôn Thông cáo từ trở về thành Huỳnh Dương đem việc mẹ Vương Lăng tự sát kể lại cho Hán vương nghe.

Vương Lăng nghe tin mẹ chết, ngã lăn xuống đất khóc ngất. Các tướng đỡ dậy hồi lâu mới tỉnh.

Vương Lăng nghiến răng nói :

- Ta thề với Sở không đội chung trời.

Thúc Tôn Thông đem những lời nói mình nói với Hạng vương trong lúc từ biệt kể lể cho Hán vương nghe .

Trương Lương, Trần Bình đều nói :

- Như thế chắc Hạng vương sẽ bỏ Huỳnh Dương về giữ Bành Thành. Có điều ông hứa cùng với Vương Lăng ra hàng, e rằng sanh chuyện khác chăng. Bây giờ nên bắt một người tù đem chém , bảo rằng : Thúc Tôn Thông tư thông với Sở , rủ cả Vương Lăng hàng Sở, chẳng ngờ mưu cơ bị lộ nên bị chém .

Hán vương khen phải , sai người làm theo kế hoạch củaTrương Lương.

Bên kia Hang vương nghe tôn, Thúc Tôn Thông bị chém , nói với các tướng :

- Thúc Tôn Thông bị chém, kế ta hỏng rồi Thành Huỳnh Dương, lại chưa lấy được, nếu ở đây mãi Hàn Tín đến đánh Bành Thành thì nguy  chi bằng về thủ Bành Thành là hơn.

Long Thư nói :

- Ðại vương muốn về xin rút quân từ từ, kẻo quân Hán hay được đem quân truy kích thì khốn .

Hạng vương khen phải. Ngay đêm đó truyền rút quân một nửa, vài ngày sau mới triệt thoái .

Quân thám thính dò biết vào tâu với Hán vương .

Hán vương sai Chu Bột đem một toán quân ra khỏi thành cách hai mươi dặm đóng đồn canh giữ .

Hạng vương về đến Bành Thành, Phạm Tăng hay tin ra đón tiếp.

Hạng vương thuật lại việc Thúc Tôn Thông phản Hán bị chết, Phạm Tăng vỗ tay xuống bàn nói :

- Ðại vương lầm rồi . Thúc Tôn Thông là mưu sĩ của Hán, theo phò Hán đã lâu, khi nào lại có ý hàng Sở . Ðó chẳng qua thấy Ðại vương vây Huỳnh Dương lâu ngày mà Hàn Tín chưa về nên lập kế gạt Ðại vương giải vây về Bành Thành Còn chuyện Thúc Tôn Thông bị chém tôi chắc là chuyện bịa.

Hạng vương như tĩnh ngộ , trợn mắt hét .

- Ðứa thất phu ấy lại dám dùng lời dối gạt ta sao ?  Thế thì ta phải kéo đại binh trở lại Huỳnh Dương mới được .

Phạm Tăng nói :

- Huỳnh Dương phải nhất chiến nhất thắng Ðại vươ ng trì hoãn lâu ngày, nay kéo binh trở lại e Hàn Tín về kịp , trong đánh ra ngoài đánh vô thì bất lợi. Xin cứ tạm nghi quân rồi sẽ liệu.

Hạng vương theo lời cho quan sĩ yên nghĩ .

Quả thật, giữa lúc đó Hàn Tín bắt được Ngụy Báo lại về Huỳnh Dương.

Hán vương mừng rỡ hỏi :

- Nguyên soái dẹp Ngụy xong rồi, giờ có nên động binh chăng ?

Hàn Tín tâu :

- Hạ Duyệt, Trương Ðồng ở Ðại Châu vẫn chưa quy quản. Tôi muốn trước tiên đánh lấy Ðại Châu, rồi thuận đường phá luôn Triệu, Yên, Tề để củng cố lực lượng ta.

Ðồng thời chặt vây cánh của địch , sau sẽ đánh Sở mới dễ thắng.

Hán vương nhận lời truyện dẫn Ngụy Báo và gia quyến vào xem mặt.

Khi thấy hai vợ Ngụy Báo là Bạc thị và Quản thị đều có nhan sắc . Hán vương thích lắm, lưu cả trong cung rồi hỏi Ngụy Báo :

- Nhà ngươi phản phúc nay đã bị bắt , ý nghĩ thế nào ?

Ngụy Báo đáp :

- Chết là hết.

Giữa lúc đó có tiếng khóc thét lên . Ðó là tiếng khóc của mẹ Ngụy Báo, một bà lão đã hơn tám mươi tuổi.

Bà lão nói :

- Ngụy Báo vì ngu dại mà phạm pháp tội đáng chết . Nhưng tôi sinh được chỉ có mình nó nối dòng Tây Ngụy .

Xin Ðại vương niệm tình tha cho chết để khỏi tuyệt tự . Ðó là ân đức của Ðại vương.

Hán vương thở dài than :

- Ðứa con trai lưng dài vai rộng như thế mà ý chí thua một bà già. Thôi cũng vị tình bà lão tha cho hắn khỏi chết .

Liền truyền lệnh cách hết chức tước của Ngụy Báo, sai người giải về Bình Dương cho cùng ở với Chu Thúc.

Rồi đó, xuống chiếu sai Hàn Tín độ binh sang Ðại Châu. Một mặt giữ Vương Lăng làm Ðại tướng giao cho Tiêu Hà trấn thủ Quan Trung, hầu hạ Thái tử cai trị nhân dân, lập ra tôn miếu, xã tắc. Mọi việc đều tùy nghi định liệu .

Tiêu Hà vâng lệnh, sớm hôm gắng sức làm việc nào việc tra xét số bộ, nào việc vận tải lương thực, đâu đó hẳn hòi.

Quân mã Hàn Tín xuất phát, kẻo thẳng đến Ðại Châu hạ trại cách thành ba mươi dặm.

Quân thám thính Ðại Châu hay tin lập tức chạy về báo với Hạ Duyệt .

Hạ Duyệt bàn với Trương Ðồng :

- Hàn Tín ỷ tài đem quân đến đây xâm chiếm , ta thấy lúc địch quân đường xa mới đến đánh ngay một trận là tất thắng.

Trương Ðồng khen phải, cùng với Hạ Duyệt liền điểm quân kéo thẳng đến trại Hàn Tín .

Trời trưa nóng nực bày trận xong, Hạ Duyệt sai gọi tướng Hán ra nói chuyện.

Tướng Hán là Tào Tham được tin vội phóng ngựa ra trước trận, đem một đoàn quân lão nhược , quân kỳ nghiêng ngửa, hàng ngũ lộn xộn.

Hạ Duyệt thấy thế cười lớn gọi Tào Tham nói :

- Người ta đồn Hàn Tín dụng binh rất giỏi, nay trước mặt ta, ta mới thấy đó là lời hư truyền.

Dứt lời chỉ vào mặt Tào Tham hét :

- Thằng luồn khố đâu, sao không ra đây chịu chết ? Mày là đứa vô danh tiểu tốt, đem đầu đến đây làm gì ?

Tào Tham giả cách tức giận, vểnh râu, giục ngựa xông đến đâm Hạ Duyệt một giáo.

Hai bên rước đánh. Chẳng bao lâu, Tào Tham bỏ chạy Hạ Duyệt thúc quân đuổi theo.

Bỗng có tiếng quân reo hò ầm ĩ, bên tả Quán Anh bên hữu Lưu Quán kéo quân phục xông ra một lược đón Hạ Duyệt lại. 

Tào Tham lúc bấy giờ cũng quay lại đánh. 

Hạ Duyệt hoảng vía cố gắng chống đỡ nhưng thế cô không làm sao địch nổi, vừa đánh vừa lui.

Mặt trời chen núi , binh Hán mỗi lúc một đông thêm .

 Hạ Duyệt tự nghĩ : 

- Nếu không thoát thân ắt mang tai họa .

Liền nhắm con đường trống phía chân núi Bình Sơn, kéo hơn trăm quân kỵ chạy vào.

Chạy được vài dặm , đàng sau quân Hán vẫn đuổi theo, trước mặt lại có một toán quân phục xông ra cản lại, cầm đầu là Vũ vương hầu Phàn Khoái .

Hạ Duyệt luống cuống không biết chạy đường nào, chợt thấy mé núi có ánh sáng, ngỡ đó có đường ra , liều chết xông đến, té ra đó là một hang đá.

Phàn Khoái vừa rượt đến. Hạ Duyệt bỏ ngựa bò lên đỉnh núi trốn , chẳng ngờ có một tiếng pháo nổ . Hàn Tín dẫn một toán quân hiện đến bắt sống Hạ Duyệt đem về trại.

Bấy giờ trống đã điểm canh hai, Trương Ðồng ở trong thành không thấy Hạ Duyệt về, biết Hạ Duyệt lâm nguy, toan đem binh cứu ứng, thì quân thua trận đã chạy về báo.

Trương Ðồng lập tức dẫn quân vào thành, đóng chặt bốn cửa cố thủ, không dám tính chuyện ứng cứu nữa.

Hàn Tín bắt được Hạ Duyệt đem về đại doanh hỏi :

- Hán vương đức dày, nghĩa trọng, sao chúng bay không chịu hàng phục ?

Hạ Duyệt trợn mắt hét :

- Ta muốn tranh ngôi thiên hạ, lập chí phục chư hầu, nay việc làm không xong đành chịu chết, có đâu lại hàng phục kẻ nào.

Hàn Tín giận dữ nói :

- Ðêm đã khuya rồi, chém ngươi cũng không làm hiệu lệnh trong quân được. Ta tạm giam ngươi, đợi bắt được Trương Ðồng sẽ cùng chém một thể .

Hôm sau, Hàn Tín đem quân đến chân thành .

Trương Ðồng giữ chặt cửa thành không chịu xuất quân.

Hàn Tín sai trói Hạ Duyệt triệu đến cho xem, và khuyên trong thành ra hàng.

Trương Ðồng trông thấy Hạ Duyệt, khóc lớn nói :

- Trông ngài bị bắt tôi thật đau lòng.

Hạ Duyệt ngồi trong tù xa, thét lớn :

- Dù chết củng phải giữ giử thành trì không nên vì ta mà quy hàng thằng chui khố .

Hàn Tín nổi giận truyền lôi Hạ Duyệt ra chém.

Trương Ðồng trông thấy vội kêu lên một tiếng rồi từ trên mặt thành nhảy xuống chết tươi.

Phó tướng là Vương Tồn và mưu sĩ Ðan Trung thấy hai người đã chết biết không đủ sức thủ thành bèn mở cửa ra hàng.

Hàn Tín dẫn quân vào thành chiêu an dân chúng.

Một mặt ủy thác cho Trương Tồn , Ðan Trung giữ thành, một mặt sai người tới Huỳnh Dương báo tin thắng trận .

Ðoạn kiểm binh mã tất cả hơn ba vạn thẳng đường sang đánh Triệu.

Khi tới Tỉnh Bình . Hàn Tín truyền đóng quân, và gọi Trương Nhĩ đến nói :

- Nước Triệu có hai mưu sĩ là Quảng Vũ Quân và Lý Tả Xa rất có nhiều mưu lạ, chúng ta không nên khinh chiến . Phải sai người dò xét địch tình trước đã. Nếu cứ kéo quân vào ắt bị chặn nghẽn đường vận lương, binh cơ nguy hiểm.

Trương Nhĩ nói : 

- Trần Dư tuy khéo dùng quân nhưng không biết sông biển, mặc dù Lý Tả Xa là kẻ lắm mưu chước, nhưng Trần Dư cũng không chịu dùng .

Hàn Tín nói :

- Ðành vậy nhưng phải dò xét kỹ càng. Không hiểu địch tình không làm sao thủ thắng được.

Trương Nhĩ vâng lời, sai kẻ tâm phúc giả làm khách buôn, lẻn vào thành nước Triệu nghe ngóng.

Nhờ đó, những lời bàn bạc của Thanh An Quân và Lý Tả Xa đối với Triệu vương, Hàn Tín đều rõ cả.

Một hôm, 'Triệu vương đang cùng với Thành An quân và Trần Dư bàn quốc sự, xảy được tin Hàn Tín dẫn ba mươi vạn quân sang đánh, hiện đóng nơi cửa Tỉnh Bình.

Triệu vương lập tức cho đòi Lý Tả Xa vào, để cùng đàm luận.

Tả Xa nói với Trần Dư :

- Tôi nghe nói Hàn Tín từ khi qua sông, bắt Ngụy vương, giết Hạ Duyệt thế quân rất mạnh. Quân địch đang hăng mà chúng ta dùng sức đối địch thì không thể nào thắng được. Ðường Tỉnh Bình rất hiểm, xe đi không thẳng bánh, lính đi không thể xắp hàng, như thế đường vận lương quân Hán rất khó . Túc hạ hãy cấp cho tôi ba vạn quân, tôi theo đường ra đó chẹn đường. Trong này Túc hạ cứ giữ thành không đánh, tôi tưởng không quá mười ngày quân Hán sẽ lui tức khắc .

Thành An Quân nói :

- Ðó là cái mưu trí trá. Quân ta vẫn tự xưng là quân nhân nghĩa tại sao lại dùng cải mưu trí trá ấy ? Vả lại, quân Hàn Tín tuy nói là mấy chục vạn nhưng từ xa mới đến, người ngựa mỏi mệt. Ta lấy sức thủ thắng mới làm cho chư hầu nể oai.

Thành An Quân nhất định không nghe lời Tả Xa  . Bọn thám thính hay tin ấy về báo với Hàn Tín .

Hàn Tín mừng rỡ, lập tức kéo quân sang đường Tỉnh Bình.

Khi gần đến cửa ai, trời đã nửa đêm, Hàn Tín chọn hai nghìn quân ky, giao cho mỗi người một lá cờ, bắt phải lẻn ra sau chân núi lần đến cạnh trại Trần Dư để dò xem trong trại động tĩnh lẽ nào, và dặn :

- Sáng mai, khi giao chiến với quân Triệu ta giả vờ thua bỏ chạy, quân Triệu tất bỏ thành xua quân đuổi theo. Các ngươi thừa cơ đột nhập vào thành Triệu cắm cờ Hán lên, tức khắc quân Triệu phải loạn.

Các tướng vâng lệnh, sắp đặt theo hiệu lệnh của Hàn Tín.

Trời gần sáng, Hàn Tín gọi Trưong Nhĩ , Tào Tham , Phàn Khoái đến bảo :

- Ngày nay đánh Triệu không cần dùng cơm sớn, nên truyền ba quân tạm ăn lót lòng , chừng nào phá quân Triệu xong sẽ dùng bữa cũng chẳng muộn.

Các tướng ngơ ngác nghĩ thầm :

- Nước Triệu quân tướng hùng mạnh lẽ nào lại phá gấp được như vậy ?

Tuy nhiên, không ai dám cãi lời.

Hàn Tín liền dàn quân quay lưng về phía sông, chờ địch quân.

Quân Triệu thấy thế cười sặc sụa, bảo thầm :

- Có tướng nào lại dùng binh nguy hiểm như vậy .

Hàn Tín quả là kẻ hư danh ! 

Trời đã sáng rõ . Hàn Tín kéo cờ trống làm hiệu . Trong thành, quân Triệu cũng khai thành ồ ạt kéo ra.

Hàn Tín và Trương Nhĩ đốc quân đánh được một lúc liền giả thua bỏ chạy về mé sông, quân Hán dồn về một góc

Quân Triệu thấy vây reo lên tờ mở. Rồi tiếng chiêng, tiếng trống giục vang tai, quân Triệu ùa tới đánh rất ngặt.

Bấy giờ các tướng Hán như Phàn Khoái, Tào Tham thấy thế nguy không biết làm cách nào, đành xua quân lại liều chết đánh với quân Triệu.

Trong cái thế túng cùng ấy, quân Hán liều mạng chết đánh quá hăng, quân Triệu sợ hãi không dám đến gần .

Giữa lục đó hai nghìn quân kỵ của Hàn Tm đã bố trí trong đêm tối, lẻn vào trại quân Triệu cắm toàn cờ Hán .

Quân Triệu đang đánh với quân Hán nhìn lại thấy doanh trại mình đều có địch kỳ , ngỡ là quân Hán đã phá được Triệu, mạnh ai nấy bỏ chạy. Trần Dư tuốt gươm chém chết mấy tên, nhưng cũng không làm sao cản lại nổi .

Quân Hán thừa thế đuổi đánh quân Triệu một hồi rồi kéo thẳng vào thành bắt sống vua Triệu và chiêu an bá tánh.

Các tướng đều hỏi Hàn Tín :

- Theo binh pháp, bày trận quay lưng về mé sông là việc tối kỵ , sao Nguyên soái lại bố trì trận vừa rồi như thế ?

Hàn Tín nói :

- Dùng thủy bối cũng là theo binh pháp. Binh pháp có nói : "Ðưa vào chỗ chết thì mới sống, đặt vào chỗ mất thì mới còn". Trong cái nguy hiểm, ai không dốc lòng bảo vệ mạng sống của mình.

Các tướng đều phục thầm. Rồi đó Hàn Tín sai đi tìm bắt các tướng Triệu.

Các tướng dẫn quân tủa ra khắp nơi bắt được Lý Tả Xa dẫn về, còn Thành An Quân thì đã chết trong đám loạn quân rồi.

Hàn Tín trông thấy Lý Tả Xa mừng rỡ, vội bước đến mở trói, mời ngồi, và hỏi :

- Bây giờ tôi muốn sang Bắc đánh nước Yên, sang sông đánh nước Tề, phải làm cách nào mới thành công ?

Lý Tả Xa nói :

- Kẻ đại phu nước đã mất thì không thể.bàn đến việc giữ nước, viên tướng đã bị thua không thể nào nói mạnh.

Hàn Tín nói :

- Bá Lý Hề ở nước Ngu mà nước Ngu mất, sang nước Tần, nước Tần dựng lên nghiệp bá. Có phải là ông ta người ở nước Ngu mà không ở nước Tần đâu. Ðó chẳng qua một đàng biết dùng, một đàng không biết dùng vậy. Nếu Thành An Quân chịu dùng kế của ông thì nay tôi đã bị bắt rồi, có đâu ngồi hầu chuyện với ông được.

Tiếp đó Hàn Tín lại dùng lời tâng bốc Lý Tả Xa, coi Lý Tả Xa như bậc thầy vậy.

Lý Tả Xa nói :

- Tôi nghe nói kẻ khôn nghĩ một nghìn điều ắt nghĩ một điều lầm, người ngu nghĩ một nghìn điều ắt có một điều phải. Bởi vậy, dẫu lời nói của kẻ ngông cuồng, thánh nhân cũng đem ra mà lựa chọn. Kế của tôi chưa chắc đã dùng được , tuy nhiên tướng quân đã gạn hỏi không lẽ tôi chẳng giải bầy. Tướng quân bắt Ngụy Báo, giết Hạ Duyệt, cả đến Thành An Quân là người có mưu lược, chỉ một trận, tướng quân hạ được cửa Tỉnh Bình, phá được hai mươi vạn quân Triệu, khiến cho khắp thiên hạ ai cũng nghe danh. Ðó là chỗ sở trường của tưởng quân. Nhưng bây giờ, quân sĩ đang mỏi mệt, nếu kéo binh sang đánh Yên, trong lúc đó nước Yên đang mạnh mẽ, tôi tưởng đó là điểm yếu của tướng quân đó. Người dụng binh giỏi không khi nào đem cái nhược điểm của mình đối chọi với ưu thế của kẻ khác.

Hàn Tín hỏi vội ?

- Theo ý Tiên sinh thì nên thế nào ?

Lý Tả Xa nói :

- Cái kế của tướng quân bây giờ không gì bằng cho quân lính nghỉ ngơi, bồi bổ thực lực. Lấy uy danh của mình đem phủ dụ Yên, Tề. Tôi tưởng tướng quân không kéo binh tới, Yên, Tề mới sợ.

Hàn Tín nói :

- Vâng, lời dạy của Tiên sinh rất hay, tôi xin lấy kế đó làm lòng.

Liền viết một bức thư sai Tùy Hà làm sứ, sang nước Yên, còn mình vẫn đóng quân nơi nước Triệu.

 

Nước Yên từ khi nghe Hàn Tín phá Triệu, chém Thành An Quân, dân chúng nhốn nháo không an. Vua

Yên thấy vậy rất lo lắng, đòi mưu sĩ Khoái Văn Thông vào nghĩ kế.  

Văn Thông nói :

- Thế quân Hàn Tín tuy mạnh nhưng chinh chiến đã lâu ngày ắt mỏi mệt. Hiện nay Hàn Tín đóng quân nơi nước Triệu, sớm tối sẽ cho người mang thư đến dụ hàng.

Nếu có người đến, xin Ðại vương chớ nhận lời vội, để tôi sang Triệu dò xét địch tình rồi sẽ liệu.

Yên vương nhận lời. Quả nhiên, chẳng bao lâu Tùy Hà mang thư đến.

Vua Yên xem thư xong, truyền đặt tiệc khoản đãi, rồi phái Văn Thông sang Triệu dò la mình hình quân Hán .

Hết Hồi 29  -  Hán Sở Tranh Hùng    -  Mộng Bình Sơn dịch
Xem Hồi 30